Tri giác là gì?
Tri giác được hiểu là một quá trình thu nhận, phân tích, chọn lọc và tổ chức liên kết từ các giác quan. Phản ánh chính xác và trọn vẹn nhất các thuộc tính bên ngoài của các sự vật, hiện tượng khi có sự tác động trực tiếp vào các giác quan.
Khi thông tin về các thuộc tính của các sự vật hiện tượng tiếp nhận qua các giác quan được truyền đến vỏ não và ngay lập tức chúng được tổ chức, phân tích và sắp xếp thành những hình ảnh mang đầy đủ ý nghĩa, mang tính chất về chính sự vật, hiện tượng tác động vào giác quan của con người.
Các phương pháp nghiên cứu tri giác được tiếp cận theo nhiều hướng. Từ sinh học đến sinh lý học hoặc từ tâm lý học đến triết học tính thần và được tiếp cận trong nhận thức luận theo kinh nghiệm thực tế qua các giai đoạn chủ nghĩa.
Phân loại tri giác
Tri giác được phân loại theo 2 cách là theo đối tượng và theo cơ quan cảm giác.
Tri giác theo đối tượng:
- Tri giác không gian: Giúp con người nhận biết được hình dạng, kích thước, khoảng cách, chiều sâu, độ xa và phương hướng của sự vật.
- Tri giác thời gian: Là sự phản ánh về vận tốc, độ nhanh hay chậm và tính kế tục của hiện tượng.
- Tri giác vận động: Sự phản ánh những thay đổi về vị trí, sự chuyển động của các đối tượng.
Tri giác theo các cơ quan cảm giác:
- Tri giác nhìn: Phản ánh về hình dạng, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
- Tri giác nghe: Phản ánh về âm thanh, âm độ lớn hay nhỏ của đối tượng.
- Tri giác sờ mó: Phản ánh về cấu tạo bề mặt, kích thước, nhiệt độ của vật chất hay đối tượng.
Các đặc tính của tri giác là gì?
Tri giác là một phạm trù thuộc về nhận thức của con người. Và cũng như các phạm trù khác, tri giác có những đặc tính sau:
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện cách trực tiếp nhất về các đặc điểm bên ngoài của chúng.
- Tri giác là một quá trình tâm lý nhận thức vì có sự khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
- Trái ngược với cảm giác là thường phản ánh một cách riêng lẻ về từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng theo từng cơ quan cảm thụ riêng biệt. Tuy nhiên, tri giác lại là sự tổng hợp của các cảm giác tạo nên một hình ảnh đầy đủ, trọn vẹn về sự vật, hiện tượng.
- Tri giác giúp con người phân loại được sự vật đó thuộc đối tượng hoặc nhóm sự vật, hiện tượng nào một cách tự động. Đồng thời cũng xác định được mối quan hệ và liên hệ giữa các sự vật hiện tượng đó.
- Tri giác sử dụng các dữ liệu trực quan đang có do cảm giác mang lại ngày lúc đó. Đồng thời dùng cả những kinh nghiệm đã có trong quá khứ để có hình ảnh sự vật một cách trọn vẹn nhất nhằm gọi tên được sự vật đó. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất so với cảm giác.
Tri giác là một quá trình tích cực với việc giải quyết các vấn đề cụ thể của con người. Nó giúp con người xác định một cách tương đối rõ ràng về vị trí của chủ thể đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động ngày khi cảm giác xuất hiện. Hai quá trình cảm giác và tri giác luôn song hành với nhau một cách liên tục, không thể tách rời. Về mặt thời gian, ranh giới giữa tri giác và cảm giác là không rõ ràng. Sự tách biệt giữa chúng hoàn toàn là do mục đích của nhận thức. Do đó, có nhiều quan điểm cho rằng quá trình cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất.
Đặc điểm của tri giác
– Phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp. Tri giác phản ánh các dấu hiệu bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
– Tri giác là một quá trình tâm lý, quá trình này có khởi đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
– Cảm giác thường phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng và gắn với một cơ quan thụ cảm chuyên biệt. Trong khi đó, tri giác là sự tổng hợp các cảm giác để tạo ra một hình ảnh trọn vẹn về đối tượng. Có thể hiểu tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.
– Tri giác giúp con người xác định được sự vật đó thuộc loại hay nhóm sự vật hiện tượng nào đó. Có thể hiểu tri giác một cách tự động xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm sự vật hiện tượng. Điều này chứng minh cho luận điểm của Mác “Lồng trong con mắt là những nhà lý luận”.
– Tri giác sử dụng dữ liệu trực quan do cả giác đang mang lại đồng thời sử dụng cả các kinh nghiệm đã học được trong quá khứ để có hình ảnh của sự vật một cách trọn vẹn để gọi tên sự vật, đây là điểm khác biệt lớn so với cảm giác.
– Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động ngay khi con người có cảm giác. Quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục và không thể chia cắt. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặt thời gian là không rõ ràng. Việc tách biệt cảm giác và tri giác là hoàn toàn do mục đích nhận thức. Do đó, có quan điểm cho rằng cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất.
– Tri giác là quá trình tích cực, gắn liền với việc giai quyết các nhiệm vụ cụ thể của con người. Tri giác giúp con người xác định được vị trí của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng.
Rối loạn tri giác là gì?
Đây là bệnh lý thường xuất hiện và được nhiều người quan tâm, cụ thể:
– Rối loạn tri giác hay còn được gọi là rối loạn ý thức hoặc suy giảm ý thức là một trạng thái mà ý thức bị ảnh hưởng do tổn thương não. Ý thức đồi hỏi cả sự thức tỉnh và sự nhận thức.
– Nhận thức gắn liền với các quá trình suy nghĩ phức tạp hơn và khó đánh giá hơn. Hiện tại, việc đánh giá nhận thức dựa vào các phản ứng thể chất được phát triển trong các cuộc kiểm tra.
– Thức tỉnh là khả năng mở mắt và có các phản xạ cơ bản như ho, nuốt và mút (bú).
Rối loạn tri thức bao gồm các loại như sau:
– Hôn mê:
+ Là trạng thái khi một người không có dấu hiệu tỉnh táo và không có dấu hiệu nhận biết. Một người hôn mê nằm nhắm mắt và không phản ứng với môi trường, giọng nói hoặc kích thích đau.
+ Hôn mê thường kéo dài từ 02 đến 04 tuần. Trong thời gian đó một người có thể tỉnh dậy hoặc chuyển sang trạng thái thực vật hoặc trạng thái ý thức tối thiểu.
– Trạng thái ý thức tối thiểu:
+ Một người biểu hiện nhận thức rõ ràng nhưng tối thiểu hoặc không phù hợp thì được xếp vào trạng thái ý thức tối thiểu. Họ có thể có nhữung khoảng thời gian có thể giao tiếp hoặc đáp ứng các yêu cầu, chẳng hạn như cử động ngón tay khi được hỏi.
+ Người có thể đi vào trạng thái ý thức tối thiểu sau khi hôn mê hoặc trạng thái thực vật. Trong một số trường hợp, trạng thái ý thức tối thiểu là một giai đoạn trên lộ trình phục hồi nhưng trong những trường hợp khắc nó là vĩnh viễn. Như trạng thái thực vật, trạng thais ý thức tối thiểu liên tục có nghĩa là nó kéo dài hơn bốn tuần.
+ Đây là trạng thái khó hơn để chẩn đoán trạng thái ý thức tối thiểu vĩnh viễn vì nó phụ thuộc vào những thứ như: Loại tổn thương não, người đó phản ứng như thế nào hay tổn thương nghiêm trọng như thế nào? Trong hầu hết các trường hợp, trạng thái ý thức tối thiểu thường không được coi là vĩnh viễn cho đến khi nó kéo dài vài năm.
– Trạng thái thực vật:
+ Trạng thái thực vật là khi một người thức tỉnh nhưng không có dấu hiệu nhận thức. Một người ở trạng thái thực vật có thể: Có các phản xạ cơ bản (chẳng hạn như chớp mắt khi chúng giật mình vì tiếng động lớn hoặc rút tay khi bị bóp mạnh), mở mắt của họ, thức dậy và đi vào giấc ngủ đều đặn.
+ Một người ở trạng thái thực vật không thể hiện bất kỳ phản ứng có nghĩa nào, chẳng hạn như nhìn theo vật thể bằng mắt hoặc phản ứng với giọng nói, họ cũng không có biểu hiện của cảm xúc. Họ cũng có thể điều chỉnh nhịp tim và nhịp thở mà không cần sự hỗ trợ.
Sự chuyển hoá cảm giác thành tri giác
Sự chuyển hoá từ cảm giác sang tri giác là một quá trình diễn ra rất nhanh khiến con người không nhận thức được cảm giác có trước, tri giác có sau mà cho rằng chúng là một. Tuy nhiên, sự chuyển hoá này vẫn bao gồm 4 bước như sau:
Bước 1:
Sự kích thích của một số năng lượng vật lý của môi trường xung quanh tác động tới các giác quan của con người như ánh sáng đối với mắt, âm thanh đối với tai, ma sát đối với da, các phân tử hoá học đối với lưỡi hoặc mũi, chính là nơi có các tế bào thần kinh cảm giác chuyên trách chịu kích thích của một loại năng lượng nào đó.
Bước 2:
Sự chuyển hoá từ năng lượng vật lý thành năng lượng sinh học (năng lượng thần kinh) ở tế bào cảm giác đang bị kích thích và hưng phấn, sẽ được truyền đi từ cơ quan cảm nhận theo dây thần kinh đến một vùng não chuyên trách xử lý thông tin riêng biệt đó nằm trên vỏ não. Và chúng được gọi là những xung điện thần kinh.
Bước 3:
Những xung điện thần kinh này tạo ra những cảm giác vô nghĩa trên vùng đó của vỏ não.
Bước 4:
Các xung điện thần kinh này lan truyền sang các vùng não lân cận khác của vỏ não được gọi là vùng liên hợp để cảm nhận được và tổng hợp thành một hình ảnh hay một ấn tượng rõ ràng gọi là tri giác. Nghĩa là chủ thể nhận ra và biết được sự vật, hiện tượng mà tri giác phản ánh là sự vật, hiện tượng gì.
Những sai lầm có thể của tri giác
Tri giác sai lầm là tri giác không chính xác về sự vật hiện tượng có thật. Những sai lầm của tri giác có thể có ba loại:
– Sai lầm do hiện tượng vật lý tạo nên: ánh sáng phản chiếu hay khúc xạ có thể gây ra hiện tương tri giác sai lầm. Lái xe trên đường vào buổi trưa nắng gắt, người lái có cảm giác phía trước có một vũng nước, đó là ví dụ của tri giác sai lầm
– Sai lầm do giác quan tạo nên: các giác quan của con người có thể bị đánh lừa trong những điều kiện nhất định, do đó tri giác có thể sai lầm trong trường hợp này.
– Sai lầm do đại não gây nên: sai lầm này có thể được chia thành những loại như sau:
+ Sai lầm do nhu cầu gây nên, người đang khát nước nghe gió thổi tưởng như nước đang chảy đâu đó.
+ Sai lầm do tình cảm gây nên, người sợ hãi một đe doạ từ bên ngoài tới, thấy cây động đậy tưởng có ai đang đuổi theo mình.
+ Sai lầm do không chú ý mà nên, có lúc nghe lầm, nhìn lầm vì thiếu sự chú ý nhất định
Các trường hợp sai lầm của tri giác có rất nhiều ứng dụng trong hoạt động thực tiễn, trong nghệ thuật, trong quảng cáo, …
Ảo giác không phải là sự sai lầm của tri giác về một đối tượng có thật mà là phản ánh về một đối tượng không có thực. Ảo giác không do giác quan mang lại mà là sản phẩm của đại não và là kết quả của sự thể hiện tình cảm, tư tưởng của chủ thể ra bên ngoài.
Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến tri giác
– Kinh nghiệm trong quá khứ: tri giác của con người chịu ảnh hưởng của quá khứ rất mạnh. Con người nhận biết đối tượng một phần do thói quen và những điều đã biết trong hoạt động và trong cuộc sống. Máy chụp hình cũng gồm thấu kính như đôi mắt nhưng hình chụp khác hình nhìn bằng mắt vì máy chụp ghi hình không dựa vào kinh nghiệm. Nhưng cũng chính do kinh nghiệm mà nhiều lúc con người tri giác thiếu chính xác. Chẳng hạn, có nhiều lúc có người đi thăm một phong cảnh hoàn toàn xa lạ nhưng lại có cảm nghĩ rằng hình như đã gặp những hình ảnh quen thuộc ở đó. Hiện tượng này Tâm lý học đại cương Biên soạn: Phạm Hoàng Tài Trang 38 do kinh nghiệm lưu lại trong trí nhớ về những lần ngoạn cảnh nơi khác trộn lẫn với thực tế đang tri giác gây nên.
– Nhu cầu hiện tại: nhu cầu đã hướng dẫn tri giác của con người về cái họ cần. Thông thường một nhu cầu khó đạt, con người hay gán cho nó một giá trị lớn. Còn một nhu cầu dễ thoả mãn, con người lại hay xem thường giá trị của nó. Một khi nhu cầu được thoả mãn, tri giác của con người về đối tượng sẽ trở nên khách quan hơn.
– Tình cảm hiện tại: tình cảm ảnh hưởng mạnh mẽ đến tri giác nhất là ở tuổi nhỏ khi những hiểu biết chưa được kiện toàn. Tâm trạng của con người sẽ chi phối rõ ràng đến những hình ảnh đang tri giác.
Ví dụ về tri giác
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm tri giác là gì?, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số Ví dụ về tri giác để quý độc giả hiểu được rõ hơn.
Ví dụ: Khi ta có 1 rổ cam, chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất chúng ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó.
Tri giác phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng. Nhờ mắt ta thấy được màu sắc, ước lượng được kích thước và số lượng quả cam trong rổ.
Vd: con người đặt ra nhiệm vụ và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. muốn biết sự việc trên buộc chủ thể phải chủ động, tự giác và tích cực để tri giác đúng sự việc trên. Tri giác giúp con người Xác định được vị trí của chủ thể đối với sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh một cách tương đối rõ ràng. Tri giác giúp con người xác định được sự vật hiện tượng đó thuộc loại nhóm sự vật hiện tượng nào, tứclà tri giác “tự động” xác định mối quan hệ giữa một sự vật hiện tượng và nhóm. Quan hệ giữa cảm giác và tri giác + Tri giác quy định chiều hướng lựa chọn các cảm giác thành phần, mức độ và tính chất của cảm giác thành phần. Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, đặc biệt là ở người trưởng thành. Nó là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giácgiúp con người điều chỉnh hành động cho phù hợp với sự vật hiện tượng khách quan. Đặc biệt hình thức tri giác cao nhất: Quan sát, do những điều kiện xã hội chủ yếu là lao động xã hội trờ thành một mặt tương hỗ trợ độc lập của hoạt động và trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học, cũng như của nhận thức thực tiễn. Ví dụ: Ta có thể nhận dạng một vật mà không cần dùng mắt mà có thể dùng tay để sờ hoặc bóp ta cũng có thể nhận ra đó là vật gì. Có nhiều quan điểm cho rằng tri giác và cảm giác là một thể thống nhất. Theo bạn quan điểm trên đúng hay sai? Tại sao? Trả lời: Quá trình tri giác diễn ra một cách tự động, ngay khi con người có cảm giác. Ranh giới giữa cảm giác và tri giác về mặc thời gian là không rõ ràng, việc tách biệt giữa cảm giác và tri giác hoàn toàn là do mục đích nhận thức. Trên thực tế, quá trình cảm giác và tri giác diễn ra một cách liên tục không thể chia cắt. Do vậy, cảm giác và tri giác là một hệ thống hợp nhất. – Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh trọn vẹn thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào giác quan. – Tri giác sử dụng trực quan do cảm giác mang lại. Vậy có thể nói: cảm giác là tiền đề để hình thành tri giác. – Tri giác sử dụng kinh nghiệm đã học được, tích lũy được trong quá khứ để có hình ảnh về sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn phân biệt, xác định mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhau. – Do vậy chúng ta cần phải học tập, cập nhật thông tin, tích cực trao đổi và tích lũy kiến thức tri giác đúng và vững về sự vật hiện tượng khách quan. Giải quyết các nhiệm vụ cụ thể và góp phần hoàn thiện bản thân.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp