Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm trọng tâm trong chương trình Sử 9. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Sử 9 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Lịch sử 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
I. Câu hỏi tự luận thi giữa kì 2 Sử 9
1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 9 năm 2021 – 2022
– Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng ?
– Đại hội Đại biểu lần thứ I của Đảng cộng sản Đông Dương diễn ra ở đâu?
– Con đường cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn là gì ?
– Ý nghĩa của việc thành lập Đảng ? ( Trả lời cụ thể)
– Vì sao nói Đảng ra đời là nhân tố cơ bản đầu tiên cho thắng lợi của Cách mạng Việt Nam ?
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân
– Chủ trương của Đảng ta trong việc đối phó với quân Tưởng ?
– Để đẩy lùi nạn đói biện pháp nào là quan trọng nhất ?
– Khó khăn nghiêm trọng nhất với nước ta sau Cách mạng Tháng 8 ?
– Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của Cách mạng nước ta sau Cách mạng Tháng 8 ?
– Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp ?
– Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ có lợi thực tế cho ta ?
3. Những thắng lợi quân sự lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
– Chiến dịch biên giới Thu đông 1950
+ Trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất ?
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch biên giới ?
– Chiến dịch Điện Biên phủ 1954 :
+ Âm mưu của Pháp – Mỹ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ ?
+ Vì sao ta chọn Điện Biên phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên phủ ?
II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 2 Lịch sử 9
Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?
A. Sài Gòn.B. Hương Cảng (Trung Quốc)C. Moskva (Nga)D. Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 2: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do
A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.C. Tổng bộ Hội cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.
Câu 3: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 4: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.
Câu 5: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thờiD. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 6: Có tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng.B. An Nam Cộng sản đảng.C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Câu 7: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) đã thống nhất đặt tên Đảng là gì?
A. Đông Dương Cộng sản ĐảngB. Đảng Lao động Việt NamC. Đảng Cộng sản Việt NamD. Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 8: Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Việt Nam Quang phục hội.B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.C. Việt Nam Quốc dân đảng.D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 10: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?
A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt NamB. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.
Câu 11: Tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) có đại biểu của?
A. Đông Dương Cộng sản ĐảngB. An Nam Cộng sản ĐảngC. Đông Dương Cộng sản Liên ĐoànD. Câu a và b đều đúng
Câu 12: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc.B. Hồ Tùng Mậu.C. Trịnh Đình Cửu.D. Trần Phú.
Câu 13: Đâu không phải là hạn chế trong Luận cương chính trị của Trần Phú?
A. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, địa chủ dân tộc.C. Chưa xác định rõ kẻ thù của dân tộc.D. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản
Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là
A. Luân cương chính trị.B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
Câu 15: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCNB. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.D. a và b đúng
Câu 16: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.D. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương giữa kì 2 Sử 9
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục, Lớp 9