Chắc hẳn bạn cũng từng nghe qua mã định danh, vậy bạn có thật sự nắm rõ mã định danh cá nhân là gì? Mã định danh cá nhân được dùng để làm gì? Mã định danh cá nhân có khác gì so với Căn cước công dân gắn chip hay không? Cách tra cứu mã định danh cá nhân như thế nào? Mã định danh xin ở đâu? Thẻ định danh điện tử là gì? Tài khoản định danh điện tử dùng để làm gì? Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử ra sao? Trong bài viết dưới đây mình sẽ thông tin chi tiết về mã định danh cá nhân và cách tra cứu mã định danh cá nhân bằng điện thoại hay máy tính cực đơn giản. Bắt đầu thôi nào.
Mã định danh là gì?
Mã định danh cá nhân hay còn gọi là số định danh các nhân là sổ thẻ Căn cước công dân (12 số), được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác.
Mã số này được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Mã định danh là dãy số xác định nhân thân của mỗi công dân do Bộ Công an cấp. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.
Số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân, số của Căn cước công dân cũng chính là mã định danh cá nhân.
Thời điểm cấp số định danh cá nhân
Công dân được cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh.
Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngoài ra, trường hợp đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh.
Cấu trúc và ý nghĩa của số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm:
– 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
– 3 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh.
– 6 số còn lại là các số ngẫu nhiên
Cụ thể, Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn:
– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh có các số từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
– Mã thế kỷ sinh, mã giới tính: Là số tương ứng với thể kỷ công dân được sinh ra và giới tính, trong đó:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Thủ tục cấp số định danh cá nhân
Đối với công dân đăng ký khai sinh:
+ Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật).
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ nêu trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; Cấp số định danh cá nhân.
Trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh
– Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
– Trường hợp đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho sau khi công dân đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.
– Cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 18 Nghị định 137/2015/NĐ-CP.
Số định danh cá nhân có từ năm nào?
Sau khi Luật Hộ tịch 2014, Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam thông qua:
– Đăng ký khai sinh cho trẻ em mới sinh: Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh và đây cũng chính là số thẻ Căn cước công dân của người đó sau này (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).
– Cấp thẻ Căn cước công dân: Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân (khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân).
Mã số định danh cá nhân sẽ có thể được dùng thay cho mã số thuế
Cụ thể, theo Khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
Khi mã số định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ dân cư thì sử dụng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.
Như vậy, theo quy định này, công dân có thể dùng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế…
Hủy số định danh cá nhân
Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân;
Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
Trả lời một số câu hỏi liên quan đến mã (số) định danh cá nhân
Sử dụng số định danh cá nhan làm thẻ ngân hàng
Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có các yêu cầu, điều kiện mở thẻ khác nhau. Với khách hàng từ đủ 18 tuổi khi có các giấy tờ nhân thân chứa mã định danh cá nhân sẽ được làm thẻ ngân hàng
Sử dụng số định danh cá nhân đi máy bay
Các giấy tờ bắt buộc phải có khi đi máy bay có thể là giấy tờ có chứa mã định danh cá nhân như CCCD, CMND 12 số hoặc Giấy khai sinh (với trẻ dưới 14 tuổi).
Số định danh cá nhân có phải số thẻ Căn cước công dân?
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Số thẻ Căn cước công dân mã vạch, gắn chip đều gồm 12 số và chính là số định danh cá nhân.
Trong đó:
– 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
– 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;
– 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
Tra cứu số định danh cá nhân của trẻ em
Bất cứ ai cũng có mã định danh cá nhân, kể cả trẻ sơ sinh. Như vậy, mỗi công dân đều có mã định danh cá nhân trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi công dân đủ 14 tuổi, đủ tuổi làm Căn cước công dân thì mã này chính là số căn cước công dân, dưới 14 tuổi là mã định danh cá nhân.
Mã số định danh cá nhân cho trẻ em được in trực tiếp trên giấy khai sinh. Nếu không thể tìm thấy mã định danh cá nhân của trẻ trên giấy khai sinh, có thể liên hệ công an khu vực nơi mà đã đăng ký giấy khai sinh cho trẻ để được hỗ trợ cấp mã số này.
Người dân hay phụ huynh học sinh nếu muốn nhận thông tin mã định danh cho học sinh cần liên hệ công an cấp xã, phường nơi đăng ký địa chỉ thường trú của học sinh.
Khi đi lấy mã số định danh cá nhân cho học sinh, phụ huynh cần mang theo sổ hộ khẩu và giấy khai sinh của con.
Học sinh đăng ký thường trú ở các tỉnh, thành khác nhưng có đăng ký tạm trú tại TPHCM và TP Hà Nội có thể liên hệ công an xã, phường nơi tạm trú để được hỗ trợ tra cứu và thông báo mã định danh cá nhân. Cần liên hệ trước ít nhất 2 ngày làm việc để công an nơi tạm trú liên hệ với công an nơi thường trú và cung cấp, thông tin lại.
Điều 14, Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an cấp mã số định danh cá nhân khi:
– Đăng ký giấy khai sinh.
– Làm CCCD nếu đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân hoặc trường hợp công dân đang sử dụng CMND 9 số chuyển sang đăng ký CCCD.
Lấy mã số định danh cá nhân ở đâu?
Công dân có thể tham khảo cách lấy mã số định danh cá nhân dưới đây:
– Tra cứu trên Căn cước công dân
Áp dụng đối với công dân đã có Căn cước công dân và mã số định danh chính là dãy 12 số trên Căn cước công dân.
– Tra cứu trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Áp dụng với công dân chưa có Căn cước công dân và thực hiện trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Cách tra cứu mã định danh cá nhân
Tra cứu mã định danh cá nhân trên Căn cước công dân
Đối với những người đã có căn cước công dân thì mã số định danh cá nhân chính là dãy số gồm 12 số trên Căn cước công dân. Đối với trường hợp này bạn sẽ dễ dàng có thể tra cứu được mã số định danh cá nhân của bạn và con em trong gia đình trên 15 tuổi, tuy nhiên đối với trường hợp muốn tìm mã số định danh cá nhân cho trẻ em bạn phải cần làm nhiều hơn một vài bước khác nữa. Theo dõi ngay bên dưới nha.
Tra cứu mã định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Đối với những người chưa có căn cước công dân thì bạn có thể tra cứu xem mã định danh cá nhân của mình trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ triển khai. Chỉ với một vài thao tác đơn giản bạn đã có thể biết được mã định danh cá nhân của mình dù chưa có CCCD gắn chip.
Các bước đăng ký tài khoản định danh điện tử
Thông tin cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân từ ngày 25/2. Theo đó Bộ Công an cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân. Mã định danh xin ở đâu luôn là câu hỏi của nhiều người.
Chính vì vậy, người dân đã có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử nhanh chóng với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng khi đến cơ quan làm CCCD gắn chip. Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết cách đăng ký tài khoản định danh điện tử, mã định danh cá nhân của mình thì hãy theo dõi ngay các bước sau đây nhé.
Bước 1: Công dân khi đến cơ quan đăng ký làn CCCD gắn chip sẽ thông báo với cán về việc làm hồ sơ xin cấp tài khoản định danh điện tử và tiến hành cung cấp các thông tin dưới đây: số điện thoại, email, các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu có).
Lưu ý: Nếu đăng ký tích hợp giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… phải mang theo giấy tờ gốc để đối chiếu.
Bước 2: Công dân thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
Bước 3: Cán bộ tiếp tục xử lý hồ sơ để cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip theo đúng quy trình cấp CCCD.
Video về mã định danh là gì
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp đến các bạn các thông tin liên quan đến mã định danh, mong rằng các bạn nắm được thông tin để thực hiện việc làm căn cước công dân theo đúng quy định.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp