Đề bài: Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu
Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu
Bạn đang xem: Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu
1. Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu, mẫu số 1:
Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,….Vì vậy, cần tỉnh táo khi dùng mạng xã hội, nó là con dao hai lưỡi với tất cả mọi người.
2. Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu, mẫu số 2:
Giới trẻ hiện nay dùng mạng xã hội khá phổ biến. Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà nó mang lại như trao đổi học tập, giúp mọi người kết nối dễ dàng hơn, phát triển kinh tế bằng những hình thức bán hàng online, làm CTV,….Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó cũng không thể không nhắc đến. Nhiều bạn trẻ vì quá sa đà vào mạng xã hội, live stream, post ảnh, lướt Facebook ,…mà bỏ bê việc học tập. Một số khác dùng mạng xã hội thiếu tỉnh táo mà chia sẻ những thông tin sai lệch, viết những status gây hoang mang dư luận, tham chí là khích bác, chửi bới nhau trên mạng,…dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trước thực tế đó, cần phải có những chính sách, quy định thiết thực về an ninh mạng, đồng thời, mỗi người trẻ phải tự ý thức, biết sắp xếp thời gian hợp lý. Hãy tận dụng hữu ích của mạng xã hội, đừng để nó ăn mòn trí tuệ, thời gian và sức khoẻ của chính mình.
3. Viết 1 đoạn văn trình bày quan điểm về việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Trong đó có sử dụng cụm C-V mở rộng câu, mẫu số 3:
Mạng xã hội góp phần mình vào việc phục vụ nhu cầu của con người. Nhiều học sinh hiện nay tận dụng được vài trò của nó để học tập, trao đổi những thông tin hữu ích, cùng nhau lập nên những group học văn, học toán, học tiếng anh,…hoạt động hiệu quả. Nhiều bạn nhanh nhạy hơn còn đăng các video chia sẻ kinh nghiệm học tập, thi cử của mình vừa giúp đỡ nhiều bạn khác lại vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Mạng xã hội cũng giúp học sinh giải trí sau những giờ học căng thẳng, đăng những bức ảnh đẹp lưu giữ kỉ niệm học trò, bày tỏ những tâm tư, cảm xúc của bản thân…..Tuy nhiên, mặt trái của mạng xã hội cũng rất lớn. Nhiều bạn học sinh vì quá ham mê mà bỏ toàn bộ thời gian vào nó chỉ để lướt Facebook trong vô định, đọc những thông tin tiêu cực, chưa được kiểm chứng, bỏ bê học tập…việc học ngày một sụt giảm. Nhiều bạn còn vì chửi mắng nhau trên mạng xã hội mà đánh nhau, gây thù với nhau. Một số khác lại chia sẻ những thông tin tiêu cực, gây hoang mang,….Những tác dụng ngược của mạng xã hội ấy đang là vấn đề quan ngại. Vì vậy, mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, biết phát huy mặt tích cực, tránh xa những tiêu cực mà nó gây ra. Hãy tỉnh táo khi dùng mạng xã hội.
Ngày nay mạng xã hội không chỉ là phương tiện truyền tải những thông tin mà còn là nơi kết bạn, sẻ chia giữa con người với con người. Để có thêm những thông tin đặc sắc về mạng xã hội, bên cạnh 3 đoạn văn ngắn trên đây, các em không nên bỏ qua: Viết đoạn văn theo phép diễn dịch hoặc quy nạp về tác hại của mạng xã hội Facebook, Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay, Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay, Nghị luận xã hội Hiện tượng nghiện Internet trong thanh niên, học sinh ngày nay.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục