Việc giao tiếp hiện nay có thể là là bằng lời nói, bằng văn bản, thư điện tử, mạng xã hội … Tuy nhiên, để thể hiện ngôn ngữ bằng văn bản là điều không tránh khỏi trong đời sống. Văn bản cá biệt là một khái niệm không hẳn là xa lạ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu được văn bản cá biệt là gì? Mẫu văn bản cá biệt? Đặc điểm của văn bản cá biệt? So sánh văn bản hành chính thông thường, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt? Chính vì lẽ đó, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm.
1. Văn bản là gì?
Văn bản là một hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các loại chất liệu chuyên môn, thể hiện ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo hay nói cách khác văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó nhằm thực hiện mục đích của chủ thể.
Văn bản là một loại hình phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng ký hiệu gọi là chữ viết. Nó gồm tập hợp các câu có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. Hay nói khác đi, văn bản là một dạng sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thể hiện ở dạng viết trên một chất liệu nào đó (giấy, bia đá,…). Văn bản bao gồm các tài liệu, tư liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định, được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế… như: các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.
2. Văn bản cá biệt là gì?
Văn bản cá biệt là những quyết định mang tính hành chính mệnh lệnh quản lý thành văn mang tính áp dụng pháp luật hoặc chứa đựng những thông tin điều hành được cơ quan hành chính hoặc cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân, tổ chức hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng vi phạm pháp luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành.
Để dễ hiểu, văn bản cá biệt là loại văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cụ thể (vd. quyết định khen thưởng, quyết định kỉ luật, quyết định bổ nhiệm ai đó giữ chức vụ cụ thể…). Văn bản cá biệt là một yếu tố của sự kiện pháp lí; phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế. Văn bản cá biệt phải có tính hợp pháp và hợp lí và phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật cụ thể, có hình thức thể hiện theo đúng quy định của pháp luật: bản án, quyết định, chỉ thị…
3. Một số thuật ngữ pháp lý được dịch sang tiếng Anh
Văn bản được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là: “Document”
Văn bản cá biệt được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là: “Individual text“
Thông tư: “Circulars”
Quyết định: “Decision”
4. Mẫu văn bản cá biệt
Mẫu văn bản cá biệt bao gồm quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức…
Có 3 loại phổ biến như:
+ Quyết định cá biệt.
+ Chỉ thị cá biệt.
+ Nghị quyết cá biệt.
Để hiểu rõ hơn về mẫu văn bản cá biệt, THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu đến quý bạn đọc mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc, tuy nhiên, tùy từng vào lĩnh vực kinh doanh của công ty mà quyền và nghĩa vụ có thể thay đổi, vì vậy, Quý bạn đọc có thể liên hệ THPT Ngô Thì Nhậm để được soạn Quyết định đúng quy định pháp luật mới nhất.
Mẫu Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công ty.
CÔNG TY….._Số: ../20…/QĐ...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày tháng năm 20…
QUYẾT ĐỊNH
V/v: Bổ nhiệm Giám đốc Công ty ____
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CÔNG TY……..
– Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty……..
– Căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng Quản trị Công ty……..
– Căn cứ vào yêu cầu hoạt động kinh doanh;
– Xét năng lực và phẩm chất cán bộ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay bổ nhiệm:
Họ và tên: …. Giới tính:……
Sinh ngày:……Dân tộc: Kinh……Quốc tịch: Việt Nam
CMTNN/Hộ chiếu số: ..…do công an…….cấp ngày: …
Nơi đăng ký HKTT:…
Chỗ ở hiện tại:…
Giữ chức vụ: Giám đốc
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Giám đốc tổ chức điều hành hoạt động của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty và theo luật hiện hành.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
1. Giám đốc Công ty có các quyền sau:
– Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên;
– Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty;
– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty;
– Ban hành quy chế quản lý nội bộ Công ty;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
– Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty;
– Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty;
– Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;
– Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh;
– Tuyển dụng lao động;
– Các quyền khác được quy định tại Điều lệ Công ty, tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
2. Giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích hợp pháp của Công ty.
– Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của Công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không được tiết lộ bí mật của Công ty, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên chấp thuận;
– Khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của Công ty cho tất cả Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên Công ty và chủ nợ biết;
– Không được tăng tiền lương, không được trả tiền thưởng cho công nhân viên của Công ty, kể cả cho người quản lý;
– Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ do không thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm này; kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của Công ty.
Điều 3: Ông …. và những người liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:- Như Điều 3- Lưu VP T/M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH
5. Văn bản cá biệt có gì đặc biệt?
Thứ nhất: Văn bản cá biệt thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, do những cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp dụng pháp luật ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Thứ hai: Văn bản cá biệt đưa ra quy tắc xử sự riêng, cá biệt, một lần đối với cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Thứ tư: Có tính hợp pháp và phù hợp với thực tế, phù hợp với pháp luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể. Nếu không có sự phù hợp nêu trên thì văn bản cá biệt sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ; còn nếu không phù hợp với thực tế sẽ khó được thi hành hoặc thi hành kém hiệu quả.
Thứ năm: Được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác định như: chỉ thị cá biệt…
Thứ sáu: Là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp mà thiếu nó nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn mang tính chất bổ sung trong trường hợp khi có các yếu tố khác của sự kiện pháp lý phức tạp.
Thứ bảy: Có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt.
So sánh văn bản hành chính thông thường, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt
Điểm giống nhau:
+ Được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi.
+ Chủ thể: Được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền
+ Nội dung thể hiện ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
+ Hình thức: do pháp luật quy định
+ Thủ tục ban hành: được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;
+ Là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
– Điểm khác nhau: