Đề bài: Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa
Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa
Bạn đang xem: Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa
I. Dàn ý Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về truyện Sọ Dừa
2. Thân bài
– Giới thiệu về nguồn gốc của Sọ Dừa:+ Sự ra đời kì lạ : Bà mẹ uống nước trong sọ dừa ở gốc cây rồi mang thai+ Khi sinh ra không có tay chân, tròn như sọ dừa+ Khi mẹ định vứt đi thì Sọ Dừa cất tiếng xin mẹ nuôi…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa tại đây.
II. Bài văn mẫu Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa (Chuẩn)
Cuộc sống luôn tồn tại những điều không tưởng và chỉ khi tai nghe mắt thấy chúng ta mới tin được. Trong suốt cả cuộc đời mình chưa bao giờ tôi gặp một câu chuyện hoang đường nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học nhân văn đến thế, và câu chuyện kỳ lạ đến không tưởng mà tôi sắp kể cho các bạn sau đây có tên là “Sọ dừa”.
Sọ Dừa, vâng đây đúng là cái tên của nhân vật chính của chúng ta. Đó là một cậu bé không những có cái tên lạ mà sự ra đời của cậu cũng rất không bình thường. Sọ Dừa là đứa con đầu lòng của một đôi vợ chồng già hiền lành, chịu khó làm ăn nhưng kém may mắn khi hơn năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con. Ngày ngày làm lụng vất vả nhưng tương lai tuổi già thì mờ mịt xa xăm chẳng ai gánh vác, nghĩ đến đây ai mà chẳng thương xót. Có lẽ cũng vì vậy mà trời đất nhủ lòng thương đôi vợ chồng khổ hạnh ấy để rồi khi người vợ uống nước trong một cái sọ dừa ở gốc cây to thì mang bầu. Ít lâu sau đứa con đầu lòng của họ ra đời, mừng mừng tủi tủi hạnh phúc mong chờ từng ngày thế nhưng bao hy vọng bỗng đổ sập xuống khi đứa con ra đời không được bình thường, nó không may mắn đủ đầy như những đứa bé khác mà không có tay chân, tròn lông lốc như một quả dừa.
Thất vọng, đau đớn cho số phận kém may mắn của mình, nhìn thấy đứa con bé bỏng chẳng ra hình hài khiến tim bà càng đau hơn và rồi bà đưa ra quyết định vứt đứa bé ấy đi. Nhưng khi ấy đứa con bé bỏng bỗng lên tiếng cầu xin bà đừng vứt nó đi và đương nhiên người mẹ ấy chẳng thể nào nhẫn tâm vứt đứa con mình mang nặng đẻ đau ngần ấy tháng trời đi được.
Sọ Dừa được nuôi dạy trong tình yêu thương của cha mẹ, tuy cuộc sống không đủ đầy thế nhưng không lúc nào cậu thiếu đi tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng thời gian qua đi hình hài của cậu chẳng thay đổi, vẫn mang dáng vẻ của mình từ hồi mới sinh. Thấy cậu như vậy bà mẹ hết sức buồn lòng, biết vậy cậu liền xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Sau một hồi suy tính, cuối cùng phú ông cũng chấp nhận Sọ Dừa. Tưởng rằng đứa bé ấy vô dụng chẳng làm nên chuyện vậy mà nó lại có cái tài chăn bò giỏi, con nào con đấy no căng béo tròn, thấy thế phú ông vô cùng mừng rỡ. Lại đến chuyện đưa cơm cho Sọ Dừa, vì thấy vẻ bề ngoài cậu xấu xí không ra hình người nên hai cô con gái lớn nhà phú ông khinh miệt không chịu đi đưa cơm cho cậu, chỉ có riêng cô em út hiền lành chấp nhận công việc ấy. Và cũng nhờ cái công việc mà hai người chị kia hắt hủi mà câu chuyện tình của họ nên duyên. Sau nhiều lần đưa cơm, nhiều lần quan sát và tình cờ nên cô gái ấy cũng biết được thân thế của Sọ Dừa và đem lòng thương mến.
Ai rồi cũng lớn, rồi cũng đến lúc phải lập gia đình, lo cho tương lai và Sọ Dừa cũng không phải là ngoại lệ. Đợt ấy đến cuối mùa ở thuê Sọ Dừa giục mẹ mang hỏi con gái phú ông làm vợ và không ngoài dự đoán, cuối cùng Sọ Dừa cũng nên duyên cùng với cô con gái út nhà phú ông.
Người ta bảo điều đáng sợ nhất chính là lòng người chẳng có sai. Vì lòng tham và đố kỵ mà con người ta có thể đẩy nhau vào chỗ chết, thậm chí họ là người thân, là chị em gắn bó máu thịt với mình. Và bi kịch ấy đã xảy đến với cô vợ bất hạnh của Sọ Dừa. Hai người chị lúc đầu dửng dưng, khinh thường Sọ Dừa nhưng rồi khi sự thật về cậu sáng tỏ thì lại ân hận, hối tiếc không ngừng. Cũng vì thế mà khi cậu trở thành trạng nguyên và được vua sai đi xứ thì họ âm mưu ác độc đẩy cô em gái ruột vào đường chết nhằm cướp lấy vị trí của em gái. Thế nhưng mọi sự ở trên đời đâu có như con người ta mong muốn và người ở hiền thì gặp lành. Đợt ấy trước khi chia tay vợ, Sọ Dừa có để lại cho vợ một con dao và hai quả trứng gà để hộ thân. May thay nhờ những vật dụng ấy mà người vợ bất hạnh kia mới tai qua nạn khỏi, vượt qua kiếp nạn của mình. Cô dùng dao mà chồng để lại rạch bụng cá chui ra, rồi lại dùng thịt cá nấu lên để ăn, hai quả trứng gà kia không lâu sau cũng nở thành một đôi gà xinh xắn hằng ngày làm bạn với cô.
Không lâu sau cô và chồng được đoàn tụ, sống hạnh phúc bên nhau sau bao chia ly, xa cách. Ngày Sọ Dừa trở về nhà và mở tiệc, hai cô chị tưởng rằng em mình đã chết nên khóc lóc xót thương rồi kể lại câu chuyện đầy thương tâm thế nhưng giả dối nào rồi cũng có hồi kết, và bộ mặt dối trá của hai cô chị cũng bị phơi bày khi Sọ Dừa gọi vợ ra. Xấu hổ, tự thẹn với lòng mình nên hai người chị lẻn về và từ đó bỏ đi biệt xứ.
Đó là câu chuyện về chàng trai Sọ Dừa đầy bất ngờ và kịch tính mà tôi đã chứng kiến. Qua đó tôi nhận ra được nhiều chân lý về cuộc đời và con người. Không thể đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài, giá trị của con người nằm ở tâm hồn họ, sống trên đời nên hòa đồng và giúp đỡ nhau vượt qua thử thách của cuộc sống, chớ vì đố kị và lòng tham mà đánh mất nhân cách con người mình, trở thành thứ cặn bã trong xã hội.
——————-HẾT———————-
Để luyện tập thêm kĩ năng viết bài kể chuyện, bên cạnh bài Trong vai người chứng kiến kể lại truyện Sọ Dừa, các em có thể tham khảo thêm: Kể tóm tắt truyện Sọ Dừa, Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa, Hãy tưởng tượng và kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới, Phát biểu cảm nghĩ về cô Út trong truyện Sọ Dừa.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục