I. Trình tự giao hàng xuất:
* Ðối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng:
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.
1. Giao hàng XK cho cảng:
– Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ – Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng – Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng, – Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
2. Giao hàng XK cho tàu:
– Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu – Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu. – Lập bộ chứng từ thanh toán. – Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần. – Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho. – Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.
* Ðối với hàng hóa không lưu kho bãi tại cảng:
Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu . Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba ( cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên.
* Ðối với hàng XK đóng trong container:
1. Nếu gửi hàng nguyên( FCL/FCL)
– Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh mục hàng XK. – Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal; – Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình- Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định( nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần; – Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mates Receipt; – Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mates Receipt để đổi lấy vận đơn.
2. Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
– Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng; -Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD – Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn, – Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến; – Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.
II. Trình tự nhận hàng nhập khẩu:
* Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
1. Cảng nhận hàng từ tàu:
– Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng; – Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng – Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào Tally Sheet; – Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L; – Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet; – Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L; – Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
2. Cảng giao hàng cho chủ hàng:
– Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng(D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng; – Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O; Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng; – Chủ hàng làm thủ tục hải quan
* Ðối với hàng nhập bằng container
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
– Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O; – Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt; – Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O; – Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
2. Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên.
III. Hợp đồng tàu chuyến
Tên và địa chỉ người thuê tàu, người vận chuyển; Quy định về tàu; Thời gian tàu đến cảng xếp; Quy định về hàng; Cảng xếp dỡ; Chi phí xếp dỡ hàng; Cước phí và thanh toán; Thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness);Mức xếp dỡ (Loading/ Discharging Rate); Thời gian xếp dỡ (Laytime hay Layday); Thể thức lập vận đơn.
VI. Cách thức thuê tàu chợ:
Bước 1: Tập trung đủ số lượng hàng quy định Bước 2: Nghiên cứu lịch trình tàu chạy. Lịch này thường được đăng trên các báo Sài Gòn giải phóng, báo Nhân Dân. Từ đó chọn hãng tàu có uy tín và cước phí thấp. Hiện tại, giữa các hãng tàu có sự cạnh tranh lớn nên người thuê tàu thường được hưởng một khoản hoa hồng nhất định. Bước 3: Chủ hàng lập Bảng kê khai hàng (Cargo list) và uỷ thác cho công ty đại lý giao nhận vận tải giữ chỗ trên tàu. Chủ hàng ký Ðơn xin lưu khoang (booking note) với đại lý sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển. Bước 4: Giao hàng cho tàu. Nếu là hàng nguyên container thì làm thủ tục mượn container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho bãi hoặc trạm container Bước 5: Lấy Vận đơn (Bill of Lading) Bước 6: Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng
VII. Thông báo tổn thất và khiếu nại đối với người chuyên chở hàng không:
Thời hạn khiếu nại:
– Ðối với hư hỏng dễ thấy của hàng hoá : ngay sau khi phát hiện hư hỏng và muộn nhất là sau 14 ngày kể từ ngày nhận hàng; – Các trường hợp hư hỏng khác: trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận hàng; – Ðối với chậm trễ: trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận ; – Ðối với trường hợp không giao hàng; trong vòng 120 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn hàng không; – Khiếu nại tiền cước lạm thu: trong vòng 180 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn hàng không; – Ðối với hư hỏng hành lý: trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Thông báo tổn thất và khiếu nại có thể gửi cho:
+ Người chuyên chở có vận đơn đang sử dụng, + Người chuyên chở thứ nhất, + Người chuyên chở cuối cùng, + Người chuyên chở thực tế đã gây ra mất mát, hư hỏng trên chặng đường anh ta chuyên chở. Nếu người chuyên chở hàng không không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết không thoả đáng thì chủ hàng có quyền kiện ra toà. Thời gian đi kiện là 2 năm, kể từ: – Ngày máy bay đến, hoặc ngày đáng lẽ máy bay đến, – Ngày mà việc vận chuyển chấm dứt.
VIII. Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không:
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại trong trường hợp hàng hoá, hành lý bị phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng với điều kiện là sự cố gây ra thiệt hại đó xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không.
Vận chuyển hàng không bao gồm thời gian mà hàng hoá nằm trong sự trông nom, quản lý của người chuyên chở, dù ở sân bay, ở trong máy bay hoặc trong trường hợp phải hạ cánh ngoài sân bay thì ở bất kì nơi nào.
IX. Các loại cước hàng không
Cước hàng bách hoá (General Cargo Rates- GCR), Cước tối thiểu ( Minimum Charges- M), Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates- SCR), Cước phân loại hàng ( Class Rates/ Commodity Classification Rates), Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng ( Freight All Kinds- FAK), Cước container ( Container Rates), Cước giá trị.
X. Trình tự giao hàng xuất khẩu:
Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:
1. Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận
2.Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở
3. Lập Airway Bill (AWB)
4. Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng
5. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết.
XI. Trình tự nhận hàng nhập khẩu
Người nhập khẩu tiến hành nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:
1. Nhận các giấy tờ, chứng từ
2. Nhận hàng tại sân bay
3. Làm thủ tục hải quan:
4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay
XII. Phương thức gửi hàng lẻ
Phương thức gửi hàng lẻ được sử dụng khi người gửi hàng không đủ lượng hàng để xếp đầy một container.
– Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình. – Người vận chuyển xếp container lên tàu. – Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm làm hàng lẻ để rút hàng. – Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận ( người NK)
XIII. Phương thức gửi hàng đầy container
Phương thức gửi hàng đầy container được sử dụng khi người gửi hàng có lượng hàng đủ chứa đầy một hay nhiều container hoặc hàng hoá có tính chất đòi hỏi phải chứa trong một container, nên thuê cả một hay nhiều container để gửi hàng.
XIV. Các loại hợp đồng thuê container
Hợp đồng thuê chuyến ( Trip Leasing) Hợp đồng không thuê quy định số lượng container bắt buộc (Rate agreement) Hợp đồng cho thuê có quy định số lượng container tối thiểu bắt buộc ( Master lease)
Video về kiểm đếm hàng hóa (Tally):
Kết luận
trên đây là những thông tin bạn cần biết về kiểm đếm hàng hóa (Tally), cảm ơn bạn đã theo dõi, hãy xem thêm những thông tin bổ ích và thú vị khác tại https://c3lehongphonghp.edu.vn nhé!
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp