Vật Lí 8 Bài 12: Sự nổi được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 12
Điều kiện để vật nổi, vật chìm
Một vật có trọng lượng P được nhúng vào trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét FA:
+ Vật chuyển động lên mặt chất lỏng khi FA > P.
+ Vật chuyển động xuống dưới khi FA < P.
+ Vật lơ lửng (nhúng chìm hoàn toàn) trong chất lỏng khi FA = P.
Ví dụ: Trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên tàu có thể nổi được trên mặt nước.
Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
Công thức: FA = d.V
Trong đó:
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải là thể tích của vật) (m3)
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N).
So sánh lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật
– Khi một vật thả vào trong hai chất lỏng khác nhau mà nó đều nổi thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó trong hai trường hợp đó đều bằng nhau.
– Khi hai vật làm bằng các chất liệu khác nhau nhưng có cùng thể tích và cùng nổi trong một chất lỏng thì vật nào bị chìm nhiều hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó lớn hơn. Hay nói cách khác, vật nào có trọng lượng riêng lớn hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó là lớn hơn.
Xác định trọng lượng của một vật khi nổi trên mặt chất lỏng
Muốn xác định trọng lượng của một vật khi nổi trên mặt chất lỏng thì ta xác định lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó. Bởi vì khi nổi lên trên mặt chất lỏng thì trọng lượng P của vật luôn bằng lực đẩy Ác-si-mét FA tác dụng lên vật.
Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 12
Bài C1 (trang 43 SGK Vật Lý 8)
Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương và chiều của chúng có giống nhau không?
Lời giải:
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ácsimét và trọng lực P. Hai lực này đều có phương thẳng đứng, trong đó lực đẩy Ácsimét có chiều từ dưới lên trên còn trọng lực có chiều từ trên xuống dưới.
Bài C2 (trang 43 SGK Vật Lý 8)
Có thể xảy ra 3 trường hợp sau đây đối với trọng lượng P của vật và độ lớn FA của lực đẩy Ác-si-mét:
a) FA < P
b) FA = P
c) FA > P
Hãy vẽ các vectơ lực tương ứng với 3 trường hợp trên vào hình vẽ trên và chọn cụm từ thích hợp trong số các cụm từ sau đây cho các chỗ trống trong các câu trong hình 12.1:
(1) Chuyển động lên trên: (Nổi lên mặt thoáng).
(2) Chuyển động xuống dưới: (Chìm xuống đáy bình).
(3) Đứng yên: (Lơ lửng trong chất lỏng).
Lời giải:
a) FA < P
Vật chuyển động xuống dưới: (Chìm xuống đáy bình)
b) FA = P
Đứng yên: (Lơ lửng trong chất lỏng)
c) FA > P
Vật chuyển động lên trên: (Nổi lên mặt thoáng).
Bài C3 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi?
Lời giải:
Do trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn so với trọng lượng riêng của nước nên khi thả miếng gỗ vào nước thì nó sẽ chịu lực đẩy Ác-si-mét, khi nó ngập trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lực P nên nó đẩy khối gỗ lên làm khối gỗ nổi.
Bài C4 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng nhau không? Tại sao?
Lời giải:
Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau. Miếng gỗ nổi và đứng yên trên mặt nước nghĩa là trọng lực P và lực đẩy Ác-si-mét cân bằng nhau.
Bài C5 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Trong hình 12.2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng biểu thức: FA = d.V. Trong dó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì? Trong các câu trả lời sau đây, câu nào không đúng?
A. V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chỗ.
B. V là thể tích của cả miếng gỗ.
C. V là thể tích của phần miếng gỗ chìm trong nước.
D. V là thể tích được gạch chéo.
Lời giải:
Chọn đáp án B.
Câu không đúng là: V là thế tích cùa cả miếng gỗ. Vì:
Trong công thức: FA = d.V, thì d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là thể tích của phần nước bị miếng gỗ chiếm chỗ, cũng chính là thế tích của phần miếng gổ chìm trong nước hay phần thể tích được gạch chéo trong hình 12.2.
Bài C6 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Biết P = dv.V (trong đó dv là trọng lượng riêng của chất làm vật. V là thể tích của vật) và FA = d1.V (trong đó d1 là trọng lượng riêng của chất lỏng), hãy chứng minh rằng nếu vật là một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:
– Vật sẽ chìm xuống khi: dv > d1.
– Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dv = d1.
– Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dv < d1.
Lời giải:
So sánh trọng lượng của vật và lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng tác dụng lên vật:
P = dv.V và FA = d1.V (vì vật là khối đặc ngập trong chất lỏng nên khi đo thể tích chất lỏng chiếm chỗ bằng thể tích của vật luôn).
Nếu:
– Vật sẽ chìm xuống nếu P > FA ↔ dv.V > d1.V ⇔ dv > d1
– Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng nếu P = FA ↔ dv.V = d1.V ⇔ dv = d1
– Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng nếu P < F ⇔ dv.V < d1.V ⇔ dv < d1
Bài C7 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Hãy giúp Bình trả lời An trong phần đố nhau ở đầu bài.
Lời giải:
Do cấu trúc của hòn bi thép và chiếc tàu bằng thép khác nhau nên trọng lượng riêng hai vật này khác nhau. Tàu bằng thép rất nặng nhưng lại rỗng bên trong (trong là không khí hay những vật liệu nhẹ khác) do dó nêu xét cả con tàu thì trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước nên tàu nổi trên mặt nước. Trong khi đó trọng lượng riêng của viên bi thép lớn hơn trong lượng riêng của nước nên nó chìm.
Bài C8 (trang 44 SGK Vật Lý 8)
Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao?
Lời giải:
Do trọng lượng riêng của thép (78000 N/m3) nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân (136000 N/m3) nên khi thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi sẽ nổi.
Bài C9 (trang 45 SGK Vật Lý 8)
Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước. Vật M chìm xuống đáy bình còn vật N lơ lửng trong chất lỏng. Gọi PM, FAM là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật M; PN, FAN là trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật N. Hãy tìm dấu thích hợp cho các ô trống:
FAM □ FAN.
FAM □ PM.
FAN □ PN.
PM □ PN.
Lời giải:
+ Hai vật M và N có cùng thể tích được nhúng ngập trong nước nên lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật là bằng nhau: FAM = FAN.
+ Vật M chìm xuống đáy bình nên FAM < PM.
+ Vật N lơ lửng trong chất lỏng nên FAN = PN.
+ PM > PN.
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 12 có đáp án
Bài 1: Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì:
A. Vật chìm xuống
B. Vật nổi lên
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Lời giải:
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống.
B. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật nổi lên.
C. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật lơ lửng trong chất lỏng.
D. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống đáy chất lỏng.
Lời giải:
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA<P
Đáp án cần chọn là: A
Bài 3: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét có cường độ:
A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật
B. Lớn hơn trọng lượng của vật
C. Bằng trọng lượng của vật
D. Nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
Lời giải:
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì: Vật nổi lên khi: FA > P
Đáp án cần chọn là: B
Bài 4: Khi lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng vật thì:
A. Vật chìm xuống
B. Vật nổi lên
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng
Lời giải:
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì: Vật nổi lên khi: FA>P
Đáp án cần chọn là: B
Bài 5: Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật được nhúng chìm hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện để vật nổi trên bề mặt chất lỏng
A. F < P
B. F = P
C. F > P
D. F P
Lời giải:
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì: Vật nổi lên khi: FA > P
Đáp án cần chọn là: C
Bài 6: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?
A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực
B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét
C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau
D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau
Lời giải:
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7: Chọn câu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng:
A. một lực duy nhất là trọng lực.
B. một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.
C. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
D. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.
Lời giải:
Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 8: Tại sao miếng gỗ thả vào nước thì nổi. Hãy chọn câu đúng?
A. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
B. Vì trọng lượng riêng của gỗ lớn hơn trọng lượng riêng của nước
C. Vì gỗ là vật nhẹ
D. Vì gỗ không thấm nước
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dclongV
+ Vật nổi lên khi: FA > P
Ta suy ra: dclong > dvat
=> Gỗ thả vào nước thì nổi vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
Đáp án cần chọn là: A
Bài 9: Tại sao thỏi nhôm thả vào nước thì chìm. Hãy chọn câu đúng?
A. Vì trọng lượng riêng của nhôm nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
B. Vì trọng lượng riêng của nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của nước
C. Vì nhôm là vật nặng
D. Vì nhôm không thấm nước
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA=dclongV
+ Vật chìm lên khi: FA < P
Ta suy ra: dclong < dvat
=> Nhôm thả vào nước thì chìm vì trọng lượng riêng của nhôm lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 10: Chọn phát biểu không đúng. Công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = dV với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì?
A. Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
B. Thể tích của vật
C. Thể tích của phần vật chìm trong nước
D. Thể tích phần chất lỏng dâng lên thêm khi có vật trong chất lỏng
Lời giải:
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó:
+ FA : Lực đẩy Ác-si-mét (N)
+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong chất lỏng (m3)
V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng chứ không phải là thể tích của vật.
=> Phương án B – sai
Đáp án cần chọn là: B
Bài 11: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:
A. Thể tích của vật
B. Thể tích chất lỏng chứa vật
C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ
Lời giải:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA= d.V
Trong đó:
+ d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
+ V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Đáp án cần chọn là: C
Bài 12: Gọi dV là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây không đúng?
A. Vật chìm xuống khi dV > d
B. Vật chìm xuống đáy khi dV = d
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dV = d
D. Vật sẽ nổi lên khi dV < d
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
+ Các trường hợp của vật khi ở trong chất lỏng:
– Vật chìm xuống khi:FA < P → d < dv
– Vật nổi lên khi: FA > P → d > dv
– Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P → d = dv
Đáp án cần chọn là: B
Bài 13: Gọi dv là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Chọn đáp án đúng?
A. Vật chìm xuống khi dV < d
B. Vật chìm xuống đáy khi dV = d
C. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi dV = d
D. Vật sẽ nổi lên khi dV > d
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
+ Các trường hợp của vật khi ở trong chất lỏng:
– Vật chìm xuống khi: FA < P → d < dv
– Vật nổi lên khi: FA > P → d > dv
– Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P → d = dv
Đáp án cần chọn là: C
Bài 14: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết thép có trọng lượng riêng 78500N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000N/m3
A. Bi lơ lửng trong thủy ngân
B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân
C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân
D. Bi chìm đúng thể tích của nó trong thủy ngân
Lời giải:
Từ đầu bài, ta có trọng lượng riêng của viên bi thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
=> Ta suy ra P < FA → viên bi thép nổi trên mặt thoáng của thủy ngân
Đáp án cần chọn là: C
Bài 15: Thả một quả cầu đặc bằng đồng vào 1 chậu đựng thủy ngân. Biết đồng có trọng lượng riêng 89000N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136000N/m3. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu chìm vì dđồng > dthuỷ ngân
B. Quả cầu nổi vì dđồng < dthuỷ ngân
C. Quả cầu nổi vì dđồng > dthuỷ ngân
D. Quả cầu chìm vì dđồng < dthuỷ ngân
Lời giải:
Từ đầu bài, ta có trọng lượng riêng của viên bi đồng nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân
Ta có:
+ Trọng lượng: P = dvV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
=> Ta suy ra P < FA → viên bi đồng nổi trên mặt thoáng của thủy ngân
Đáp án cần chọn là: B
Bài 16: Khi vật nổi trên nước thì lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào? Hãy chọn câu đúng
A. Bằng trọng lượng phần của vật chìm trong nước
B. Bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ
C. Bằng trọng lượng của vật
D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật
Lời giải:
Nếu ta thả vật ở trong chất lỏng thì:
– Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
– Vật nổi lên khi: FA > P
– Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
Mặt khác, ta có lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V trong đó V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ trong chất lỏng (m3)
=> Khi vật nổi trên nước thì lực đẩy Ác-si-mét bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ
Đáp án cần chọn là: B
Bài 17: Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng d1 và d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng?
A. d1 > d2
B. d1 < d2
C. Lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp là như nhau
D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật choán chỗ trong hai trường hợp là như nhau
Lời giải:
Từ hình, ta thấy vật đó trong chất lỏng thứ hai chìm sâu hơn ở trong chất lỏng thứ nhất.
=> Lực đẩy Ác-si-mét ở trong chất lỏng thứ hai nhỏ hơn ở trong chất lỏng thứ nhất
Ta có: V2 > V1
→d2 < d1
Đáp án cần chọn là: A
Bài 18: Hai vật A và B có cùng thể tích được nhúng ngập vào nước. Vật A chìm xuống đáy bình còn vật B lơ lửng trong nước. Gọi PA, FA là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật A; PB, FB là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật B. Các kết quả sau, kết quả nào sai?
A. FA = FB
B. FA < PA
C. PA > PB
D. FB < PB
Lời giải:
Ta có:
+ Vật A chìm xuống đáy bình →FA < PA (1)
Vật B lơ lửng trong nước → FB = PB (2)
+ Vật A và B có cùng thể tích V
=> Lực đẩy Ác-si-mét của hai vật A và B bằng nhau FA = FB (3)
Từ (1), (2) và (3), ta suy ra:
=> Phương án D sai
Đáp án cần chọn là: D
Bài 19: Hai vật A và B có cùng thể tích được nhúng ngập vào nước. Vật A chìm xuống đáy bình còn vật B lơ lửng trong nước. Gọi PA, FA là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật A; PB, FB là trọng lượng và lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật B. Các kết quả sau, kết quả nào đúng?
A. FA < FB
B. FA > PA
C. PA > PB
D. FB < PB
Lời giải:
Ta có:
+ Vật A chìm xuống đáy bình →FA < PA (1)
Vật B lơ lửng trong nước → FB = PB (2)
+ Vật A và B có cùng thể tích V
=> Lực đẩy Ác-si-mét của hai vật A và B bằng nhau FA = FB (3)
Từ (1), (2) và (3), ta suy ra:
=> Phương án C đúng
Đáp án cần chọn là: C
Bài 20: Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan lơ lửng trong nước 0,5m; khối lượng riêng cua nước 1000kg/m3. Xà lan có trọng lượng bao nhiêu? Hãy chọn câu đúng
A. 40000N
B. 50000N
C. 45000N
D. Một giá trị khác
Lời giải:
Ta có:
+ Xà lan lơ lửng trong nước => P = FA
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng: d = 10D = 10.1000 = 10000N/m3
+ Thể tích xà lan ngập trong nước là: V= 4.2.0,5 = 4m3
→P = FA = dV = 10000.4 = 40000N
Đáp án cần chọn là: A
Bài 21: Một vật đặc có thể tích 56cm3 được thả vào một bể nước, người ta đo được phần nổi lên trên có thể tích 52,8cm3. Biết khối lượng riêng của nước 1000kg/m3. Trọng lượng của vật đó là:
A. 0.032N
B. 0.32N
C. 0.064N
D. 0.64N
Lời giải:
Ta có:
+ Vật lơ lửng trong nước => P = FA
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV
+ Trọng lượng riêng của chất nước: d = 10D = 10.1000 = 10000N/m3
+ Thể tích vật ngập trong nước là:
V = Vvat – Vnoi = 56 − 52,8 = 3,2cm3 = 3,2.10−6m3
→P = FA = dV = 10000.3,2.10−6 = 0,032N
Đáp án cần chọn là: A
Bài 22: Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi trên nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu?
A. 233,3kg/m3
B. 433,3kg/m3
C. 333,3kg/m3
D. Một giá trị khác
Lời giải:
Ta có:
+ Vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét hướng lên và trọng lượng hướng xuống
Thể tích của vật là V
Theo đầu bài, vật chìm trong nước còn lại nổi trên mặt nước
+ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
+ Trọng lượng riêng của nước: dnuoc = 10.Dnuoc = 10.1000 = 10000N/m3
+ Trọng lượng của vật: P = dvV
Vật nằm cân bằng trong nước, ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 23: Thả một vật vào trong một chất lỏng thì thấy phần thể tích gỗ ngập trong chất lỏng bằng ½ thể tích miếng gỗ. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là 1200kg/m3. Khối lượng riêng của vật là:
A. 600kg/m3
B. 1500kg/m3
C. 1800kg/m3
D. 1000kg/m3
Lời giải:
Ta có:
+ Vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét hướng lên và trọng lượng hướng xuống
Thể tích của vật là V
Theo đầu bài, vật chìm trong nước còn lại nổi trên mặt nước
+ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng: dclong = 10.Dclong = 10.1200 = 12000N/m3
+ Trọng lượng của vật: P = dvV
Vật nằm cân bằng trong chất lỏng, ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: A
Bài 24: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy ½ thể tích vật bị chìm vào dầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Hỏi khối lượng riêng của chất làm quả cầu là
A. 380kg/m3
B. 450kg/m3
C. 420kg/m3
D. 400kg/m3
Lời giải:
Ta có:
+ Vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét hướng lên và trọng lượng hướng xuống
Thể tích của vật là V
Theo đầu bài, vật chìm trong nước còn lại nổi trên mặt nước
+ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:
+ Trọng lượng riêng của chất lỏng: ddau = 10.Ddau = 10.800 = 8000N/m3
+ Trọng lượng của vật: P = dvV
Vật nằm cân bằng trong chất lỏng, ta suy ra:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 25: Một vật trọng lượng riêng là 26000N/m3. Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 150N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu?
A. 2437,5N
B. 243,75N
C. 24,375N
D. Một giá trị khác
Lời giải:
+ Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu: P = dV = 26000V(N)
+ Khi nhúng chìm vật vào trong nước thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực.
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu: FA = dnuocV = 10000V(N)
Số chỉ của lực kế là:
F = P – FA = 150N
↔ 26000V − 10000V = 150
→ V = 9,375.10−3m3
=> Trọng lượng của vật: P = dV = 26000.9,375.10−3 = 243,75(N)
Đáp án cần chọn là: B
Bài 26: Một vật trọng lượng riêng là 27000N/m3. Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong dầu thì lực kế chỉ 120N. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu?
A. 170,5N
B. 243,75N
C. 204,375N
D. 175,0N
Lời giải:
+ Khi vật ở ngoài không khí, số chỉ lực kế chính là trọng lực của quả cầu:
P = dV = 27000V(N)
+ Khi nhúng chìm vật vào trong dầu thì quả cầu chịu tác dụng của lực đẩy Acsimét và trọng lực.
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên quả cầu: FA = ddauV = 8000V(N)
Số chỉ của lực kế là:
F = P – FA = 120N
<=> 27000V – 8000V = 120
=> V = 6,316.10−3 m3
=> Trọng lượng của vật: P = dV = 27000.6,316.10−3 = 170,5(N)
Đáp án cần chọn là: A
Bài 27: Một vật khối lượng riêng 400kg/m3 thả trong cốc nước có khối lượng riêng 1000kg/m3. Hỏi vật chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong nước?
A. 30%
B. 40%
C. 35%
D. 45%
Lời giải:
Gọi V, V′ lần lượt là thể tích của vật và thể tích phần chìm trong nước của vật
D, D′ lần lượt là khối lượng riêng của vật và của nước
+ Trọng lượng của vật là: P = dvV = 10DV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV′ = 10D′V′
Khi vật cân bằng trong nước, ta có:
=> Tỉ lệ phần trăm thể tích của vật chìm trong nước là:
Đáp án cần chọn là: B
Bài 28: Một vật khối lượng riêng 780kg/m3thả trong dầu có khối lượng riêng 800kg/m3. Hỏi vật chìm bao nhiêu phần trăm thể tích của nó trong dầu?
A. 80%
B. 80,5%
C. 90%
D. 97,5%
Lời giải:
Gọi V, V′ lần lượt là thể tích của vật và thể tích phần chìm trong dầu của vật
D,D′D,D′ lần lượt là khối lượng riêng của vật và của dầu
+ Trọng lượng của vật là: P = dvV = 10DV
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV′ = 10D′V′
Khi vật cân bằng trong dầu, ta có:
P = FA
=> Tỉ lệ phần trăm thể tích của vật chìm trong nước là:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 29: Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng nước là 10000N/m3. Hỏi thể tích của phần nước đá ló ra khỏi mặt nước là bao nhiêu?
A. 30cm3
B. 50cm3
C. 40cm3
D. 60cm3
Lời giải:
Gọi V1V1 là thể tích của phần nước đá chìm trong nước
Đổi đơn vị:
V = 500cm3 = 5.10−4m3
Dda = 0,92g/cm3 = 920kg/m3
+ Trọng lượng riêng của nước đá: dda = 10Dda = 10.920 = 9200N/m3
+ Trọng lượng của cục nước đá là: P = ddaV = 9200.5.10−4 = 4,6N
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV1 = 10000V1
Khi vật cân bằng trong nước, ta có:
Ta suy ra phần thể tích ló ra khỏi mặt nước là:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 30: Một cục nước đá có thể tích V = 650cm3 nổi trên mặt một chất lỏng. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng chất lỏng là 12000N/m3. Hỏi thể tích của phần nước đá ló ra khỏi mặt nước là bao nhiêu?
A. 147cm3
B. 152cm3
C. 120cm3
D. 160cm3
Lời giải:
Gọi V1 là thể tích của phần nước đá chìm trong nước
Đổi đơn vị:
V = 650cm3 = 6,5.10−4m3
Dda = 0,92g/cm3 = 920kg/m3
+ Trọng lượng riêng của nước đá: dda = 10Dda = 10.920 = 9200N/m3
+ Trọng lượng của cục nước đá là: P = ddaV = 9200.6,5.10−4 = 5,98N
+ Lực đẩy Ác-si-mét: FA = dV1 = 12000V1
Khi vật cân bằng trong nước, ta có:
Ta suy ra phần thể tích ló ra khỏi mặt nước là:
Đáp án cần chọn là: B
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 12: Sự nổi do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự nổi. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 8