Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế, Phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 10
Lực kế là gì?
Lực kế là một dụng cụ dùng để đo lực.
– Có nhiều loại lực kế: Lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo và lực đẩy.
– Lực kế thường dùng trong phòng thí nghiệm là lực kế lò xo.
Cấu tạo của lực kế lò xo
Lực kế lò xo có cấu tạo đơn giản, sau đây là hai loại lực kế thường gặp:
– Lực kế gồm một chiếc lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một bảng chia độ.
– Lực kế gồm một chiếc lò xo được đặt trong một ống hình trụ (vỏ của lực kế). Trong lò xo có một ống hình trụ nhỏ dễ di chuyển, trên mặt hình trụ nhỏ có chia độ, phía dưới có một cái móc.
– Trên mỗi lực kế đều có ghi giới hạn đo và chữ N
Cách đo lực bằng lực kế
Muốn đo lực bằng lực kế được chính xác ta cần lưu ý các điều sau:
– Ước lượng độ lớn của lực cần đo để chọn lực kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp.
– Hiệu chỉnh lực kế đúng cách trước khi đo (điều chỉnh lực kế sao cho khi chưa đo lực thì kim chỉ thị nằm đúng vạch 0).
– Cho lực cần đo tác dụng vào lực kế, cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo hướng của lực cần đo.
– Đọc và ghi kết quả đúng quy định (đọc giá trị của vạch chia gần nhất với kim chỉ thị).
Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
P = 10.m
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
P là trọng lượng của vật hay độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật (N)
Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 10
Bài C1 (trang 34 SGK Vật Lý 6
Dùng từ thích hợp: kim chỉ thị, lò xo, bảng chia độ để điền vào chỗ trống của các câu sau:
Lực kế có một chiếc (1) … một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái (2)…
Kim chỉ thị chạy trên mặt một (3)…
Lời giải:
Lực kế có một chiếc (1) lò xo một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia có gắn một cái móc và một cái (2) kim chỉ thị. Kim chỉ thị chạy trên mặt một (3) bảng chia độ.
Bài C2 (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Hãy tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của lực kế ở nhóm em.
Lời giải:
Học sinh dựa vào lực kế nhóm em có mà trả lời về GHĐ và ĐCNN.
ĐCNN của lực kế là khoảng đo giữa 2 vạch chia liên tiếp trên lực kế.
GHĐ của lực kế là giá trị lực lớn nhất ghi trên lực kế.
Bài C3 (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Dùng từ thích hợp: phương, vạch 0, lực cần đo để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1) … Cho (2) … tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3) … .của lực cần đo (xem hai ảnh chụp ở đầu bài SGK).
Lời giải:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng (1) vạch 0. Cho (2) lực cần đo tác dụng vào lò xo của lực kế. Phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo (3) phương của lực cần đo.
Bài C4 (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành và so sánh kết quả đo giữa các bạn trong nhóm.
Dùng lực kết đo trọng lượng quyển sách giáo khoa Vật lí 6 khoảng 14,5N.
Bài C5 (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Khi đo phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như thế?
Lời giải:
Khi đo, cần phải cầm vào vỏ lực kế và hướng sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lượng, có phương thẳng đứng.
Bài C6 (trang 34 SGK Vật Lý 6)
Hãy tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1)… N
b. Một quả cân có khối lượng (2)… g thì có trọng lượng 2N.
c. Một túi đường có khối lượng 1 kg thì có trọng lượng (3)…
Lời giải:
a. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng (1) 1N.
b. Một quả cân có khối lượng (2) 200g thì có trọng lượng 2N.
c. Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng (3) 10N.
Bài C7 (trang 35 SGK Vật Lý 6)
Hãy giải thích tại sao trên các “cân bỏ túi” bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn vị Niuton mà lại chia độ theo đơn vị kg? Thực chất các cân bỏ túi là dụng cụ gì?
Lời giải:
Người ta chia độ theo kilôgam mà không chia độ theo Niutơn vì trong cuộc sống người ta cần biết khối lượng của vật, nếu cần biết trọng lượng vật người ta dùng hệ thức P = 10m đế xác định trọng lượng vật. Thực chất “cân bỏ túi” là lực kế nhỏ.
Bài C8 (trang 35 SGK Vật Lý 6)
Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.
Lời giải:
Học sinh tự tạo ra cho mình một lực kế.
Sau đó dùng một quả cân đã biết trước khối lượng để đánh chia độ cho lực kế.
Bài C9 (trang 35 SGK Vật Lý 6)
Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn?
Tóm tắt
M = 3,2 tấn = 3200kg.
P = ?(N)
Lời giải:
Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn = 3200kg sẽ có trọng lượng là:
P = 10m = 10 x 3200 = 32.000N.
Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 10 (có đáp án)
Bài 1: Công dụng của lực kế là:
A. Đo khối lượng của vật.
B. Đo trọng lượng riêng của vật.
C. Đo lực
D. Đo khối lượng riêng của vật.
Lời giải
Lực kế dùng để xác định lực (do lực) ⇒ Đáp án C
Bài 2: Chọn câu không đúng
A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
Lời giải
Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó là câu không đúng ⇒ Đáp án D
Bài 3: Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng lượng của vật đó.
B. giá trị gần đúng của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.
Lời giải
Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết khối lượng của vật đó ⇒ Đáp án C
Bài 4: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:
A. Cân và thước
B. Lực kế và thước
C. Cân và thước đo độ
D. Lực kế và bình chia độ
Lời giải
Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì phải dùng lực kế và bình chia độ ⇒ Đáp án D.
Bài 5: Câu nào dưới đây là đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.
B. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến trọng lượng của hàng hóa.
C. Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến trọng lượng của túi kẹo.
D. Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu khối lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu.
Lời giải
– Lực kế dùng để đo lực ⇒ A sai.
– Khi cân một túi kẹo thì ta quan tâm đến khối lượng của túi kẹo ⇒ C sai
– Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu trọng lượng của ô tô quá lớn sẽ có thể làm gãy cầu ⇒ D sai
Vậy đáp án đúng là B
Bài 6: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Lời giải
Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất
Bài 7: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:
A. 15 kg
B.150 g
C. 150 kg
D. 1,5 kg
Lời giải
Số chỉ của lực kế khi treo vật là trọng lượng của vật ⇒ P = 150N
Ta có: P = 10.m = 150 ⇒ m = 15 kg ⇒ Đáp án A
Bài 8: Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000N
B. Lực ít nhất bằng 100N
C. Lực ít nhất bằng 10N
D. Lực ít nhất bằng 1N
Lời giải
– Trọng lực tác dụng lên vật: P = 10.m = 10.1 =10N
– Để kéo được vật cần một lực tối thiểu 10N
⇒ Đáp án C
Bài 9: Một vật có khối lượng 600g thì trọng lượng của vật đó là bao nhiêu?
Lời giải
Đổi m = 600g = 0,6 kg
Trọng lượng P = 10.m = 0,6.10 = 6N
Bài 10: Khi treo một vật khối lượng m1 vào lực kế thì độ dài thêm của lò xo lực kế là . Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối lượng m2 = 2m1, thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần lượt là bao nhiêu?
Lời giải
– Nếu m2 = 2m1 thì độ dài thêm ra của lò xo
– Nếu thì độ dài thêm ra của lò xo
****************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 10: Lực kế, Phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Lực kế, Phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Vật Lý 6