Vật Lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 17
Sự chuyển hóa của các dạng cơ năng
Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
Ví dụ:
– Khi người nhảy dù từ máy bay rơi xuống mặt đất, có sự chuyển hóa cơ năng từ thế năng sang động năng.
– Trong các công viên giải trí, trò chơi tàu lượn siêu tốc luôn gây cảm giác mạnh. Trong quá trình tàu chuyển động, có sự chuyển hóa từ động năng sang thế năng và ngược lại.
– Nước trên cao có thế năng rất lớn, khi nước đổ xuống thế năng này có thể chuyển hóa thành động năng làm quay tuabin của máy phát điện.
Hình ảnh đập nước trên cao của nhà máy thủy điện Hòa Bình.
– Gió có nguồn động năng rất lớn, con người đã sử dụng động năng của gió để chạy các cối xay, gọi là cối xay gió.
Sự bảo toàn cơ năng
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng kia. Cơ năng luôn được bảo toàn.
Ví dụ: Một vật được cung cấp thế năng hấp dẫn ban đầu bằng 2000J bằng cách đưa vật lên dộ cao h, sau đó thả vật rơi xuống. Nếu tại một thời điểm nào đó thế năng của vật giảm đi và chỉ còn 800J thì động năng của vật lúc đó đã tăng lên đến 1200J sao cho tổng động năng và thế năng tại mọi thời điểm luôn bằng cơ năng ban đầu.
Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 17
Bài C1 (trang 59 SGK Vật Lý 8)
Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi như thế nào trong thời gian quả bóng rơi?
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:
Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng….. (1)… dần, vận tốc của quả bóng……(2)……dần.
Lời giải:
Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần.
Bài C2 (trang 59 SGK Vật Lý 8)
Thế năng và động năng của quả bóng thay đổi như thế nào?
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:
Thế năng của quả bóng ….(1)…. dần, còn động năng của nó ….(2)….
Lời giải:
Thế năng của quả bóng giảm dần, còn động năng của nó tăng dần.
Bài C3 (trang 59 SGK Vật Lý 8)
Khi quả bóng chạm măt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào? Thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau:
Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng …..(1)……..dần. Vận tốc của nó……..(2)… dần, như vậy thế năng của quả bóng……(3)…….dần, động năng của nó…(4)…dần.
Lời giải:
Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng tăng dần. Vận tốc của nó giảm dần, như vậy thế năng của quả bóng tăng dần, động năng của nó giảm dần.
Bài C4 (trang 59 SGK Vật Lý 8)
Ở những vị trí nào (A hay B) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất?
Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau:
Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí ………(1)…… và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí ……(2)…….
Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí ……(3)……… và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí ……(4)…….
Lời giải:
Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí A, và có thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí B.
Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí B, và có động năng nhỏ nhất khi ở vị trí A.
Bài C5 (trang 60 SGK Vật Lý 8)
Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng tới vị trí A rồi thả tay ra. Quan sát chuyển động của con lắc (H.17.2). Con lắc có độ cao lớn nhất ở A và C, thấp nhất ở vị trí cân bằng B. Ta thấy vị trí cân bằng B làm mốc để tính các độ cao.
Vận tốc của con lắc tăng hay giảm khi:
a, Con lắc đi từ A về B?
b, Con lắc đi từ B lên C?
Lời giải:
Vận tốc của con lắc:
a, Con lắc đi từ A về B: tăng.
b, Con lắc đi từ B lên C: giảm.
Bài C6 (trang 60 SGK Vật Lý 8)
Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi:
a. Con lắc đi từ A xuống B?
b. Con lắc đi từ B lên C?
Lời giải:
a. Con lắc đi từ A xuống B: Thế năng chuyến hóa thành động năng.
b. Con lắc đi từ B lên C: Động năng chuyển hóa thành thế năng.
Bài C7 (trang 60 SGK Vật Lý 8)
Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất?
Lời giải:
– Ở vị trí A và C: thế năng lớn nhất.
– Ở vị trí B: động năng lớn nhất.
Bài C8 (trang 60 SGK Vật Lý 8)
Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất? Các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu?
Lời giải:
– Ở vị trí A và C: động năng nhỏ nhất.
– Ở vị trí B: thế năng nhỏ nhất.
Các giá trị nhỏ nhất đều bằng 0.
Bài C9 (trang 61 SGK Vật Lý 8)
Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:
a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung.
b. Nước từ trên đập cao chảy xuống.
c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.
Lời giải:
a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung: Thế năng của cánh cung chuyển hóa thành động năng của mũi tên.
b. Nước từ trên đập cao chảy xuống: Thế năng chuyển hóa thành động năng.
c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng: Động năng chuyển hóa thành thế năng.
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 17 có đáp án
Bài 1: Vật có cơ năng khi:
A. Vật có khả năng sinh công
B. Vật có khối lượng lớn
C. Vật có tính ì lớn
D. Vật có đứng yên
Lời giải:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.
B. Vật có cơ năng khi vật có khối lượng lớn.
C. Vật có cơ năng khi vật có tính ì lớn.
D. Vật có cơ năng khi vật có đứng yên.
Lời giải:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 3: Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất
A. Khối lượng
B. Trọng lượng riêng
C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất
D. Khối lượng và vận tốc của vật
Lời giải:
Ta có:
– Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
– Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 4: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng.
B. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào trọng lượng riêng.
C. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
D. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Lời giải:
Ta có:
– Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
– Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 5: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng
B. Độ biến dạng của vật đàn hồi
C. Khối lượng và chất làm vật
D. Vận tốc của vật
Lời giải:
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 6: Chọn câu đúng:
A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng.
B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng và chất làm vật.
D. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Lời giải:
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 7: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất
Lời giải:
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
Trong các vật trên, ta thấy:
A, B – có thế năng hấp dẫn
C – không có thế năng mà có động năng
D – có thế năng đàn hồi
Đáp án cần chọn là: C
Bài 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Máy bay đang bay.
B. Xe máy đang chuyển động trên mặt đường.
C. Chiếc lá đang rơi.
D. Quyển sách đặt trên bàn
Lời giải:
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
Trong các vật trên, ta thấy:
A, C, D- có thế năng hấp dẫn
B – không có thế năng mà có động năng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà
B. Chiếc lá đang rơi
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà
D. Quả bóng đang bay trên cao
Lời giải:
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
Trong các vật trên thì chiếc bàn không có thế năng do đang đứng yên trên mặt đất
Đáp án cần chọn là: A
Bài 10: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc máy bay đang bay trên cao
B. Em bé đang ngồi trên xích đu
C. Ô tô đang đậu trong bến xe
D. Con chim bay lượn trên bầu trời
Lời giải:
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật
Trong các vật trên thì ô tô không có thế năng do đang đậu trong bến xe
Đáp án cần chọn là: C
Bài 11: Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng
B. Vận tốc của vật
C. Khối lượng và chất làm vật
D. Khối lượng và vận tốc của vật
Lời giải:
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
– Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 12: Chọn phát biểu đúng:
A. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng
B. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật
C. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và chất làm vật
D. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Lời giải:
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
– Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
=> Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Đáp án cần chọn là: D
Bài 13: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Máy bay đang bay
D. Viên đạn đang bay
Lời giải:
Ta có: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
Ta thấy, phương án A – Hòn bi nằm yên trên mặt sàn không chuyển động nên không có động năng
Đáp án cần chọn là: A
Bài 14: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Ô tô chuyển động trên đường
B. Hòn bi lăn trên sàn nhà
C. Chai nước nằm yên trên mặt bàn
D. Viên bi chuyển động từ đỉnh máng nghiêng xuống.
Lời giải:
Ta có: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
Ta thấy, phương án C – Chai nước nằm yên trên mặt bàn không có động năng.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 15: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
D. Cả A,B,C đều đúng
Lời giải:
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 16: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất
A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi
B. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
D. Cơ năng của vật là một dạng của động năng.
Lời giải:
D sai vì: động năng là một dạng của cơ năng.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 17: Một lò xo làm bằng thép đang bị nén lại. Lúc này lò xo có cơ năng. Vì sao lò xo có cơ năng?
A. Vì lò xo có nhiều vòng xoắn
B. Vì lò xo có khả năng sinh công
C. Vì lò xo có khối lượng
D. Vì lò xo làm bằng thép
Lời giải:
Ta có: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng
=> Lò xo làm bằng thép đang bị nén lại có cơ năng vì lò xo có khả năng sinh công
Đáp án cần chọn là: B
Bài 18: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe
C. Một máy bay đang bay trên cao
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường
Lời giải:
A, D – có động năng
B – không có động năng vì ô tô đang đỗ
C – có cả động năng và thế năng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 19: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Con chim đang bay lượn trên trời.
B. Xe đạp đang chuyển động lên dốc.
C. Chiếc bàn đang đứng yên trên sàn nhà.
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường
Lời giải:
A – có cả động năng và thế năng
B, D -có động năng vì đang chuyển động
C – không có cả động năng và thế năng
Đáp án cần chọn là: A
Bài 20: Chọn phương án đúng trong các phát biểu sau:
A. Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng
B. Một vật chỉ có thể có động năng hoặc thế năng
C. Cơ năng của vật bằng hiệu thế năng và động năng của vật
D. Cơ năng của vật bằng tích thế năng và động năng của vật
Lời giải:
A – đúng
B – sai vì: Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng
C, D – sai vì: Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó
Đáp án cần chọn là: A
Bài 21: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng
B. Một vật có thể có động năng hoặc thế năng hoặc đồng thời cả hai.
C. Cơ năng của vật tổng thế năng và động năng của vật
D. Cơ năng của vật bằng tích thế năng và động năng của vật
Lời giải:
A, B, C – đúng
D – sai vì: Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó
Đáp án cần chọn là: D
Bài 22: Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung? Đó là dạng năng lượng nào?
A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi
B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi
D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
Lời giải:
Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi do cánh cung bị dãn so với độ biến dạng ban đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 23: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cơ năng của các vật bằng nhau?
A. Hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất
B. Hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất
C. Hai vật chuyển động cùng một vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng
D. Hai vật chuyển động với các vận tốc khác nhau
Lời giải:
A, B, D – cơ năng của vật là khác nhau
C – cơ năng của hai vật bằng nhau do vật chuyển động cùng vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng => có động năng, thế năng của hai vật bằng nhau => cơ năng của hai vật bằng nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 24: Cơ năng của vật bằng nhau khi:
A. hai vật ở các độ cao khác nhau so với mặt đất.
B. hai vật chuyển động với các vận tốc bằng nhau.
C. hai vật chuyển động cùng vận tốc, cùng độ cao và có cùng khối lượng.
D. hai vật có cùng độ cao so với mặt đất.
Lời giải:
A, B, D – cơ năng của vật là khác nhau
C – cơ năng của hai vật bằng nhau do vật chuyển động cùng vận tốc, cùng một độ cao và có cùng khối lượng => có động năng, thế năng của hai vật bằng nhau => cơ năng của hai vật bằng nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 25: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ.
Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất?
A. Tại A
B. Tại B
C. Tại C
D. Tại một vị trí khác
Lời giải:
Sử dụng lí thuyết về thế năng hấp dẫn
Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 26: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có mốc thế năng lớn nhất?
A. Vị trí A
B. Vị trí B
C. Vị trí C
D. Vị trí D
Lời giải:
Ta có: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Vật ở vị trí B – cao nhất sẽ có thế năng lớn nhất
Đáp án cần chọn là: B
Bài 27: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ.
Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?
A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất
C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất
Lời giải:
Ta có: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Con lắc ở vị trí cao nhất sẽ cho thế năng lớn nhất và ngược lại ở vị trí thấp nhất sẽ cho thế năng nhỏ nhất
Từ hình ta thấy,
+ A và C – là vị trí cao nhất mà con lắc lên tới => Tại A và C – con lắc có thế năng lớn nhất
+ B – là vị trí thấp nhất mà con lắc đi xuống => Tại B – con lắc có thế năng nhỏ nhất
Đáp án cần chọn là: D
Bài 28: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn
D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại
Lời giải:
Động năng có thể chuyển hoá thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hoá thành động năng.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 29: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng
C. Không có sự chuyển hóa nào
D. Động năng giảm còn thế năng tăng
Lời giải:
Trong quá trình rơi, thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng
Đáp án cần chọn là: B
Bài 30: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất (bỏ qua ma sát). Nhận xét nào sau đây là sai:
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng
C. Cơ năng của vật không đổi
D. Thế năng giảm còn động năng tăng
Lời giải:
Trong quá trình rơi, thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng, cơ năng không đổi
Đáp án cần chọn là: A
Bài 31: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng
A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn
Lời giải:
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 32: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự bảo toàn cơ năng
A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng
B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn
D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn
Lời giải:
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 33: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm
B. Động năng và thế năng đều tăng
C. Động năng và thế năng đều giảm
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Lời giải:
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 34: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên (bỏ qua ma sát). Trong các phát biểu sau về quá trình nảy lên của quả bóng, phát biểu sai là:
A. Động năng tăng, thế năng giảm
B. Cơ năng của vật là không đổi
C. Động năng chuyển hóa thành thế năng
D. Động năng giảm, thế năng tăng
Lời giải:
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng, cơ năng được bảo toàn.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 35: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?
A. Mũi tên được bắn đi từ cung
B. Nước trên đập cao chảy xuống
C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới
D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng
Lời giải:
Cả ba trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.
A – thế năng đàn hồi => động năng
B, C – thế năng hấp dẫn => động năng
Đáp án cần chọn là: D
Bài 36: Người ta dùng vật B kéo vật A (có khối lượng mA = 10kg) chuyển động đều đi lên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết CD = 4m, DE = 1m. Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu?
A. 4kg
B. 2,5kg
C. 1,5kg
D. 5,0kg
Lời giải:
Ta có,
+ Tác dụng lên vật A có trọng lượng PA và lực kéo F của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng PB của vật B.
Do bỏ qua ma sát nên theo tính chất của mặt phẳng nghiêng, ta có:
Lại có: P = 10m
Ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: B
Bài 37: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống như hình vẽ. Hòn bi có động năng lớn nhất ở:
A. Tại vị trí A
B. Tại vị trí C
C. Tại vị trí B
D. Tại vị trí A và C
Lời giải:
Ta có: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Hòn bi ở vị trí C – thấp nhất sẽ có thế năng nhỏ nhất, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại C bằng 0.
Ta biết, cơ năng là đại lượng bảo toàn, động năng và thế năng là các dạng của cơ năng, chúng chuyển hóa lẫn nhau, do vậy thế năng ở C là nhỏ nhất thì động năng tại vị trí C là lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 38: Quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động. Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Người khách có động năng vì người đó đang chuyển động với toa tàu.
B. Người khách không có thế năng vì người đó đang chuyển động trên mặt đất (toa tàu chuyển động trên đường ray).
C. Người khách có cơ năng.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Lời giải:
Vận tốc có tính tương đối và tùy thuộc vào mốc chọn thế năng vì vậy mà cả A, B, C đều đúng.
Đáp án cần chọn là: D
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 8