Thường biến là gì? Đặc điểm và Vai trò của thường biến sẽ là những nội dung chính mà THPT Ngô Thì Nhậm sẽ truyền tải đến các em trong bài học hôm nay để giúp các em học tốt môn Sinh học lớp 9.
Thường biến là gì? Ví dụ về thường biến
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến diễn ra đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau.
Thường biến không di truyền do không biến đổi kiểu gen. Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình, đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của môi trường.
Ví dụ: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những điều kiện môi trường khác nhau.
→ Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.
Một vài ví dụ về thường biến:
– Một loài động vật về mùa đông có bộ lông dày màu trắng lẫn với tuyết; về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. Sự thay đổi bộ lông của các loài thú này tương ứng với điều kiện môi trường, đảm bảo cho việc thích nghi theo mùa.
– Một số loài thực vật ở nước ta như bàng, xoan rụng lá vào mùa đông có tác dụng giảm sự thoát hơi nước qua lá.
– Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) đỏ thuần chủng khi trồng ở 35°C thì ra hoa màu trắng. Thế hệ sau của cây hoa này trồng ở 20°C lại cho hoa màu đỏ. Trong khi đó giống hoa trắng thuần chủng trồng ở 20°C hay 35°C đều ra hoa màu trắng. Điều này xảy ra do kiểu gen AA tạo thành ở 35°C là thường biến. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hình thành màu trắng của hoa, còn kiểu gen AA không bị biến đổi, do đó màu trắng của hoa không được di truyền cho thế hệ sau.
– Ở một cây rau dừa nước (Ludwigia Adscendens): khúc thân mọc trên bờ có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ; khúc thân mọc ven bờ có thân và lá lớn hơn ; khúc thân mọc trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn hơn hai khúc trên và ở mỗi đốt, một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn.
Mức phản ứng của thường biến:
Cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hinh khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Tuy nhiên, khả năng phản ứng khác nhau hay thường biến có giới hạn do kiểu gen quy đinh.
Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất,còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha.
Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
– Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường.
→ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
– Tính trạng chất lượng: phụ thuộc chủ yêu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở vùng núi hay đồng bằng đều cho hạt bầu tròn và màu đỏ.
– Tính trạng số lượng: thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên rất khác nhau.
Ví dụ: lượng sữa vắt được trong 1 ngày của 1 giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc.
– Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
– Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
Ví dụ:
Đặc điểm của thường biến
Dưới đây là một số đặc điểm của thường biến:
- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).
- Thường biến diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.
- Thường biến không di truyền được. Đây là một đặc điểm khác giữa thường biến và đột biến, khi đột biến cho thể di truyền được cho thế hệ sau thì thường biến lại không.
- Thường biến thường có lợi vì giúp cho sinh vật có thể thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi. Đây cũng là một đặc điểm khác với đột biến khi mà đột biến lại hầu như có hại cho sinh vật, gây biến đổi gen biến đổi kiểu hình.
- Thường biến không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.
Vai trò của thường biến
- Thường biến giúp thực vật và động vật thích nghi với môi trường luôn thay đổi, có lợi cho bản thân sinh vật. Thường biến trên thực tế là loại biến dị được diễn ra đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen. Đồng thời, những cá thể này được sống trong một môi trường có điều kiện giống nhau.
- Không di truyền các tính trạng xấu sang dòng F2. Thường biến không có yếu tố di truyền nên sẽ không ảnh hưởng đến các thế hệ sau, đây là một lợi ích của thường biến so với đột biến.
- Biến đổi vật chất di truyền, biến đổi kiểu hình, không biến đổi gen. So sánh thường biến với đột biến cũng chỉ ra rằng thường biến không di truyền do không biến đổi kiểu gen. Tuy nhiên, nhờ có sự thay đổi của thường biến mà cơ thể nhận được sự linh hoạt hơn trong phản ứng về kiểu hình. Đồng thời, nó còn giúp đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ tự nhiên của môi trường.
Phân biệt Phân biệt thường biến và đột biến
Để nắm rõ hơn về thường biến và đột biến, mời các em tham khảo thêm bài viết Phân biệt thường biến và đột biến
***************
Hy vọng thông qua bài học trên, các em đã nắm rõ khái niệm thường biến là gì, đặc điểm và vai trò của thường biến. Thầy cô chúc các em học thật tốt, nắm chắc kiến thức để đạt kết quả cao trong mọi kì thi nhé.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục