TOP 10 Lời bình mâm cỗ Trung thu 2022 hay, độc đáo sẽ giúp các bạn tham khảo để trình bày sản phẩm của mình thật ấn tượng, để lại cảm tình sâu sắc trong lòng ban giám khảo và mọi người tham dự.
Với những mẫu lời bình mâm cỗ Trung thu chủ đề Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, Soi bước em đi, Hồn Việt, Sự đoàn tụ, hòa hợp, Mâm cỗ Phượng Hoàng, Mái ấm gia đình sẽ giúp các em dễ dàng đạt được kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm mẫu tiểu phẩm, những câu đố vui để tổ chức Đêm hội Trăng rằm 2022 thật vui tươi, sôi động.
Bạn đang xem: Lời bình mâm cỗ Trung thu 2022 Cách viết & 10 mẫu thuyết minh mâm cỗ Trung thu
Lời bình 1: Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ
Chúng em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng đến ngắm nhìn mâm cỗ của khối tiểu học chúng em.
Thu đã về trong cái háo hức của chúng em chờ tới ngày trung thu, thu về trong niềm vui đoàn viên với mâm cỗ trông trăng mang đầy ý nghĩa và kỉ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Từ trên cao ông trăng tròn sáng tỏ như đang mỉm cười chia vui với mâm cỗ của chúng em với mâm ngũ quả được chăm chút đủ sắc hương. Nải chuối chín vàng no đủ, hồng đỏ mang hi vọng, trái dứa mang ước nguyện nảy nở, sinh sôi. Lựu ngọt ngào, may mắn và đặc biệt không thể thiếu trái bưởi mát lành. Bên cạnh đó không thể thiếu được là các loại bánh nướng bánh dẻo truyền thống ngọt ngào như tình yêu thương của tất cả mọi người dành cho tuổi thơ của chúng em. Trang trọng phía trên mâm cỗ là hình ảnh bác hồ kính yêu đang mỉm cười như muốn gởi gắm biết bao tình yêu thương cho các cháu thiếu niên nhi đồng, bên cạnh là các món đồ chơi dân gian thể hiện ý thức đề cao truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam cởi mở, nhân hậu, mến khách.
Mâm cỗ đã được tay mẹ, tay cô khéo léo bày biện thể hiện tình thương yêu vô bờ bến đối với chúng em. Vì thế, tình cảm thầy trò, tình yêu gia đình lại càng khăng khít gắn bó mỗi dịp thu về. Chúng em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với tất cả tình cảm của cha mẹ thầy cô đã dành cho chúng em.
Cuối cùng cho phép em được thay mặt các bạn học sinh kính chúc các các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và có một tết trung thu vui vẻ, đầy ý nghĩa. Em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng ở lại phá cỗ chung vui với chúng em.
Lời bình 2: Soi bước em đi
Kính thưa các vị đại biểu Kính thưa Ban giám khảo,các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!
Vậy là một cái tết trung thu vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập hầu khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Vào ngày tết đặc biệt này, bắt nguồn từ truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga, tết trung thu tết không thể thiếu được mâm cỗ trông trăng – được xem là một vật phẩm để tỏ lòng đến chú Cuội và chị Hằng đã mang ánh sáng dịu dàng cho trần thế, tôn thêm sắc màu đêm trung thu, sau đây em xin thay mặt cho các bạn lớp…. trình bày ý tưởng về mâm cỗ của mình.
Lấy tên chủ đề là: ”Soi bước em đi”, mâm cỗ của chúng em được trình bày và trang trí theo khung cảnh của làng que Việt Nam vào đêm trung thu. Để làm bật nên nét thân thuộc cho khung cảnh này, chúng em lấy hình ảnh của một cây tre tượng trưng cho hình ảnh đất nước Việt Nam xanh tươi và cũng là tượng trưng cho vòng tay ấm áp tình yêu thương của các thầy cô đã dành cho chúng em. Và bên cạnh là hình ảnh đàn gà con được tạo bởi những quả hồng, tượng trưng cho hình ảnh non nớt của chúng em đang quây quần bên thầy cô như một đại gia đình ấm cúng tràn đầy hạnh phúc.
Gắn liền với cây tre là hình ảnh ánh trăng vằng vặc của mùa thu, đó luôn được coi là một biểu tượng cho những gì vẹn toàn và tốt đẹp nhất. Còn đây là hình ảnh con công tượng trưng cho chị Hằng Nga xinh đẹp dịu dàng như ánh trăng rằm mùa thu. bên này là bông hoa 5 cánh được tỉa một cách khéo léo từ những quả táo và quả đào. 5 cánh hoa tượng trưng cho 5 điều Bác Hồ dạy mà chúng em luôn khắc ghi và phấn đấu thực hiện, chúng em xin hứa luôn luôn làm theo lời Bác đã dạy.
Các bạn biết không Trung thu năm nay như càng vui hơn, trăng tháng tám như tròn hơn, sáng hơn bởi hôm nay chúng ta nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của các quý vị đại biểu và đó chính là nguồn lực giúp chúng chúng ta phấn đấu nhiều hơn nữa.
Chúng em những học sinh lớp….. trường tiểu học….. xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của các quý thầy cô, lãnh đạo đã giúp đỡ, dìu dắt chúng em hôm nay để ngày mai chúng em trở thành những người công dân tốt của đất nước.
Lời bình 3: Hồn Việt
Đây là bài thuyết minh ý nghĩa của mâm cỗ của Cô giáo Hằng Nga:
Từ ngàn xưa, người Việt Nam, mỗi lần đến Tết Trung thu, ông bà, cha mẹ lại gửi gắm rất nhiều tình cảm và nỗi niềm vào những mâm cỗ để con trẻ được phá cỗ trông trăng. Những sản vật bình dị, dân dã, cây nhà lá vườn dưới bàn tay khéo léo cộng với tất cả tình yêu thương dành cho con cháu, các bà các mẹ đã làm nên những mâm cỗ trông trăng đẹp mắt, giàu phong vị và đậm đà ý nghĩa. Còn đây là Mâm cỗ trung thu của chúng cháu- những hoc sinh Trường………………….., nhũng chủ nhân tương lai của đất Thăng Long ngàn năm văn vật – là sự tiếp nối truyền thồng ngàn xưa của ông cha. Chúng cháu đã mang đến Lễ hội Trung thu năm nay mâm cỗ với chủ đề “Hồn Việt”
– Đây: Một Khuê Văn Các được dựng nên từ sản phẩm của bột gạo, bột ngô, những tinh tuý của đồng đất quê hương cùng biết bao khát vọng vươn tới tương lai bằng việc rèn đức luyện tài với tư tưởng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” . Cũng như xưa kia cha ông ta đã gửi gắm mong ước đó qua hình tượng “ Ông tiến sĩ giấy”. Và đây là những em thiếu nhi – những mần non tương lai của đất nước phát huy những truyền thống đó để xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ.
Nuôi dưỡng những ước mơ đó, chính là những sản vật của đồng quê và sự kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
– LÀ: Hoa trái vườn nhà thảo thơm với bưởi vàng, hồng đỏ, chuối xanh…..
– LÀ: Những hạt cốm dẻo thơm đựơc chắt chiu từ đất đai ruộng đồng hai sương một nắng.
– Và đây LÀ: Những tích trò trong đêm hội Trăng rằm như múa lân, rước đèn…cũng được tái hiện lại …
Tất cả, tất cả đều được làm nên từ mâm cỗ bình dị này, chúng cháu muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới tổ tiên của người Việt. Cảm ơn Ban Tổ chức đã cho chúng cháu có cơ hội để được cùng bày cỗ Trung thu và chia sẻ niềm vui đón Tết trăng rằm cùng bè bạn trên đất Rồng thiêng trong những ngày rộn ràng mừng Thăng Long một ngàn năm tuổi này.
Lời bình 4: Sự đoàn tụ, hòa hợp
“Tùng, cắt, tùng, cát, tùng, cắt, tùng…!”
Thế là một mùa trung thu nữa lại đến, từng tiếng trống lân vang lên khiến biết bao trái tim trẻ thơ xao xuyến, náo nức, đón chờ. Mỗi năm trung thu về lại mang một cảm xúc khác nhau, như chúng em, những đứa học sinh cuối cấp đón chào lễ hội trăng rằm năm nay với một sự bồi hồi, đầy xúc động và có một cái gì đó thật đong đầy. Vì khoảnh khắc rời xa mái trường thân yêu từng gắn bó suốt 4 năm học cũng đã gần đến, đã đến lúc chúng em cần để lại những dấu ấn thật đẹp mà rời xa nơi này.
Đối với chúng em, tập thể lớp…… chính là một gia đình mà ở đó những học sinh chính là những người con và thầy cô chính là người cha, người mẹ hiền thứ 2. Lấy ý tưởng này, chúng em trình bày mâm cỗ trung thu theo hình tượng của một mái nhà và ở đó có những chú heo xinh xắn đang quây quần bên nhau, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó, keo sơn như anh em một nhà và đó cũng chính là thông điệp mà tập thể lớp…… mong muốn gửi tới hội thu ngày hôm nay.
Chúng em đã tự tay làm nên những chiếc bánh trung thu cổ truyền và tạo hình thành những chú heo. Vẫn nguyên liệu đó nhưng pha lẫn một chút tình cảm của người học sinh sắp phải rời xa mái trường thân yêu. Mặc dù có thể hương vị không quá ngon nhưng đó chính là tất cả tình cảm chân thành của chúng em đã gửi gắm. Mỗi chiếc bánh mang một màu sắc riêng để tượng trưng cho từng cá tính như: Màu xanh là một năm đầy hi vọng, nhiệt huyết, hồng sen nói lên sự ấm áp, dịu dàng. Song bên cạnh đó, cũng không thể không nói tới ý nghĩa của chiếc bánh trung thu. Bánh trung thu gồm hai loại là dẻo và nướng, chúng em đã chọn bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng, nhồi cùng với đường ngọt lịm, với nước hoa bưởi thơm lừng. Tuy rằng hình dáng không mấy bắt mắt, không quá đậm đà thế nhưng cũng đủ để thể hiện sự đoàn viên, khát vọng, niềm tin về một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng chính lý do này mà nhiều người gọi bánh là “Nguyệt đoàn” hay “Bánh nguyệt”, một thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết trung thu. Và bên cạnh chiếc bánh là một tách trà thơm càng tăng thêm sự ấm cúng về một sự đoàn viên đầy hạnh phúc.
Chúng em xin kính biếu tới thầy cô, chúc thầy cô có một mùa trung thu thật đầm ấm bên gia đình. Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được hoạt động, vui chơi lành mạnh trong ngày hội trăng rằm và có thể cho chúng em được thể hiện hết những tâm sự, tình cảm của chúng em.
Lời bình 5: Mâm cỗ Phượng Hoàng
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Thu về cũng là lúc chúng em được nghe tiếng trống trường rộn rã, tưng bừng, được chào đón một năm học mới với bao kỉ niệm vui buồn, được gặp lại thầy cô yêu quý cùng với bao bạn bè thân thương. Và đây cũng là thời điểm, chúng em được đón một cái tết trung thu hạnh phúc, vui vẻ bên gia đình, thầy cô, bạn bè. Càng đặc biệt hơn cả là chúng em được nhà trường tổ chức cho những trò chơi đầy thú vị trong dịp trung thu. Đến với hội thi trình bày mâm cỗ trung thu hôm nay, lớp XX chúng em với những đôi bàn tay khéo léo và sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy/cô chủ nhiệm đã hoàn thành xong mâm cỗ trung thu lấy ý tưởng từ một con Phụng (Phụng Hoàng). Một loài vật được dân ta ca ngợi với vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Không chỉ vậy Phụng còn biểu thị cho khả năng kiên cường, tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn.
Từ một quả dứa, chúng em đã cắt tỉa khéo léo thành đầu của phụng. Đôi mắt được tạo từ hai hạt đu đủ còn cái mỏ và cái mào làm từ trái ớt đỏ tươi. Còn phần thân thì được làm từ những loại trái cây với những màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Những quả táo màu đỏ tươi này, thường được người dân trưng thờ trên bàn thờ tổ tiên không chỉ vị ngọt , thanh mát mà vì màu đỏ còn là màu tượng trưng cho phú quý, giàu sang. Trên mâm cỗ, còn có những trái thanh long, mang ý nghĩa tượng trưng là rồng và mây hội tụ …Hay những quả táo xanh này chúng em bày xung quanh mâm cỗ, tượng trưng cho niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, đầy niềm tin. Những quả na này (mãng cầu theo cách gọi của người miền Nam), vỏ nó rất đặc biệt là từ những mảng vỏ nhỏ gắn kết và bao bọc bên trong thể hiện sự bao dung yêu thương cũng như truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.
Bên cạnh đó, trên mâm cỗ còn có chùm nho là tượng trưng cho sự đông đủ, đoàn kết gắn bó của tập thể. Trung thu thì không thể nào thiếu được bánh trung thu – một vật tượng trưng cho tinh hoa của đất trời ban tặng, lớp chúng em cũng đã lựa một cái bánh trung thu tuy nhỏ nhưng ẩn chứa biết bao hương vị của cuộc sống. Còn đây là cái đuôi của con phụng được làm từ lá của cây thiên tuế được cắm một cách khéo léo lên trái dưa hấu.
Thông qua hình ảnh con phụng được trưng bày bởi những trái cây, bánh, chúng em mong trường THCS XX sẽ luôn luôn phát triển thịnh vượng, luôn xanh sạch và thân thiện. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, chúc hội thi trung thu được thành công rực rỡ.
Lời bình 6: Mái ấm gia đình
Kính thưa các vị đại biểu. Kính thưa Ban giám khảo.Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn.
Là một ngày tết cổ truyền của dân tộc, tết trung thu không thể thiếu nào thiếu được mâm cỗ trông trăng. Sau đây, em xin thay mặt cho các bạn lớp…… trình bày ý tưởng về mâm cỗ của lớp mình. Mâm cỗ của chúng em có chủ đề “Mái ấm gia đình”. Vào ngày tết trung thu, một gia đình có cha, có mẹ và có các con vẫn chưa được gọi là trọn vẹn mà phải có đủ cả chị Hằng, chú Cuội, cây đa. Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.
Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Nhìn về hướng này, chúng ta có thể thấy được một quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Còn đây là quả dứa tượng trưng cho cây đa và trái ớt bé xíu này sẽ là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho người cha luôn mong muốn cho một cuộc sống được đầy đủ, sung túc, và đây là quả dưa hấu được tỉa thành bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho người người mẹ dịu hiền, đảm đang với mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp như hoa. Còn đây là các loại hoa, quả được tỉa gọt khéo léo tượng trưng cho các con trong đại gia đình. Ở vị trí trung tâm, giữa mâm cỗ là quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình đang quây quần bên nhau rất vui vẻ, hạnh phúc trong ngày hội trăng rằm.
Và đặc biệt bên cạnh đó mâm cỗ trung thu, các loại bánh dẻo, bánh nướng cũng là thứ không thể thiếu. Với hình dáng là các chú cá, những chiếc bánh này được tượng trưng cho các bạn đang tung tăng dưới trăng. Ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao trên bầu trời lấp lánh tỏa sáng khắp nhân gian. Toàn bộ mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học…… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Thông qua, mâm ngũ quả này chi đội…… mong muốn gửi tới các bạn lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động. Cố gắng phấn đấu hết sức mình để trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Chúc các bạn có một ngày Tết Trung thu vui vẻ. Chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.
Lời bình mâm cỗ Trung thu 2022
Kính thưa các vị đại biểu
Kính thưa Ban giám khảo
Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!
Tết Trung thu là một trong những ngày tết cổ truyền của người Việt. Ngoài bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao nhiều màu sắc, ngày Tết Trung thu không thể thiếu nào thiếu được mâm cỗ trông trăng. Sau đây, em xin thay mặt cho các bạn lớp… trình bày ý tưởng về mâm cỗ của lớp mình.
Mâm cỗ của chúng em có chủ đề “Mái ấm gia đình”. Vào ngày Tết Trung thu, một gia đình có cha, có mẹ và có các con vẫn chưa được gọi là trọn vẹn mà phải có đủ cả chị Hằng, chú Cuội, cây đa.
Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.
Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn.
Đây quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Đây quả dứa tượng trưng cho cây đa, đây trái ớt bé bỏng là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho hình ảnh người cha, người luôn cố gắng để gia đình có một cuộc sống ấm no, sung túc. Đây dưa hấu được cắt tỉa khéo léo thành bông hoa đẹp rực rỡ.
Dưa hấu tượng trưng cho người mẹ dịu hiền, đảm đang. Các loại hoa, quả còn lại tượng trưng cho các con trong đại gia đình.
Quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen ở giữa mâm cỗ tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình.
Bên cạnh đó mâm cỗ trung thu còn có bánh dẻo, bánh nướng được nghệ nhân làm theo hình những chú cá. Bánh Trung thu còn tượng trưng cho các bạn tung tăng ngắm trăng.
Mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Chi đội chúng em cũng mong muốn gửi tới các bạn thiếu niên, nhi đồng trong trường lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động.
Hãy cùng nhau cố gắng phấn đấu hết sức mình để trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.
Hướng dẫn viết thuyết trình mâm cỗ Trung thu hay nhất
1. Đầu bài thuyết trình mâm cỗ Trung thu
- Nêu rõ đối tượng mà mình muốn gửi lời thuyết trình cho mâm cỗ trung thu “Kính gửi…”
- Lời mở đầu trong thuyết minh mâm cỗ trung thu: Có thể là đôi lời tản mạn, cảm xúc của bản thân về lễ tết trung thu. Một số người lại lựa chọn nói qua về 1 trải nghiệm, hay kí ức tuổi thơ về ngày trung thu.
2. Thân bài thuyết trình về mâm cỗ tết trung thu
- Trình bày ý tưởng hình thành mâm cỗ trung thu mình đã chuẩn bị. Thông thường, người ở vùng miền nào sẽ chọn cách trình bày mâm cỗ trung thu theo văn hóa của vùng miền đó. Tuy nhiên, để gây ấn tượng với giám khảo về sự hiểu biết văn hóa dân tộc, khá nhiều người lựa chọn thuyết trình về mâm cỗ trung thu theo văn hóa của những vùng miền khác.
- Mô tả mâm cỗ trung thu gồm những loại bánh – quả gì. Với mỗi loại bánh quả, người thuyết trình nên khai thác đúng trọng tâm ý nghĩa văn hóa của nó, tránh nói lan man. Thuyết trình về mâm cỗ trung thu có nghĩa là thuyết trình về ý nghĩa của cách sắp xếp hoa quả trong mâm cỗ và ý nghĩa hình tượng của nó, không phải thuyết trình về công dụng thực tiễn.
- Ý nghĩa của các loại bánh – quả tham gia trong mâm, màu sắc và cách trang trí.
3. Kết thúc bài thuyết trình mâm cỗ Trung thu
- Lời chúc trung thu: Việc lựa chọn lời chúc trung thu nên được chuẩn bị kĩ và cẩn thận. Nên xác định đối tượng gửi lời chúc để viết một lời chúc trung thu phù hợp. Tốt nhất, người thuyết trình mâm cỗ trung thu nên tự viết lời chúc, tránh việc lặp lại ngôn từ của người khác cũng như sao chép trên mạng, như vậy sẽ đem tới cảm giác nhàm chán, đơn điệu.
- Lời cảm ơn đã lắng nghe bài thuyết mình mâm cỗ trung thu..
>>> Tải file để tham khảo đầy đủ 8 mẫu bài thuyết trình mâm cỗ Trung thu!
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp