Đề bài: Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Bạn đang xem: Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Phần 1: Dàn ý trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Phần 2: Bài văn mẫu Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng
Bài làm:
Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam nói riêng, văn học nhân loại nói chung. Chính bởi những thành công về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đã làm cho Truyện Kiều còn mãi với thời gian. Nguyễn Du còn thể hiện rõ là người có biệt tài khi xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật trong Truyện Kiều được khắc họa với những nét đẹp mẫu mực, đại diện cho một kiểu nhân vật, một thời kì. Trong đó, nổi bật hơn cả là ba nhân vật chính của tác phẩm Thúy Kiều, Thúy Vân và Kim Trọng.
Ngay phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố ngaThúy Kiều là chị, em là Thúy VânMai cốt cách, tuyết tinh thầnMỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Đó là bức chân dung tuyệt đẹp về hai người con gái. Với vẻ đẹp của mai, của tuyết, tượng trưng cho vẻ đẹp cốt cách, tinh thần, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp trong trắng, thanh cao của hai chị em. Sau đó là tả chi tiết vẻ đẹp của Thúy Vân:
“Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Để khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và ẩn dụ để miêu tả một vẻ đẹp nhẹ nhàng đúng chất của người con gái phong kiến xưa. Đó là khuôn mặt đầy đặn, nét ngài nở nang, miệng cười thục nữ. Một vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp ấy khiến mây phải thua, tuyết phải nhường. Vẻ đẹp ấy cũng báo hiệu một số phận, cuộc đời êm ả của Thúy Vân.
Thúy Kiều được miêu tả với một vẻ đẹp sắc sảo:
“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Chỉ vài câu thơ nhưng cũng giúp ta chiêm ngưỡng được một bức chân dung của một tuyệt sắc giai nhân. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong xanh mùa thu, lông mày uốn cong như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy khiến cho thiên nhiên tạo vật cũng phải hờn ghen. Vẻ đẹp ấy “nghiêng nước nghiêng thành”. Sắc đã tuyệt, tài năng của Kiều còn khiến độc giả vô cùng thán phục:
“Thông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa đủ mùi ca ngâmCung thương lầu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một chươngKhúc nhà tay lựa nên chươngMột thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
Cầm, kì, thi, họa Thúy Kiều đều sở hữu đủ cả. Cả tài và sắc của nàng đều hết sức khiến người khác phải ghen tị. Thúy Kiều được xem như một tài tử giai nhân trăm năm có một. Chính vẻ đẹp ấy đã khiến cho người đọc mơ hồ về một cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều.
Bên cạnh vẻ đẹp về tài sắc, cốt cách của hai cô gái, Nguyễn Du còn rất thành công khi khắc họa vẻ đẹp của nhân vật Kim Trọng. Kim Trọng xuất hiện với hình dáng của một thư sinh thời phong kiến:
“Trông chừng thấy một văn nhânLỏng buông tay khấu bước lần dặm băngĐề huề lưng túi gió trăngSau chân theo một vài thằng con con”
Qua vài câu thơ, ta thấy Kim Trọng mang vẻ đẹp khôi ngô, tuấn tú, tao nhã, trang trọng hơn người:
“Tuyết in sắc ngựa câu giònCó pha màu áo nhuộm non da trời”
Đó là vẻ đẹp khôi ngô, tuấn tú của chàng Kim qua vẻ đẹp của con người và màu áo xanh, một vẻ đẹp toát lên sự lịch thiệp của một người đàn ông. Không những vậy, chàng còn vô cùng thông minh, yêu văn chương, nghệ thuật. Thực sự Kim Trọng và Thúy Kiều như một cặp trời sinh, xứng đôi vừa lứa.
Mỗi nhân vật đều được Nguyễn Du khắc họa với những vẻ đẹp khác nhau nhưng họ đều mang những vẻ đẹp đại diện cho một nhóm người, một tầng lớp xã hội. Đó đều là những con người có tài sắc và chí khí, phẩm chất hơn người. Bằng những bút pháp nghệ thuật cổ điển, Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng một thế giới nhân vật đa chiều nhưng cũng rất điển hình. Cho đến ngày nay, khi nhắc đến những nhân vật này, người đọc đều hình dung được những gì Nguyễn Du muốn truyền tải.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục