Vật lý 7 bài 23: Tác dụng Từ, tác dụng Hóa học và tác dụng Sinh lý của dòng điện. Trong bài học trước các em đã được biết đến tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Tiếp theo trong bài này các em sẽ biết thêm về tác dụng Từ, tác dụng Hóa học và tác dụng Sinh lý của dòng điện.
Vậy tác dụng Từ, tác dụng Hóa học và Tác dụng Sinh lý của dòng điện thể hiện như thế nào? Tác dụng Hóa học của dòng điện được ứng dụng để làm gì trong thực tế? Tác dụng sinh lý của dòng điện có lợi hay có hại? chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
I. Tác dụng từ của dòng điện
* Tính chất từ của nam châm
• Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
• Mỗi nam châm có 2 từ cực. Nam châm có khả năng làm quay kim nam châm.
* Nam châm điện
– Dùng dây dẫn mảnh có vỏ cách điện quấn nhiều vòng quanh 1 lõi sắt non, ta có một cuộn dây. Nối 2 đầu cuộn dây này với nguồn điện và công tác như hình 23.1 ta được 1 nam châm điện.
* Câu C1 trang 63 SGK Vật Lý 7: a) Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẩu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng.
b) Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết, có gì khác nhau xảy ra với 2 cực của kim nam châm.
° Trả lời: a) Khi công tắc đóng, cuộn dây hút đinh sắt nhỏ. Khi ngắt công tắc, đinh sắt nhỏ rơi ra.
b) Đưa một kim nam châm lại gần một cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của kim nam châm bị hút, cực kia bị đẩy. Khi đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì nay bị đẩy và ngược lại.
⇒ Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
2. Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm hoặc hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Hy vọng với bài viết Tác dụng Từ, tác dụng Hóa học và tác dụng Sinh lý của dòng điện ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Ngô Thì Nhậm ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục