Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước
Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước
Bạn đang xem: Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước
I. Dàn ý đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước (Chuẩn)
1. Mở đoạn
Giới thiệu về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải về mùa xuân của đất nước được thể hiện qua khổ 2.
2. Thân đoạn
* Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:– “Người ra đồng” và “người cầm súng” ở đây chỉ hai lực lượng chiến đấu và lao động sản xuất.- Hình ảnh “lộc” mang ý nghĩa biểu tượng, đó không chỉ là lộc non tươi tốt của cây cối, là màu lá ngụy trang mà còn là những thành quả trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước.- Các từ láy “hối hả”, “xôn xao” đã gợi ra không khí khẩn trương, hối hả và niềm vui rạo rực trong lòng người.
* Niềm tin của tác giả vào tương lai tươi sáng của đất nước:– Phép so sánh “Đất nước như vì sao” đã thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai sáng lạn, trường tồn của đất nước, đó là một tươi lai hòa bình, phát triển “cứ đi lên phía trước”.→ Khổ thơ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân đất nước mà còn thể hiện tình yêu, sự tự hào của nhà thơ với đất nước.
3. Kết đoạn
Rút ra kết luận chung
II. Bài văn mẫu Đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước
1. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, mẫu 1 (Chuẩn)
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang dưỡng bệnh tại quê nhà. Bài thơ không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp của xứ Huế mà còn thể hiện được sự rung động của nhà thơ trước vẻ đẹp đất nước. Hình ảnh “lộc” mang ý nghĩa biểu tượng, đó không chỉ là lộc non tươi tốt của cây cối khi mùa xuân về mà còn là những thành quả đáng tự hào trong công cuộc chiến đấu, lao động sản xuất của nhân dân ta. “Người ra đồng” và “người cầm súng” ở đây chỉ hai lực lượng chiến đấu và lao động sản xuất. Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ đều góp phần sức lực của mình vào công cuộc xây dựng, phát triển chung. Những người ra đồng lao động sản xuất để kiến thiết cho đất nước, người cầm súng ra trận để đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước. Các từ láy “hối hả”, “xôn xao” đã gợi ra không khí khẩn trương, hối hả và niềm vui rạo rực trong lòng người. Phép so sánh “Đất nước như vì sao” đã thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai sáng lạn, trường tồn của đất nước, đó là một tươi lai hòa bình, phát triển “cứ đi lên phía trước”. Khổ thơ không chỉ tái hiện vẻ đẹp của mùa xuân đất nước mà còn thể hiện tình yêu, sự tự hào của nhà thơ với đất nước.
2. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, mẫu 2 (Chuẩn)
Sau những cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, ngòi bút của nhà thơ Thanh Hải đã từng nét phác họa bức tranh mùa xuân của đất nước. Khung cảnh mùa xuân của đất nước được nhà thơ tái hiện thông qua hai hình ảnh “lộc” giàu ý nghĩa biểu tượng và hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng. “Lộc” ở đây không chỉ gợi ra sức sống căng tràn của những lộc non trên cây cối mà còn gợi liên tưởng đến thành quả của công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. “người cầm súng” cùng hình ảnh “lộc giắt đầy quanh lưng” gợi ra hình dung về những người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang trên lưng. “Người ra đồng” lại gắn với hình ảnh “lộ trải dài nương mạ” lại mở ra khung cảnh lao động của những người nông dân trên những cánh đồng rộng lớn, tươi tốt. Điệp từ “tất cả” gợi ra sự chung sức, đồng lòng. Những từ láy “hối hả”, “xôn xao” không chỉ làm cho nhịp thơ trở nên gấp gáp mà còn mở ra một nhịp sống hối hả, khẩn trương của con người trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Nhà thơ Thanh Hải đã dựng lên bức tranh đầy sống động về mùa xuân của đất nước, qua đó thể hiện được tình yêu, sự gắn bó của nhà thơ với cuộc đời, với công cuộc xây dựng chung của đất nước.
3. Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, mẫu 3 (Chuẩn)
Mùa xuân nho nhỏ là tình yêu tha thiết, chân thành của nhà thơ Thanh Hải dành cho đất nước, cuộc đời. Đặc biệt, trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân của đất nước đầy sống động, sắc nét. Mùa xuân của đất nước được nhà thơ Thanh Hải cảm nhận và tái hiện thông qua hai hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”. Đó là những người chiến sĩ cầm súng ra trận để bảo vệ đất nước và những người nông dân miệt mài trong công cuộc lao động sản xuất. Câu thơ gợi nhắc về hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước ta trong những năm ấy, đó là bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước. Điệp từ “mùa xuân” không chỉ gợi liên tưởng đến khung cảnh mùa xuân tươi đẹp mà còn mở ra khí thế đầy sôi nổi, tràn đầy niềm tin và sức sống của con người và đất nước Việt Nam sau chiến tranh. Hình ảnh “lộc” gợi nhiều liên tưởng thú vị, đó là mầm non tươi tốt của cây cối, là màu lá ngụy trang, đó cũng là những thành quả đáng tự hào của quân và dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua việc tái hiện hình ảnh, sức sống căng tràn của mùa xuân đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ được tình yêu đất nước và niềm tự hào trước những thành quả xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
——————HẾT——————
Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống. Tìm hiểu thêm những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh Viết đoạn văn cảm nhận về cảm xúc của tác giả Thanh Hải về mùa xuân của đất nước, các em không nên bỏ qua: Viết đoạn văn cảm nhận về suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ, Sơ đồ tư duy Mùa xuân nho nhỏ, Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải trong khổ 4, 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục