Flexing là gì?
Theo nghĩa đen, Flex là một động từ trong tiếng Anh, được dùng để chỉ hành động siết cơ, gập lại hoặc bẻ cong một vật nào đó.
Ví dụ:
- Flex your muscles (Siết cơ bắp).
- He tried to impress me by flexing his huge muscles (Anh ta cố gây ấn tượng với tôi bằng cách uốn dẻo cơ bắp to lớn của mình).
- Sheets of brittle lava broke under their own weight as they flexed (Các mảng dung nham giòn vỡ dưới sức nặng của chính chúng khi chúng uốn cong).
Tuy nhiên, xét theo nghĩa bóng, Flex có nghĩa là thích thể hiện, khoe khoang vật chất, thành tích với người khác một cách quá đà. Đây cũng là nghĩa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ban đầu, flex được sử dụng phổ biến trong thành ngữ “flex your muscle”, mang ý thể hiện năng lực của mình để đe doạ đối phương, dần dần từ này được sử dụng nhiều hơn và mang ý nghĩa khoe khoang như bây giờ.
Lướt mạng xã hội (MXH) vài ngày gần đây, dân tình thường bắt gặp những từ khó hiểu như “flex” hay “pressing”. Thậm chí một số người còn nhanh chóng lan truyền nhiều đoạn hội thoại được cho là ví dụ điển hình của “flex” và “pressing” để giải trí.
Flexing trong Rap
Trong tiếng Anh, flex có nghĩa gốc là uốn cong.
Trong văn hóa rap – hiphop, flex lại gắn liền với mục đích khoe khoang, khoe của. Theo đó, flex là hành động mà một người khoe khoang quá lố về vật chất hay thành tựu của bản thân, đôi khi khiến người khác thấy khó chịu. Đây cũng chính là ý nghĩa của flex khi được sử dụng trong đời thường và trên MXH gần đây.
Có thể nói màn flex “đời đầu” mà ai cũng biết là truyện ngụ ngôn “Lợn cưới áo mới” được xuất hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn. Câu chuyện kể về hai anh chàng hay khoe của và khoe những thứ cực kỳ bình thường như con lợn, cái áo. Vì vậy mà họ trở nên lố bịch trong lời nói: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” hay “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”.
Trên MXH, những trào lưu thể hiện văn hóa flex cũng có thời gian nở rộ. Chẳng hạn như “flex giá tiền của bộ đồ bạn đang mặc” trên YouTube, “body-check” (kiểm tra cơ thể) hay “rich boy – rich girl check” (xác thực là bạn giàu) trên TikTok. Khi khoe tiền bạc hay giàu có chưa đủ thì người ta chuyển sang khoe thành tích học tập, khoe người yêu,…
Chưa bàn đến tính đúng – sai, nên – không nên nhưng như đã nói từ đầu, nhiều khi flex đem lại cảm giác khó chịu cho người khác. Bởi lẽ có những thứ không đáng khoe hoặc có những màn khoe mẽ tạo cảm giác kệch cỡm. Vì vậy khi ai đó flex với tần suất dày đặc thì thường không nhận được sự đồng tình, coi trọng của mọi người xung quanh.
Flex không phải là một cụm từ hiếm gặp, đặc biệt trong văn hóa hiphop. Mọi hành động khoe khoang vật chất, thành tựu như tiền bạc, xe sang hay một đôi giày hiệu đều được xếp vào “flex”. Trong khi, nghĩa gốc của “flex” có nghĩa là uốn hoặc bẻ cong, đi cùng với thành ngữ “flex your muscle” với nghĩa bóng thể hiện năng lực bản thân để đe doạ đối phương. Người ta cho rằng đây là tiền thân của chữ “flex” được dùng với nghĩa khoe khoang vật chất và thành tựu của bản thân như trong nhạc rap bây giờ.
Cứ thế, “flex” được phát triển rộng và trở thành một kiểu văn hóa, được “lăng xê” mạnh mẽ bởi các rapper với cách biểu hiện ra từ ngôn từ cho tới hành động, kéo theo đó là nhiều quan điểm trái chiều thú vị về văn hoá “flexing”.
Có thể thấy, về nghĩa đen, cụm từ “flex” ám chỉ một “văn hóa khoe khoang”, bên cạnh đó, hành động “flex” được bàn qua, nói lại, phản biện từ chính cộng đồng rap hiphop, khiến sân chơi ngày một đa dạng, mỗi “flexers” nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở rap game Mỹ, nhiều rapper cũng thường sử dụng từ “flex” là Drake, Cardi B, A$AP Rocky, Waka Flocka, Iggy Azalea, 21 Savage, Future, Offset, cùng nhiều cái tên khác.
Trong khi đó, nhắc tới các “flexer” ở rap game Việt là không thể quên chủ toạ LowG. LowG thậm chí đã sáng tác riêng chuỗi bài “Flexing at Circle K” từ đó nhắc tới không ít “thú khoe khoang” của dân “lowkey” ở Hà Nội. Cái hay là LowG không “bê nguyên” thú khoe từ văn hoá Mỹ, mà chế biến flex thành một đặc sản của giới trẻ Hà Nội. Có thể nói, những bản rap của LowG đã trở thành “từ điển thú chơi” của giới trẻ Hà Nội.
Mặc dù hiếm khi nhắc đến “flex” trong ca từ, nhưng ai cũng biết “hội anh em” SpaceSpeakers với nhiều sản phẩm âm nhạc “flex” chính hiệu, mà người ta hay ví đó là dòng “rap ăn chơi”. Chủ yếu, thú khoe khoang của SpaceSpeakers đến từ mặt hình ảnh, và gián tiếp “flex” qua cách viết lời. MV “Big city boi” (Binz) chính là điển hình của văn hoá “flex”, với màu sắc, chi tiết gián tiếp thể hiện ý tưởng phóng đại vật chất có phần châm biếm: từ phụ nữ, tiền bạc cho tới xe sang. Tất cả hòa quyện một cách hoàn hảo với phần beat tạo cảm giác “chất chơi” của Touliver, trở thành điển hình của văn hoá “flex” trong rap game Việt.
Từ đâu mà văn hoá “flex” trở nên phổ biến ở Mỹ và trên toàn thế giới?
Song song với “flexing” trong văn hóa hiphop, người ta cũng đã dùng cụm từ “flex” để nói chung về các hành động khoe khoang ngoài đời thực. Khi mọi ranh giới trở nên mờ nhạt, điều cần thiết là nhìn về thuở ban sơ của thú khoe khoang, để hiểu vì sao “flex” có sức lan tỏa như một hiện tượng văn hoá lớn từ những năm 90 tới tận ngày nay.
Cốt truyện đằng sau sự nảy sinh của văn hoá “Flex” đến từ quá khứ của sự phân biệt giai cấp và phân biệt chủng tộc sâu sắc, mà như chúng ta đều biết, hiphop bắt nguồn từ chính cộng đồng người da màu di dân đến vùng ngoại ô New York.
Vì vậy, không giống như các nghệ sĩ da trắng, các nghệ sĩ hip-hop da màu cảm thấy cần phải chứng minh sự giàu có và thành công của mình với người khác. Họ đã làm điều này thông qua các bản rap nhuốm màu vật chất. Để thể hiện sự giàu có, họ sẽ đeo những món đồ đắt tiền như đồ trang sức bằng vàng, mua và tùy chỉnh những chiếc xe hơi đắt tiền. Kết quả là, khi văn hóa hip-hop lan rộng, cảm giác hào nhoáng và xa hoa đã trở thành một khía cạnh phổ biến của văn hóa rap chính thống. Ngày nay, sự xa xỉ, hào nhoáng đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu của văn hóa rap. Hầu hết các nghệ sĩ rap chính thống vẫn thể hiện sự giàu có và lối sống xa hoa trong lời bài hát và trên mạng xã hội của họ.
Làn sóng flexing trên mạng xã hội
Với sự nổi bật ngày càng tăng của phương tiện truyền thông xã hội, văn hóa flex đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong thế hệ Gen-Z trở đi. Văn hóa này càng bùng cháy với sự nổi bật từ các YouTuber, Instagrammers và Tik-Tokers như Jake Paul, Rice Gum, và cộng thêm những người nổi tiếng như Jay Z và Beyonce khi khoe những món đồ mới mua trên mạng xã hội. Người trẻ ngưỡng mộ và thần tượng những rapper này, và muốn bắt chước lối sống giàu có của họ.
Những tài khoản instagram thú vị nhất, có lối sống xa hoa đáng mơ ước nhất đều ở trong vòng tròn mạng xã hội, nơi mọi người nằm trong vòng ảnh hưởng lẫn nhau. Tất cả chúng ta đều ảnh hưởng từ văn hoá “flex”.
Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hành động liên quan đến “Flexing” trên các trang mạng xã hội như: khoe đồng hồ cao cấp, khoe xe sang, khoe quần áo hàng hiệu của giới trẻ, thậm chí là khoe cả số tiền mà mình kiếm được,… Phạm vi của “Flex” không chỉ gói gọn trong nhạc rap mà nó còn mở rộng phạm vi sử dụng hơn. Chắc hẳn bạn còn nhớ trend “Flex giá tiền bộ đồ bạn đang mặc”. Chưa dừng ở đó, nhiều YouTuber đã làm video chi nhiều tiền để mua hết đồ đạc trong một cửa hàng.
Giá trị của hành động “flex”
Chưa bàn tới tính đúng – sai, có thể thấy, văn hoá flex trong hip hop vẫn làm đúng vai trò của nó – phản ánh xã hội một cách thô mộc, đầy đủ và đa sắc diện nhất có thể. Đó là những ánh hào quang mà một tầng lớp nhất định đang hướng đến, là sự thôi thúc của chủ nghĩa vật chất, sự ngồn ngộn nguyên liệu của nhiều thứ áp lực trang lứa (mà chúng ta gọi là “peer pressure”), thú khoe khoang trên mạng xã hội và áp lực thành tích của từng cá nhân, trong thời đại toàn cầu hóa,… khiến thời gian và vật chất đều trở nên xa xỉ, hoặc rẻ bèo.
Binz lặp lại câu hỏi: “Nghe nói rap Việt mất chất?” mà sau này, người ta đồn rằng sự mất chất là do nhạc rap trở nên phổ biến, những nguồn tài chính lớn đổ vào túi rapper khiến họ mất đi sự gai góc ban sơ. Ngay từ thời điểm đó đến nay, nhạc rap vẫn chứng minh được tính xã hội của nó nhờ chính sự hỗn loạn đó, khi có nhiều các tác phẩm đầy tự do, cả về ý tưởng và ngôn từ được ra đời. Sự tự do, bất tuân ý thức và từ chối việc “cố gắng sống đúng” tạo cho nhạc rap một sự sống khác hẳn các dòng nhạc khác, ấn tượng, trần trụi, và vì thế, đầy sức hút.
Một số ý nghĩa khác của Flex
Ngoài những ý nghĩa trên, FLEX còn là cụm viết tắt của một số từ tiếng Anh. Cụ thể như sau:
Cách viết cụ thể Ý nghĩa File Exchange System Hệ thống trao đổi tập tin Federation Licensing Examination Liên đoàn kiểm tra cấp phép Future Leaders Exchange Lãnh đạo trao đổi tương lai Flame Extinguishment Experiment Ngọn lửa Extinguishment thử nghiệm Fast Lexical Analyzer Phân tích từ vựng nhanh Flexible Spending Account Tài khoản linh hoạt chi tiêu Fleet Exercise Tập trận hạm đội
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp