Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết bao gồm 10 đoạn văn mẫu do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết và hoàn thành tốt bài tập một cách xuất sắc nhất.
Đề bài: Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết
Hướng dẫn viết đoạn văn giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết
– Nếu là một tấm gương có thật trong cuộc sống cần đảm bảo các thông tin: họ, tên, năm sinh, quê quán; công việc, hoạt động chính của nhân vật; hoàn cảnh hi sinh. Có thể tìm các thông tin trên qua sách báo hoặc internet.
– Nếu là một nhân vật trong tác phẩm văn học cần đảm bảo các thông tin: tên nhân vật, tác phẩm, nhà văn; đặc điểm tính cách nhân vật; hoàn cảnh hi sinh.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 1
Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu – những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với nụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 2
Lê Văn Tám là một thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 3
Anh Lê Văn Tám sinh năm 1932, trong gia đình có thể coi là nghèo khó nhất của Sài Gòn thời bấy giờ. Cuộc sống của anh hàng ngày không phải được đi học mà phải lang thang trên những con đường bán kẹo, bán lạc rang, đánh giày, … để kiếm sống. Vào năm mười ba tuổi, anh đã nảy ra ý định phải diệt kho xăng đạn của kẻ thù. Anh đã anh dũng hi sinh và trở thành biểu tượng “em bé đuốc sống”, vang danh dân tộc Việt về sự dũng cảm của mình.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 4
Người thiếu niên dũng cảm mà em biết đó chính là Lê Văn Tám. Anh được biết đến với một chiến tích vô cùng anh dũng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lê Văn Tám đã tham gia lực lượng kháng chiến. Anh đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Hành động đó đã thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của nhân dân Việt Nam để giành lại độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Lê Văn Tám chính là một tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm, cùng như lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 5
Một thiếu niên dũng cảm mà em biết là Trần Quốc Toản. Em đã từng đọc được một câu chuyện rất thú vị. Khi vua Trần Nhân Tông mở hội, cùng các quan bàn chuyện chống quân Nguyên. Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không cho vào dự. Ông cảm thấy tức giận mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay. Câu chuyện về Trần Quốc Toản đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của một vị anh hùng dân tộc. Có thể nói rằng Trần Quốc Toản chính là một tấm gương để em học hỏi, noi theo.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 6
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh. Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 7
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 8
Vị thiếu niên dũng cảm mà em rất ngưỡng mộ là Kim Đồng. Anh là người dân tộc Nùng. Anh là một trong năm thành viên đầu tiên, cũng như là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc. Kim Đồng đã cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần nọ, khi các cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp tới, anh đã nhanh trí đánh lạc hướng chúng, đồng thời phát tín hiệu cho cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh. Năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Anh là một tấm gương sáng ngời để em học tập.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 9
Vừ A Dính (1934 – 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh, bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 10
Chị Võ Thị Sáu là nữ du kích dũng cảm, can trường đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Dù chị đã đi xa nhưng trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam, chị vẫn còn sống mãi. Mọi người gọi chị với cái tên thân thương “Chị Sáu” để thể hiện niền tiếc thương, yêu quý, trân trọng người Anh hùng tuổi nhỏ của lực lượng vũ trang nhân dân. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được, bị đày ra Côn Đảo và xử tử hình. Hình ảnh người con gái dũng cảm, không sợ cái chết, vẫn cười vui và cất lên tiếng hát trên pháp trường mãi là bình ảnh bất tử, tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc Việt Nam.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 11
Chị Võ Thị Sáu (1933 – 1952) là một người em rất ngưỡng mộ. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Vào tháng 5 năm 1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị đày ra Côn Đảo, bị xử tử. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm và tinh thần yêu nước.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 12
Anh Kim Đồng sinh năm 1929 tại Cao Bằng, tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng. Từ khi 12 tuổi, anh đã là chiến sĩ liên lạc: đưa đón cán bộ cách mạng và chuyển thư từ. Năm 1943, để bảo vệ cán bộ, anh đã đánh lạc hướng quân Pháp và hi sinh anh dũng
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 13
Ga-vơ-rốt (Gavroche) là một nhân vật trong tiểu thuyết Những người khổng khổ của nhà văn Pháp V. Huy-gô (V. Hugo). Đó là một chú bé nghèo khổ nhưng rất thông minh, nhân hậu, hóm hỉnh và dũng cảm. Ga-vơ-rốt đã hi sinh khi tình nguyện thu nhặt đạn để giúp cho nghĩa quân chiến đấu.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 14
Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu – những người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với vụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 15
Phan Đình Giót sinh năm 1922, tại làng Vĩnh Yên (nay là thôn 8), xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Cách mạng tháng Tám thành công, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong trận chiến tại Him Lam năm 1954, anh đã lấy thân mình lấp lô cốt của địch để quân ta tiến lên. Bị thương và mất máu quá nhiều, anh hy sinh và được tổ quốc ghi công, được trao tặng Huân chương Quân công hạng nhì.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 16
Lê Văn Tám là một thiếu niên anh hùng trong thời kì chiến tranh Đông Dương của Việt Nam. Cậu được biết đến với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho đạn của quân Pháp. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng – tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 17
Lượm là nhân vật trong thơ của nhà thơ Tố Hữu, là một tấm gương thiếu niên dũng cảm. Cũng có một tấm gương thiếu niên dũng cảm trong lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản với câu chuyện bóp nát quả cam, dù tuổi đời còn trẻ nhưng nguyện đánh giặc bảo vệ nước nhà.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 18
Lý Tự Trọng sinh ra và lớn lên tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan, nhưng anh lại cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Anh là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ. Mười tuổi, anh được gửi đi học tại Trung Quốc, sau khi trở về, anh hoạt động Cách mạng và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1931, khi mới mười sáu tuổi, anh bắn chết tên mật thám Le Grand trong một cuộc mít tinh. Ngay sau đó, anh bị giặc Mỹ bắt và kết án tử hình. Dù bị bắt và kết án tử khi chưa đủ mười bảy tuổi, nhưng Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang lý luận, bảo vệ tư tưởng của mình. Trước khi chết, anh còn hô to hai chữ: “Việt Nam! Việt Nam!”.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 19
Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam luôn có những thiếu niên dũng cảm. Ta đã được học về nhân vật Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu. Song ngoài cuộc sống vẫn còn những tấm gương về thiếu niên dũng cảm mà điển hình là Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản.
Viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết – Mẫu 20
Hồ Văn Mên sinh năm 1953, tại ấp Thạnh Lộc, xã An Thạnh, huyện Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé cũ (nay là phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương), trong một gia đình nghèo, mồ côi mẹ năm 13 tuổi. Sau 3 năm làm cách mạng từ tuổi 13-14, anh đã tham gia 7 trận đánh lớn nhỏ và diệt được 79 tên giặc cùng nhiều xe cơ giới của địch. Trận đánh nổi tiếng nhất là trận diệt 59 tên sĩ quan, lính ngụy ở sòng bạc Phú Văn. Trong cuộc đời chiến đấu gan dạ, dũng cảm với địch, Hồ Văn Mên được khen tặng 9 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ và Dũng sĩ diệt xe cơ giới cấp ưu tú.
***********
Trên đây là 20 đoạn văn mẫu viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết ngắn gọn, hay nhất do thầy cô biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình một cách xuất sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục