Đề bài: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em
Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em
Bạn đang xem: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em
I. Dàn ý Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Hùng Vương thứ 18 có người con gái tên Mị Nương sắc đẹp tuyệt trần.- Nhà vua mở hội kén rể vừa hiền vừa tài cho con gái.
2. Thân bài:
* Trai tráng khắp nơi kéo về thi tài– Nhiều chàng trai tuấn tú, tài giỏi nhưng nhà vua chưa ưng+ Sơn Tinh: vua của miền non cao+ Thủy Tinh: chúa của vùng nước thẳm+ Vua Hùng ra điều kiện: chuẩn bị đủ lễ vật “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”
* Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh– Nguyên nhân: do Sơn Tinh đến trước đón được Mị Nương, Thủy Tinh đến sau tức giận đòi cướp Mị Nương về tay mình.- Thủy Tinh dâng nước, cuộn sóng như dông bão cuốn trôi nhiều nhà cửa.- Sơn Tinh dâng cao núi, dựng thành lũy, ngăn nước, nước càng dâng núi càng cao- Sau mấy tháng đánh nhau Thủy Tinh kiệt sức chấp nhận thua cuộc mà rút lui
3. Kết bài:
– Từ đó năm nào Thủy Tinh cũng đem quân đi đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.- Sơn Tinh được tôn là một trong tứ bất tử của dân tộc.
II. Bài văn mẫu Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em
1. Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em, mẫu 1 (Chuẩn)
Mị Nương là con gái vua Hùng đời thứ 18. Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, vua Hùng yêu thương muốn cho con gái lấy được chồng hiền và tài giỏi nên đã mở ra hội thi kén rể.
Nghe tin kén rể của vua Hùng, trai tráng khắp nơi đều thi nhau trở về kinh đô. Những chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ toàn tài nhưng đã qua mấy ngày mà nhà vua chưa chọn được chàng nào. Chỉ đến khi Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài nhà vua mới trầm trồ khen ngợi và ưng ý. Sơn Tinh từ vùng núi Ba Vì có khả năng hô biến núi cao, một cái chỉ tay có thể biến ra đồng bằng, dãy núi. Thủy Tinh ở vùng biển Đông có khả năng hô mưa gọi gió, làm cho nước dâng sóng cuộn.
Vua Hùng phân vân không biết nên chọn ai làm rể vì ai cũng xứng đáng, cuối cùng ngài ra điều kiện sính lễ gồm: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, ai mang sính lễ đến trước thì được rước dâu. Hôm sau từ sáng sớm Sơn Tinh đã mang đầy đủ lễ vật đến và hiên ngang rước Mị Nương về núi, Thủy Tinh đến sau thấy Mị Nương bị Sơn Tinh đưa đi liền nổi giận, đem quân đánh đuổi đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, làm cho nước dâng cao sóng cuộn dữ dội cuốn trôi nhiều hoa màu ngập hết nhà cửa, làng mạc. Sơn Tinh không hề nao núng, chỉ tay một cái từng quả đồi chặn ngang ngăn dòng nước lũ, nước càng dâng núi càng cao. Thủy Tinh sau mấy tháng ròng rã đã kiệt sức mà thua trận.
Mãi về sau năm nào cũng mang quân đi đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại khiến. Cuộc chiến cân tài, cân sức của Sơn Tinh, Thủy Tinh khiến ta liên tưởng đến công cuộc trị thủy của nhân dân ta. Hàng năm, mưa bão gây ra cảnh lụt lội gây ngập úng hoa màu, đứng trước thiên tai bất thường, nhân dân ta vẫn vượt lên hoàn cảnh để chế ngự lũ lụt. Sơn Tinh đại diện cho sức mạnh của nhân dân trong công cuộc chống lại bão lũ, vì thế mà được nhân dân ta tôn thờ là một trong bốn vị tứ bất tử của dân tộc.
2. Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em, mẫu 2 (Chuẩn)
Trong nhiều câu chuyện truyền thuyết em đã được đọc, truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện em thấy gần gũi với tự nhiên lí giải về hiện tượng bão lũ xảy ra hàng năm ở nước ta.
Đời vua Hùng thứ 18 có người con gái đẹp như hoa tên là Mị Nương, vừa đẹp người vừa đẹp nết. Ai cũng muốn con gái mình được hạnh phúc và vua Hùng cũng vậy, ngài cho mở hội kén rể để chọn một chàng trai tuấn tú, tài giỏi, hiền đức nhất làm rể. Tin hội kén rể được phát đi, truyền đến khắp chốn, trai tráng khắp nơi trở về kinh đô như đi trẩy hội, ai cũng mong muốn cưới được Mị Nương. Thế nhưng chờ mãi đã qua mấy ngày tranh tài người có thể làm vừa lòng vua Hùng vẫn chưa có ai.
Cuối cùng khi nhà vua đang thất vọng thì Sơn Tinh và Thủy Tinh xuất hiện. Sơn Tinh là vị thần cai quản miền núi Tản Viên với thân mình to lớn vạm vỡ, có thể dời đồi chuyển núi, tạo ra đồng bằng, tạo nên núi cao. Người còn lại là Thủy Tinh, cai quản biển cả đại dương mênh mông rộng lớn. Chỉ cần một tiếng gọi mưa gió có thể kéo đến ngay tức khắc, một cái vẩy tay có thể làm cho nước sông dâng cao sóng cuộn trào. Hai chàng trai ai cũng tài giỏi hơn người, vua Hùng không biết phải chọn ai nên chỉ còn cách ra yêu cầu sính lễ thật khó và sẽ gả con gái cho người mang lễ vật đến trước.
Sính lễ mà vua Hùng yêu cầu bao gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không được thiếu sót. Đây đều là những đồ vật hiếm có khó tìm nhưng cũng đều ở trên mặt đất và ở trong rừng, chính vì thế Sơn Tinh dễ dàng tìm được, mang sính lễ đến trước tiên. Thủy Tinh đến sau, lòng hậm hực không cưới được Mị Nương bèn đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, Thủy Tinh đi đến đâu nước dâng đến đó, mây đen gió lớn ùn ùn kéo đến. Nước lớn làm cuốn trôi nhà cửa, làng mạc ngập trong biển nước, không chỉ có thế còn có những loài thủy quái đáng sợ và hung hãn liên tục tấn công. Sơn Tinh ở vị thế trên cao, bốc đồi núi để ngăn chặn dòng nước, sơ tán nhân dân lên chỗ cao, Thủy Tinh dù có dâng thêm bao nhiêu nước cũng không thể nhấn chìm được núi của Sơn Tinh. Cuối cùng Thủy Tinh phải chịu thua sau nhiều tháng tranh đấu.
Từ câu chuyện trong truyền thuyết cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn luôn nhớ về những trận đánh của Thủy Tinh, đó chính là những trận bão liên tiếp kéo dài nhiều tháng mà năm nào nước ta cũng phải hứng chịu.
3. Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em, mẫu 3 (Chuẩn)
Lễ kén rể đặc biệt và được ghi nhớ nhất trong lịch sử chắc hẳn là lễ kén rể của vua Hùng thứ 18 cho người con gái Mị Nương tài sắc vẹn toàn. Nổi bật trong truyền thuyết là hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh, đại diện cho thần núi và thần sông trong tín ngưỡng dân ta ngày nay.
Sau vài ngày mở hội kén rể, vua Hùng đã chọn được hai chàng trai xứng đáng làm chồng của Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh có thể tạo nên núi lớn, tạo ra cồn bãi, đồng bằng chỉ bằng một cái hất tay. Thủy Tinh cũng không hề kém cạnh, không chỉ tạo ra mây gió sấm chớp, còn có thể tạo mưa, làm nước dâng có thể nhấn chìm mọi thứ. Khi cả hai tranh tài đều khiến vua Hùng và thần dân kinh hãi, vua rất ưng ý cả hai chàng trai, nhưng không biết nên chọn ai, vì thế nên ra điều kiện sính lễ như sau: “Ngày mai ai đến sớm, mang đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh Chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, sẽ được cưới Mị Nương về làm vợ”. Hôm sau khi trời còn tờ mờ sáng Sơn Tinh đã dẫn quân mang đầy đủ sính lễ đến rước Mị Nương về núi Tản.
Thủy Tinh đến chậm một bước, cảm thấy không cam chịu liền kéo quân đòi đánh Sơn Tinh cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh kêu gọi gió mưa, sấm chớp, dâng nước lên cao, tạo lớp lớp con sóng dữ dội cùng đám thủy quái đánh nhau với Sơn Tinh. Bên này Sơn Tinh dâng cao đồi núi, bốc đồi ngăn chặn nước lũ, di dời nhân dân lên chỗ cao an toàn rồi gọi các chúa tể sơn lâm ra chiến đấu với thủy quái. Trận chiến kéo dài trong nhiều tháng, Thủy Tinh đã sức cùng lực kiệt nhưng Sơn Tinh lại không hề hấn gì, cuối cùng Thủy Tinh cũng phải chịu thua.
Dân gian truyền rằng từ đó về sau năm nào Thủy Tinh cũng vì thù hận mà đều đặn gây mưa lũ lụt để đánh Sơn Tinh. Nhưng thực ra đó chỉ là cách lý giải về hoạt động của bão ở nước ta hàng năm.
———————-HẾT————————
Một số truyện truyền thuyết được kể lại bằng giọng văn hay đầy truyền cảm và giàu sự sáng tạo mà các em có thể tham khảo thêm như: Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em, Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng tạo của em, Kể lại truyện cổ tích Tấm Cám bằng lời văn của em, Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa bằng lời văn của em.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục