Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách là câu hỏi trong phần tự luận Module 7. Nếu các thầy cô chưa biết cách lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh thì hãy tham khảo bài làm dưới đây nhé.
Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách
Câu hỏi: Thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách
Bài làm:
Lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS
A. BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Bộ quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ giáo dục bao gồm bộ quy tắc ứng xử trong trường Tiểu học, quy tắc ứng xử trong trường học THCS, THPT, mầm non… Bộ quy tắc ứng xử trong trường học được ban hành theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong trường mầm non, giáo dục phổ thông. Bộ quy tắc ứng xử này được áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục.
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Quy tắc ứng xử áp dụng cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Trần Phú
- Quy tắc ứng xử của trường THCS…… được xây dựng trên cơ sở Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Các hành vi giáo viên và học sinh không được làm:
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Học sinh không được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
- Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập trước cổng trường.
- Phá hoại tài sản của nhà trường (bàn ghế, cây cối…). Lãng phí điện, nước, quạt, đèn….
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quan hệ ứng xử của người học
1. Đối với bản thân.
– Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
– Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
– Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
– Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
– Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
– Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp đoàn, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
– Đến trường trang phục phải đúng qui định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định , không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè lẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
2. Đối với bạn bè.
– Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
– Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.
3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
– Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi .
– Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
– Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường
4. Đối với khách và người lớn tuổi.
– Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; Hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
– Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
– Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Đối với gia đình.
– Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
– Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
– Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
– Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
– Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
6. Đối với môi trường sống và học tập.
– Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên.
– Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
– Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
– Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
7. Đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú.
– Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
– Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
8. Ở nơi công cộng.
– Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ.Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
– Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…
9. Ở trong lớp học.
– Thực hiện tốt nội quy lớp học .
– Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
– Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học. Tắt điện, quạt điện, đóng cửa khi ra về.
10. Đối với thực hiện an toàn giao thông.
– Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
– Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
– Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
– Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
B. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LỚP…. NĂM HỌC: 2022 – 2023
Giáo viên chủ nhiệm lớp…..
1. Đặc điểm tình hình lớp
1.1. Khái quát tình hình chung của lớp: 8/4
– Tổng số HS: 38 học sinh (trong đó: 23 nam,15 nữ)
* Đặc điểm chung:
– Đa số các em đều được sự quan tâm của phụ huynh, ở gần trường.
1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
1) Thuận lợi
– Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.
– Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.
– Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.
2) Khó khăn:
– Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.
– Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà.
– Lứa tuổi lớp 8 là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển bất ổn nhất trong các khối lớp THCS, nên học sinh thể hiện, bộc lộ nhiều tính cách khác nhau.
2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:
– Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
– Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.
– Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.
– Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.
3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:
– Xây dựng nội quy lớp học;
– Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.
– Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…
– Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.
– Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập
– Thường xuyên theo dõi, quan tâm, học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.
– Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.
– Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…
4. Kế hoạch cụ thể
Thời gian Nội dung Biện pháp Đánh giá, điều chỉnh Tháng
8- 9
Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.
– Lập danh sách hs kí cam kết nói không với bạo lực học đường.
– Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN
– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.
-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS
– Sản phẩm đánh giá: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS
– Phương pháp đánh giá: Quan sát
– Công cụ đánh giá 1: Phiếu quan sát
– Người đánh giá: GV+ HS
Tháng 10 Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường” – Tổ chức các tổ thi đua với nhau – Sản phẩm đánh giá: Cách xử lí tình huống.
– Phương pháp đánh giá: Quan sát
– Công cụ đánh giá: Thang đo
– Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.
Tháng 11 Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường” -Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT. – Sản phẩm đánh giá: Câu trả lời của HS.
– Phương pháp đánh giá: Vấn đáp
– Công cụ đánh giá 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.
– Người đánh giá: GV.
….., ngày…tháng….năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Người lập kế hoạch
Xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách
Quy tắc ứng xử và an toàn học đường
1. Quy tắc chung của lớp học
Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.
Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan lớp học; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
Giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; học sinh phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuồi, không sử dụng trang phục gây phản cảm.
Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong giờ học; không tham gia tệ nạn xã hội.
Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.
2. Ứng xử của giáo viên
Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ học sinh; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của học sinh.
Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
3. Ứng xử của học sinh trong lớp học
Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
Hướng dẫn thầy cô xây dựng bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học đang phụ trách
Để xây dựng được bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách thì thầy/ cô phải nắm bắt được những yêu cầu quan trọng của bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường là:
- Nắm rõ các phẩm chất đạo đức cần rèn luyện cho học sinh;
- Biết cách ứng xử chuẩn mực dành cho học sinh;
Vì đối với một lớp học an toàn thì mọi học sinh cần nhận thức được hành vi vi phạm đạo đức và cách ứng xử chuẩn mực nhất để xử lý trong mỗi tình huống, nhất là bạo lực học đường và các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường.
Tuy nhiên trong bộ quy tắc ứng xử đó cũng cần quy định những hành vi không được phép làm của cả người giảng dạy. Bởi an toàn học đường là an toàn trong tất cả hành vi và mối quan hệ xung quanh học sinh.
Trong bộ quy tắc ứng xử và an toàn học đường lớp học sẽ bao gồm những nội dung như sau:
- Đối tượng áp dụng;
- Các hành vi học sinh và giáo viên không được làm;
- Quan hệ ứng xử giữa học sinh với mối quan hệ xung quanh như bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi, gia đình, trong lớp, môi trường học tập, cộng đồng và láng giềng, an toàn giao thông.
- Quan hệ ứng xử của giáo viên với các mối quan hệ xung quanh như học sinh, trẻ em, cán bộ đồng nghiệp, cấp dưới, người thân, cha mẹ học sinh, khách đến cơ quan, cộng đồng, và nơi cư trú.
- Tổ chức thực hiện
Bộ quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ Giáo Dục
Đây là bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được ban hành theo Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT.
Điều 4. Quy tắc ứng xử chung
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.
3. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
4. Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.
5. Không sử dụng trang phục gây phản cảm.
6. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội.
7. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.
8. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
9. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.
Điều 5. Ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.
2. Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.
3. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 6. Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 7. Ứng xử của nhân viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 8. Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép
Điều 9. Ứng xử của cha mẹ người học
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Điều 10. Ứng xử của khách đến cơ sở giáo dục
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Bộ quy tắc ứng xử trong trường THCS – Mẫu số 1
Dưới đây là một số mẫu bộ quy tắc ứng xử trong trường học của các cơ sở giáo dục, mời bạn đọc tham khảo:
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của công chức, viên chức và người lao động làm việc tại trường Trung học cơ sở Phan Công Hớn (sau đây gọi chung là nhà trường) trong thi hành nhiệm vụ và quan hệ xã hội (sau đây gọi chung là Quy tắc); quy định trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động nhà trường trong việc thực hiện và quy định các hình thức xử lý khi vi phạm.
Điều 2. Mục đích
Quy định các chuẩn mực xử sự của công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ và quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự liêm chính, văn minh, chuyên nghiệp phù hợp với nghĩa vụ và trách nhiệm của công chức, viên chức.
Thực hiện công khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội của viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Là căn cứ để nhà trường xử lý trách nhiệm khi viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội.
Chương II. CHUẨN MỰC XỬ SỰ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THI HÀNH NHIỆM VỤ
Điều 3. Những quy định chung
Khi thi hành nhiệm vụ viên chức phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của công chức theo quy định tại Điều 8, 9, 10, 16, 17 của Luật Cán bộ, công chức, Điều 16, 17, 18, 19 của Luật Viên chức, Điều 36, 37, 38, 39, 40 của Luật Phòng, chống tham nhũng, Điều 6, 8 của Luật Tiếp công dân, Điều 28, 31, 34, 35 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Có trách nhiệm phát hiện viên chức khác trong nhà trường thực hiện sai, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; phản ánh đến Lãnh đạo nhà trường khi phát hiện và chịu trách nhiệm về những phản ánh của mình.
Lãnh đạo nhà trường, Ban Chấp hành các đoàn thể, các Tổ trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức. Khi viên chức vi phạm Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm xử lý vi phạm theo quy định.
Điều 4. Thời gian làm việc
Thực hiện theo đúng Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trên cơ sở Thông tư 28, Hiệu trưởng nhà trường phân công nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên tại đơn vị;
Thời gian giảng dạy của giáo viên được thể hiện cụ thể trên thời khóa biểu. Ngoài ra giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, cấp Sở, cấp Phòng khi được điều động và sinh hoạt tổ chuyên môn cấp trường; tham gia đầy đủ các Lễ Hội, các hoạt động ngoại khóa trong năm học do trường tổ chức. Giáo viên tham gia đầy đủ các buổi coi kiểm tra đồng loạt, kiểm tra học kỳ, chấm bài kiểm tra học kỳ hoặc tham gia các kỳ khảo sát khi được phân công.
Nhân viên phải đảm bảo đủ 40 giờ làm việc/ tuần (theo lịch làm việc cụ thể trong năm); có trách nhiệm tổ chức các hoạt động liên quan chuyên môn nghiệp vụ của từng bộ phận tham gia đầy đủ các buổi họp cấp Sở, cấp Phòng và cấp trường khi được điều động.
Điều 5. Trang phục làm việc
Khi thực hiện nhiệm vụ: viên chức phải mặc trang phục lịch sự, tác phong nghiêm túc. Trang phục được quy định cụ thể như sau:
Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi, mang giầy Tây hoặc sandan (áo bỏ vào quần nghiêm túc, đầu tóc gọn gàng, không nhuộm màu)
Đối với nữ: trang phục áo dài (đối với giáo viên); quần tây, áo sơ mi có tay hoặc quẩn tây, áo kiểu nghiêm túc hoặc bộ comple (đối với CBQL, nhân viên văn phòng)
Lễ phục: là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ (khi sinh hoạt dưới cờ vào thứ Hai hàng tuần; Khai giảng năm học; Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; lễ Kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11; Giỗ Tổ Hùng Vương; Lễ sơ kết học kỳ, tổng kết năm học…)
Đối với nam: Quần tây, áo sơmi (thắt cavat đối với những buổi Lễ có tính chất trang trọng). Đối với nữ: áo dài truyền thống (đối với CBQL và giáo viên), quần tây sơ mi hoặc comple (đối với nhân viên văn phòng).
Đeo thẻ viên chức khi làm việc.
Điều 6. Ý thức kỷ luật
Nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Đảng và Nhà nước; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường.
Có tác phong làm việc nghiêm túc; thái độ lịch sự, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt người khác. Không tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thẩm quyền.
Không sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, ngày trực. Không hút thuốc lá trong khuôn viên nhà trường, phòng làm việc, phòng họp, hội trường. Không đánh bạc, tham gia các tệ nạn hoặc các hành vi khác trái với quy định pháp luật dưới mọi hình thức.
Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc; không truy cập các trang mạng có nội dung không liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ. Không like, chia sẻ, bình luận những bài viết có tính chất xuyên tạc, phản động. Không thờ cúng trong phòng làm việc và hoạt động mê tín dị đoan.
Điều 7. Giao tiếp ứng xử
Giao tiếp và ứng xử với học sinh
Có thái độ giảng dạy nhẹ nhàng, thân thiện, nhiệt tình, trách nhiệm với học sinh; thận trọng, khách quan, công bằng khi đánh giá nhận xét và cho điểm học sinh; quan sát, lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của học sinh; hướng dẫn cho học sinh thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường.
Không lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi trái qui định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh; không tổ chức dạy thêm trái qui định.
Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, không dùng điểm số để trách phạt học sinh khi vi phạm kỷ luật; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt học sinh. Giao tiếp và ứng xử với phụ huynh học sinh:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các hình thức như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.
b) Gặp gỡ phụ huynh học sinh tại nhà trường đúng giờ quy định (không mời phụ huynh lên trao đổi khi có tiết dạy trên lớp). Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị nơi công tác; thông tin được trao đổi ngắn gọn, đảm bảo chính xác; không lăng mạ, xúc phạm học sinh khi trao đổi với phụ huynh học sinh.
c) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp phụ huynh; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những vấn đề vướng mắc trong quyền hạn của mình; kịp thời báo cáo Lãnh đạo nhà trường những vướng mắc của phụ huynh không thuộc thẩm quyền giải quyết của giáo viên.
Không sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho phụ huynh học sinh và quần chúng nhân dân.
Không được điều chỉnh điểm làm sai lệch kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; thông báo kịp thời, chính xác đến phụ huynh học sinh kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh.
Giao tiếp và ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp
Giao tiếp và ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới Viên chức lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu trong lối sống, trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đạo đức tác phong, văn hóa trong nhà trường.
Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của viên chức trong nhà trường.
Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của viên chức để giải quyết kịp thời, thỏa đáng, hiệu quả góp phần tạo đoàn kết trong nội bộ.
Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đúng sở trường công tác nhằm phát huy năng lực, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cá nhân và giúp cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công trong năm học. Có giám sát tiến độ, chất lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới; ứng xử theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng và minh bạch.
Không chuyên quyền, độc đoán, coi thường cấp dưới; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình xúc phạm và tổn hại uy tín, danh dự, nhân phẩm của cấp dưới.
Giao tiếp và ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên. Thực hiện theo nguyên tắc cấp dưới chấp hành quyết định của cấp trên; chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo nhà trường hoặc trước pháp luật về việc thực hiện những quy tắc, quy định nhà trường và thực hiện Pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cấp dưới phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cấp trên, thực hiện đúng nguyên tắc chế độ thủ trưởng trong giao tiếp và thi hành nhiệm vụ,.
Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín, danh dự của cấp trên.
Giao tiếp và ứng xử đối với đồng nghiệp. Với đồng nghiệp phải ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; chân thành, thân thiện và đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, của tập thể; góp ý đồng nghiệp thẳng thắn, khách quan, trên tinh thần xây dựng để cùng tiến bộ.
Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình để hạ uy tín, danh dự hoặc xúc phạm nhân phẩm đồng nghiệp.
Giao tiếp qua điện thoại và thư điện tử
Khi giao tiếp qua điện thoại, viên chức phải xưng tên, chức danh, chức vụ, đơn vị công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe; không tỏ thái độ thiếu lịch sự, không gắt gỏng hay nói trống không; không ngắt điện thoại đột ngột.
Quản lý, sử dụng hộp thư điện tử đơn vị đúng quy chế. Thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.
Điều 8. Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với viên chức khi thi hành nhiệm vụ
Tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính. Viên chức phải chấp hành quyết định của cấp quản lý trực tiếp; phối hợp với viên chức khác trong và ngoài nhà trường có liên quan để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công.
Báo cáo kịp thời với người ra quyết định khi viên chức phát hiện quyết định của cấp có thẩm quyền trái pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn. Trong trường hợp vẫn chấp hành quyết định, viên chức phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra do thực hiện quyết định đó.
Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; không để trễ hạn, bỏ sót nhiệm vụ; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên cấp trên.
Không được che giấu và làm sai lệch nội dung các phản ánh của viên chức trong nhà trường về những việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật.
Điều 9. Quy định về giải quyết các yêu cầu của đơn vị, tổ chức và cá nhân khi viên chức thi hành nhiệm vụ
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chính xác các quy định về tiếp công dân.
Thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Đảm bảo nhận đúng, đủ thành phần hồ sơ đã quy định; nghiêm cấm viên chức yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp, bổ sung giấy tờ ngoài thành phần hồ sơ đã công khai.
Trong trường hợp giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn, thủ trưởng phải xin lỗi đến cá nhân, tổ chức theo quy định. Trường hợp giải quyết hồ sơ trễ hạn nhiều lần, mà không có lý do chính đáng, thủ trưởng phải tổ chức kiểm điểm và xử lý viên chức có thiếu sót, hạn chế hoặc vi phạm theo quy định.
Không được từ chối giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức phù hợp với trách nhiệm, nhiệm vụ được giao mà không đúng quy định của pháp luật.
Không được làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cá nhân, tổ chức khi được giao nhiệm vụ giải quyết.
Không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Chương III. CHUẨN MỰC XỬ SỰ CỦA VIÊN CHỨC TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
Điều 10. Những quy định chung
Khi tham gia các hoạt động xã hội, phải thể hiện sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử và trang phục. Không có lời nói, cử chỉ, hành động gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh người viên chức.
Gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, người thân, những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Có trách nhiệm hướng dẫn người dân khi tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực mình được giao đúng quy định của pháp luật, nhằm tạo nếp sống và làm việc theo quy định của pháp luật.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý.
Không tham gia xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.
Điều 11. Chuẩn mực xử sự của viên chức trong các mối quan hệ xã hội
Trong quan hệ ứng xử với gia đình
Xây dựng gia đình văn hóa, nhắc nhở các thành viên trong gia đình tham gia các hoạt động xã hội ở nơi cư trú trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Không để người thân lợi dụng danh nghĩa, chức vụ của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.
Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức đình đám với mục đích vụ lợi cá nhân và gây phiền hà bà con xung quanh; sống và làm việc tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí.
Trong quan hệ ứng xử với nhân dân nơi cư trú
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
Không vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.
Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú.
Trong quan hệ ứng xử tại nơi công cộng
Chấp hành nghiêm túc các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng.
Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử.
Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội.
Điều 12: Ứng xử của học sinh:
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học sinh trung học phải có văn hoá, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học.
2. Học sinh không được:
a. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và những người khác hoặc học sinh khác.
b. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
c. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Không được nghiện game gây ảnh hưởng đến việc học, gây phiền lòng cha mẹ, thầy cô.
d. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động trong giờ học hoặc khi tham gia một số hoạt động giáo dục ngoại khóa trong nhà trường. Không được hút thuốc, uống rượu, bia trong độ tuổi học sinh; không tham gia các tệ nạn: đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc sử dụng chất gây nghiện gây ảnh hưởng đến bản thân, nhà trường, gia đình và xã hội.
Bộ quy tắc ứng xử trong trường THCS – Mẫu số 2
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
1. Quy tắc ứng xử áp dụng cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường ……………..
2. Quy tắc ứng xử của trường …………………. được xây dựng trên cơ sở Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Các hành vi giáo viên và học sinh không được làm:
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Học sinh không được có các hành vi sau đây:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
6.Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập trước cổng trường.
7. Phá hoại tài sản của nhà trường (bàn ghế, cây cối…). Lãng phí điện, nước, quạt, đèn….
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quan hệ ứng xử của người học
1. Đối với bản thân.
Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của ngưòi khác.
Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp đoàn, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
Đến trường trang phục phải đúng qui đinh: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định , không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè lẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
2. Đối với bạn bè.
Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.
3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường :Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi .
Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
4. Đối với khách và người lớn tuổi.
Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Đối với gia đình.
Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
5. Đối với môi trường sống và học tập.
Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
6. Đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú.
Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
7. Ở nơi công cộng.
Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ.Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…
8. Ở trong lớp học.
Thực hiện tốt nội quy lớp học .
Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học. Tắt điện, quạt điện, đóng cửa khi ra về.
9. Đối với thực hiện an toàn giao thông.
Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Điều 4. Quan hệ ứng xử của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, người lao động.
1. Đối với bản thân.
Có bản lĩnh và phẩm chất chính trị vững vàng. Tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo;
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác.
Thực hiện đúng những quy định trong Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức; Luật Giáo dục, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức, luôn phấn đấu vì sự nghiệp chung, bảo vệ danh dự nhà giáo.
Không nghe sử dụng điện thoại, làm việc riêng, việc khác khi giảng dạy, hội họp; không tự ý rời bỏ vị trí trong khi lên lớp, giờ làm việc và sinh hoạt tập thể.
Tác phong, trang phục: trang phục phải chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm , không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.
2. Đối với trẻ em, học sinh.
2.1. Đối với trẻ em
Thương yêu, dịu dàng nghiêm khắc với trẻ em; sẵn sàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng cho trẻ em
2.2. Đối với học sinh.
Trong mọi tình huống, mỗi cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàng đầu.
Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân học sinh; luôn lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của học sinh.
Ứng xử thân thiện, gần gũi, không xúc phạm danh dự , thân thể, không phân biệt đối xử đối với học sinh.
Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt; học sinh chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên.Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh; Không có thái độ trù dập học sinh.
Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
3. Đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
3.1. Đối với cán bộ lãnh đạo – quản lý.
Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phải tôn trọng địa vị của người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao đồng thời phát huy tinh thần tự chủ, dám chịu trách nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành để cho mọi hoạt động đạt hiệu quả. Chỉ có người đứng đầu nhà trường mới có quyền phát ngôn, cung cấp thông tin ra bên ngoài nhà trường.
Các chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên, của nhà trường.
Khi gặp cấp trên phải chào hỏi thân mật, nghiêm túc, lịch sự.
3.2. Đối với cấp dưới.
Lãnh đạo nhà trường phải gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới; chân thành động viên, chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc, cuộc sống của cấp dưới; nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh để có cách thức quản lý, điều hành phù hợp, nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy dân chủ, tạo điều kiện tự học, tự rèn luyện và phát huy sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh khi bị phản ảnh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn;
Tôn trọng cấp dưới, cởi mở và thân tình . Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dưới.
3.3. Đối với đồng nghiệp.
Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường.
Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
Ý thức tôn trọng tổ chức, kỉ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân, gần gũi với mọi người.
Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.
Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp.
Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; Không bè phái gây chia rẽ nội bộ .Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Đối với các cơ quan, trường học và khách đến làm việc.
Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
Công tâm, tận tuỵ khi thi hành công vụ. Nhanh chóng, khoa học chính xác khi giải quyết công việc.
Thấu hiểu và chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người đến giao dịch.Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khác. Trong khi thi hành công vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
5. Đối với người thân trong gia đình.
Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm pháp luật.
Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, hoà thuận.
Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.
Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái.
6. Đối với cha, mẹ học sinh.
Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha, mẹ học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục học sinh tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh tham gia học tập.
Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo.
7. Đối với cơ sở vật chất, môi trường sư phạm.
Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp. Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội họp.
Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường (trong phòng học, phòng thư viện, phòng vi tính, phòng y tế và phòng làm việc).
Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong nhà trường.
8. Đối với nhân dân nơi cư trú.
Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
Kính trọng, lễ phép với người già, người lớn tuổi. Cư xử đúng mức với mọi người. Tương trợ, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình có nghĩa với hàng xóm, láng giềng.
Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú. Không tham gia, kích động, bao che các hành vị trái pháp luật.
9. Đối với cộng đồng xã hội.
Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc , quy định nơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi qua đường.
Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.
Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Tổ chức thực hiện.
1. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định tại Quy tắc ứng xử. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với Lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm.
2. Trách nhiệm của Lãnh đạo nhà trường.
Quán triệt, tổ chức thực hiện các nội dung của Quy tắc ứng xử tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Kiểm tra giám sát cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện Quy tắc; phê bình, chấn chỉnh việc vi phạm nội dung Quy tắc và kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân thực hiện tốt Quy tắc này.
Quy tắc được phổ biến công khai trên trang Website của đơn vị.
Điều 6. Hiệu lực thi hành Quy tắc này được được ban hành thay cho các quy định trước đây về quy tắc ứng xử văn hoá của học sinh và có hiệu lực từ ngày ký quyết định ban hành.
Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui định thì sẽ được rà soát bổ sung hàng năm vào đầu năm học cho phù hợp với văn hóa dân tộc và yêu cầu đạo đức xã hội theo hướng tích cực và phát triển. Mọi sự thay đổi được ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quyết định thực hiện./.
4. Bộ quy tắc ứng xử trong trường THPT
I. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ:
– Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh.
– Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận.
– Phù hợp với quy định của pháp luật.
– Phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi.
– Bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ:
– Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
– Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.
– Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy – thầy, thầy – trò, thầy – phụ huynh, trò – trò, trò – phụ huynh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.
– Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
III. NỘI DUNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ:
3.1. Quan hệ ứng xử của người học:
3.1.1. Đối với bản thân:
ĐIỀU 1: TƯ TƯỞNG – ĐẠO ĐỨC
– Kính trọng Quốc kỳ, thuộc Quốc ca – Tham gia đầy đủ các buổi chào cờ, sinh hoạt tập trung và các hoạt động do nhà trường tổ chức.
– Luôn trau dồi đạo đức, trung thực, khiêm tốn, lành mạnh, văn minh, sống có trách nhiệm và giữ gìn danh dự của nhà trường.
– Lễ độ với thầy cô, công nhân viên và người lớn tuổi.
– Đoàn kết nhân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, quan hệ bạn bè nam nữ phù hợp với môi trường sư phạm.
– Chấp hành nghiêm Luật giao thông, tuân thủ các hiệu lệnh và quy định của nhà trường.
ĐIỀU 2: CHUYÊN CẦN
– Đi học chuyên cần, đúng giờ, không bỏ học, trốn tiết.
– Học sinh nghỉ học, lao động và các buổi sinh hoạt tập trung, sinh hoạt ngoại khóa của trường, phụ huynh phải đến phòng quản lý học sinh của trường xin phép chậm nhất một ngày sau.
– Đi trễ:
+ Học sinh đi trễ sau giờ học phải có cha mẹ vào xin phép, phòng quản lý học sinh cấp giấy mới được vào học.
+ Nếu học sinh vào lớp sau giáo viên coi như đi trễ.
ĐIỀU 3: NỀ NẾP – KỶ LUẬT
– Học sinh phải ra vào cửa trường đúng quy định, không được đi lại trên hành lang và ngoài sân trong giờ học. Cấm leo rào, trèo tường. Học sinh không có nhiệm vụ trực, không được vào lớp trước giờ học và ở lại lớp sau khi tan học.
– Không chạy xe trong trường và chơi bóng trong giờ học.
– Nghiêm cấm:
+ Nói tục, chửi thề, uống rượu, hút thuốc, cờ bạc, giữ và sử dụng chất kích thích gây nghiện, văn hoá phẩm không lành mạnh; mang hung khí và chất gây cháy nổ vào trường.
+ Gây sự, đánh nhau, đưa người lạ mặt vào trường, kết băng nhóm kích động gây mất trật tự an ninh trong và ngoài trường.
+ Mọi hành vi tàng trữ hoặc sử dụng chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ, hung khí, vật bén nhọn, v.v… trong khuôn viên nhà trường.
+ Việc dùng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản của người khác trên diễn đàn mang tên trường THPT Lê Quý Đôn để đăng tải các nội dung không lành mạnh, có tính xuyên tạc, đả kích, gây mất đoàn kết, v.v…
– Học sinh không được: nhuộm tóc (ngoài màu đen), xịt keo, xâm hình vẽ trên cơ thể.
+ Nam sinh: Tóc cắt ngắn, gọn gàng, không phủ cổ áo, phủ tai, che mắt, không để ria, râu, chẻ tóc ngôi giữa, không đeo bông tai.
+ Nữ sinh: Không đánh phấn, môi son, sơn vẽ móng tay, sơn vẽ móng chân, kẻ chân mày, xâm hình, không đeo nhiều nữ trang, v.v…
– Học sinh không mang nhiều tiền và tư trang quý khi đến trường.
– Không được mang những vật dụng thiết bị điện tử vào trường nếu không được nhà trường và giáo viên cho phép sử dụng phục vụ cho việc học tập của bộ môn.
ĐIỀU 4: HỌC TẬP
– Đi học phải mang sách vở, dụng cụ học tập theo yêu cầu và quy định của giáo viên.
– Đến lớp phải chú ý nghe giảng, ghi chép cẩn thận, làm bài đầy đủ, ngồi đúng chỗ quy định, tư thế nghiêm chỉnh, không nói chuyện, nói leo và làm việc riêng. Muốn ra khỏi lớp phải được sự cho phép của giáo viên.
– Trong giờ thi, giờ kiểm tra phải tuyệt đối nghiêm túc, không quay cóp hoặc có những hành vi thiếu trung thực.
ĐIỀU 5: ĐỒNG PHỤC
– Đến trường học sinh phải ăn mặc nghiêm túc, sạch sẽ và đúng đồng phục quy định của trường THPT Lê Quý Đôn.
+ Nam sinh: Áo sơ mi trắng (theo mẫu quy định của trường) và quần tây xanh đen, áo phải bỏ trong quần. Không mặc quần jean, quần kaki nhiều túi, không mặc quần xệ, đáy ngắn, quần bó sát.
+ Nữ sinh:
* Ngày lễ, thứ hai và thứ sáu: Áo dài trắng có cổ (không may model), có áo lá, quần trắng, không mặc áo, quần vải mỏng.
* Các ngày còn lại: Váy xanh đen, áo trắng, theo đúng mẫu mã kích thước của trường quy định, áo phải bỏ trong váy.
– Học sinh đi học phải mang giày.
– Giờ thể dục: mặc đồng phục thể dục theo quy định và giày thể thao.
– Phù hiệu: phải có tên, lớp: dán vào ngực áo bên trái.
– Huy hiệu: in ở vai bên trái của áo.
– Tất cả học sinh phải mang cặp có quai đeo, quai xách, vải cứng (không dùng balô, túi xách, căp vải jean, vải mềm…).
ĐIỀU 6: VỆ SINH
– Học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác trong lớp, trong ngăn bàn, hành lang, sân trường…
– Làm vệ sinh trước và sau mỗi buổi học.
– Không được đem đồ ăn thức uống vào lớp học.
– Xóa bảng sạch sẽ sau giờ chuyển tiết và cuối mỗi buổi học.
– Không có nhiệm vụ không được lên bàn giáo viên sử dụng máy vi tính, máy in…
ĐIỀU 7: BẢO QUẢN TÀI SẢN CHUNG
– Học sinh có nhiệm vụ giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà trường, của lớp. Nếu làm hư hỏng, mất mát hoặc phá hỏng sẽ bị kỷ luật và bồi thường thích đáng.
– Không tùy tiện di chuyển bàn, ghế, ghế đá và các dụng cụ phục vụ trong trường.
– Không viết, vẽ, khắc trên tường, bàn, ghế, bảng…
– Tắt đèn, quạt, máy lạnh, các thiết bị điện, đóng cửa, khóa cửa và giao chìa khóa phòng học cho thầy cô Giám thị trước khi ra về.
3.1.2. Đối với bạn bè:
– Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện;
– Không được bao che khuyết điểm cho bạn;
– Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè;
– Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
– Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, xúc phạm tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối với người khác.
3.1.3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường:
– Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
– Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi.
– Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường;
– Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
3.1.4. Đối với khách và người lớn tuổi:
– Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ;
– Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới;
– Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
3.1.5. Đối với gia đình:
– Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình;
– Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ hoặc người bảo hộ, nuôi dưỡng; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng;
– Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi;
– Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe;
– Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
3.1.6. Đối với môi trường sống và học tập:
– Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống;
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên;
– Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường;
– Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương;
– Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
3.1.7. Đối với cộng đồng và xã hội:
– Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
– Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung;
– Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. Không gây ồn ào, mất trật tự, không ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm, nói xấu người khác.
3.2. Quan hệ ứng xử của nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên, người lao động:
3.2.1. Đối với bản thân:
ĐIỀU 1: Ý THỨC TỔ CHỨC – KỶ LUẬT
– Thực hiện đúng pháp lệnh công chức, quy chế trường Trung học.
– Phải có ý thức xây dựng và bảo vệ uy tín, danh dự của nhà trường.
– Chấp hành tốt sự phân công và điều động của Hiệu trưởng trong các hoạt động nhà trường.
– Làm việc, lên lớp hội họp đúng giờ, đảm bảo thời gian quy định.
– Không tiếp khách và học sinh trong phòng họp của giáo viên.
ĐIỀU 2: PHẨM CHẤT – ĐẠO ĐỨC
– Giữ gìn phẩm chất, đạo đức, uy tín của nhà giáo.
– Gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh. Có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.
ĐIỀU 3: NHIỆM VỤ CỦA GV – NV
– Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình, kế hoạch.
– Thực hiện đủ và đúng các quy chế chuyên môn.
– Tham gia, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức.
– Tham gia đầy đủ các hoạt động của tổ chuyên môn.
– Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
– Không ngừng bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
– Giữ gìn, bảo quản tốt tài sản nhà trường.
– Nhân viên thực hiện các công tác được giao có chất lượng và hiệu quả tốt.
ĐIỀU 4: TÁC PHONG SƯ PHẠM
– Thể hiện tính sư phạm khi tiếp xúc với phụ huynh và học sinh.
– Phổ biến đúng và đủ các chủ trương của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.
– Trang phục khi lên lớp, coi thi, dự giờ phải đúng quy định.
– Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sư phạm.
ĐIỀU 5: NGHIÊM CẤM
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
– Dạy thêm trái với quy định của Bộ GD&ĐT và UBND TP.HCM.
– Gian lận trong kiểm tra, đánh giá, thi cử, tuyển sinh.
– Hút thuốc, uống rượu bia khi lên lớp và khi tham gia các hoạt động giáo dục.
– Tùy tiện bỏ giờ lên lớp, nghỉ công tác, hội họp, sinh hoạt.
– Sử dụng ĐTDĐ, máy tính bảng (không phục vụ mục đích dạy học) khi lên lớp.
– Sử dụng tài khoản cá nhân hoặc tài khoản của người khác trên diễn đàn, mạng xã hội mang tên THPT Lê Quý Đôn để đăng tải các nội dung không lành mạnh, có tính xuyên tạc, đả kích liên quan đến chính trị, tôn giáo và làm ảnh hưởng đến người khác.
3.2.2. Đối với học sinh:
– Thương yêu học sinh, tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh.
– Luôn tạo điều kiện để học sinh vươn lên trong học tập, không có thái độ trù dập học sinh.
3.2.3. Đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp:
3.2.3.1. Với cấp trên:
– Các chỉ thị, mệnh lệnh, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
– Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo. Đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc dùng đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của cấp trên. Khi gặp cấp trên phải chào hỏi nghiêm túc, lịch sự.
3.2.3.2. Với cấp dưới:
– Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn.
– Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới; chân thành động viên, chia sẻ khó khăn vướng mắc trong công việc cũng như trong cuộc sống.
– Tôn trọng cấp dưới, cởi mở và thân tình. Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dưới.
3.2.3.3. Với đồng nghiệp:
– Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình mình. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong công tác và cuộc sống.
– Khiêm tốn, chân thành, tôn trọng sở thích cá nhân; bảo vệ uy tín danh dự của đồng nghiệp, không ghen ghét, đố kỵ, lôi bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ.
– Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn và nghiêm túc tham gia góp ý trong công việc, cuộc sống.
– Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.2.4. Đối với cơ quan, trường học khác:
– Văn minh lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch, không nói tục hoặc có thái độ gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ nhà trường, viên chức cho người khác biết (trừ khi Hiệu trưởng chỉ thị).
– Công tâm, tận tuỵ, nhanh chóng, khoa học chính xác khi giải quyết công việc.
– Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái quy định để vụ lợi khi thi hành công vụ.
– Thấu hiểu và chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hướng dẫn tận tình chu đáo cho người đến liên hệ, trao đổi, hợp tác.
– Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khác. Trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
3.2.5. Đối với người thân trong gia đình:
– Có trách nhiệm giáo dục, thuyết phục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái, xây dựng gia đình văn hóa.
3.2.6. Đối với cha mẹ người học:
– Hãy là người bạn đồng hành cùng phụ huynh hướng đến mục tiêu chung. Lắng nghe những tâm sự, nguyện vọng của phụ huynh khi bàn về giáo dục con em; đề xuất thêm những biện pháp giáo dục với phụ huynh trong dạy dỗ con cái.
– Thiết lập đường dây thông tin thông qua các phương tiện hiện có để kịp thời thông báo cho cha mẹ người học những biểu hiện đáng lưu ý trong học sinh.
– Giáo viên phải chủ động tìm hiểu, gia đình, học sinh, tổ chức thăm hỏi khi cần thiết. Đối với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, hoặc con em cá biệt, cần tế nhị trong giao tiếp. Tránh chê bai quá mức học sinh, trước phụ huynh khiến họ nản lòng không muốn cho con em đến trường.
3.2.7. Đối với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài:
– Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của Ngành về quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, lợi ích quốc gia.
3.2.8. Đối với môi trường:
Phải nâng cao ý thức trách nhiệm và vận động mọi người bảo vệ môi trường. Không xả rác thải, phóng uế bừa bãi. Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
3.2.9. Đối với cộng đồng xã hội:
– Thực hiện nếp sống văn hoá, quy định nơi công cộng. Đặc biệt quan tâm, giúp đỡ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật.
– Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật.
IV. XÂY DỰNG, SỬ DỤNG KHẨU HIỆU TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG HỌC:
4.1. Nguyên tắc xây dựng khẩu hiệu:
– Hệ thống khẩu hiệu phải có nội dung, hình thức phù hợp với cấp học, điều kiện cụ thể của vùng miền.
– Hệ thống khẩu hiệu vừa phải chuyển tải được các giá trị cần lưu truyền đến thế hệ sau, đồng thời cũng là lời hiệu triệu để mọi thành viên trong nhà trường suy ngẫm và cố gắng phấn đấu trong học tập và công tác để góp phần hoàn thiện bản thân và phát triển nhà trường.
– Khẩu hiệu trong nhà trường cần có nội dung ngắn gọn, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, định hướng hành động cho các đối tượng trong nhà trường.
– Nội dung khẩu hiệu phải đảm bảo tính giáo dục, tính thực tiễn, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực, ấn tượng; tính truyền thống và hội nhập; tính thẩm mỹ.
4.2. Yêu cầu xây dựng và sử dụng khẩu hiệu:
– Khi xây dựng nội dung khẩu hiệu cần được phân loại theo cấp quản lý với tính bền vững tương ứng.
– Ngôn ngữ trình bày là ngôn ngữ chính thống dùng trong nhà trường, không sử dụng từ địa phương, từ lóng; có thể sử dụng song ngữ trong một số trường hợp cụ thể nhưng tiếng Việt phải đặt trước các ngôn ngữ khác.
– Cần có những khẩu hiệu riêng phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhà trường, của người học.
– Hình thức thiết kế khẩu hiệu tùy vào vị trí treo khẩu hiệu hoặc trang trí mỹ thuật phù hợp với nhà trường. Vị trí đặt khẩu hiệu cần dễ quan sát, dễ đọc, không bị che khuất và phù hợp với nội dung tuyên truyền.
– Khẩu hiệu thể hiện thông điệp chính của nhà trường: Treo ở vị trí trung tâm trong khuôn viên nhà trường hoặc ở phía trước bên ngoài.
– Khẩu hiệu dành cho giáo viên: Treo ở bên ngoài hoặc trong phòng Hội đồng, trong lớp học (phía cuối lớp).
– Khẩu hiệu dành cho học sinh: Treo ở trong lớp học.
– Những khẩu hiệu khác cần phù hợp với các khu vực hoạt động và không gian của nhà trường.
4.3. Một số khẩu hiệu được sử dụng trong nhà trường:
4.3.1. Trong khuôn viên trường học:
– Tất cả vì học sinh thân yêu.
– Học tập, rèn luyện, lập nghiệp kiến quốc.
– Tiên học lễ, hậu học văn.
– Sống có trách nhiệm.
4.3.2. Trong phòng học:
– Thầy cô mẫu mực, học sinh tích cực.
4.3.3. Trong phòng Hội đồng (phòng họp):
– Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.
4.3.4. Trong thư viện:
– Học, học nữa, học mãi.
– Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho.
– Hôm nay em tự hào về nhà trường, ngày mai nhà trường tự hào về em.
Trên đây là bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học của trường THPT ………… Đề nghị toàn thể cán bộ – giáo viên – nhân viên và học sinh nghiêm túc thực hiện./.
*******************
Trên đây là nội dung hướng dẫn thầy/cô thực hành xây dựng quy tắc ứng xử và an toàn học đường cho lớp học mình đang phụ trách. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích với các thầy cô.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên