Tả nhân vật hoạt hình Doraemon lớp 5 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 10 bài văn mẫu hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để tự viết cho mình một bài văn tả nhân vật Doraemon hay và sinh động.
Đề bài: Em hãy viết bài văn tả nhân vật hoạt hình Doraemon
Doraemon là tên loạt truyện tranh được sáng tác từ năm 1969 của tác giả Fujiko F. Fujio – người Nhật Bản. Ra đời đã hơn 50 năm, Doraemon là nhân vật được thiếu nhi trên toàn thế giới yêu thích. Đến nay, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản.
Dàn ý tả nhân vật Doraemon lớp 5
Để tả nhân vật Doraemon dành cho học sinh lớp 5 thì các em hãy cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo dàn bài sau đây nhé
I. Mở bài:
Giới thiệu về nhân vật Doraemon
– Nguồn gốc từ một truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio
– Được chuyển thể thành nhiều thể loại phim, hay những đồ vật yêu thích của trẻ em,…
– Là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản
II. Thân bài:
– Tả bao quát về Doraemon: Có thân hình tròn trịa, đáng yêu
- Nặng 106 kg, chiều cao: 129,3 cm
- Tốc độ chạy: thông thường: 50 m/s – khi gặp chuột: 129,3 km/h
– Tả chi tiết về Doraemon:
- Đầu: đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong. Đầu Doraemon còn cứng như đá, đến sư tử lẫn cá mập cắn còn phải gãy răng.
- Khuôn mặt: Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau.
- Mắt: Mắt ngoại tuyến, nhìn ban đêm rõ như ban ngày.
- Mũi: Tròn và màu đỏ như đuôi, siêu thính
- Râu (hay ria mép): 6 sợi râu
- Miệng: rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt.
- Chuông: Được treo trên cổ, có màu vàng, đây là vật đặc trưng của Doraemon.
- Tay: có hình tròn trắng, không có vân tay và ngón tay.
- Túi thần kỳ: nơi chứa đựng rất nhiều bảo bối của cậu.
- Chân: Chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
- Đuôi: Hình tròn màu đỏ, đây là công tắc toàn bộ hệ thống của Doraemon, nếu kéo nó Doraemon sẽ rơi vào trạng thái bất động.
– Cuộc sống và tính cách
- Tính cách: vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, rất thương Nobita, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, ….
- Sở thích: bánh rán, thích những cô mèo xinh đẹp.
- Cực kỳ sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt.
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về nhân vật Doraemon, ý nghĩa của Doraemon với em.
Đoạn văn ngắn tả nhân vật hoạt hình Doraemon lớp 5
Trong số những truyện tranh đã đọc, nhân vật Doraemon khiến em ấn tượng khó quên nhất. Đó là chú mèo máy đến từ thế giới tương lai mang theo bao phép màu kì lạ. Nhìn chú ta thật ngộ nghĩnh với thân hình tròn mập mạp. Cái đầu to lúc lắc với cái miệng rộng, chân tay ngắn ngủn nhưng rất nhanh nhẹn. Đặc biệt là cái túi thần kì trước bụng. Nó nhỏ thôi nhưng chứa đựng bao điều bí ẩn. Doraemon khoái khẩu nhất là món bánh rán. Mặc dù chính xác thì chú là mèo máy nhưng chú ta lại sợ chuột lắm, đặc biệt là chuột nhắt. Mỗi khi thấy chuột thì Doraemon có thể chạy nhanh tới 129,3 km/h… Nhưng chú mèo máy Doraemon lại có rất nhiều tính tốt, vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, rất thương Nobita, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn nên càng dễ thương. Em ước mình cũng được làm bạn của Doraemon.
10 Bài văn tả nhân vật hoạt hình Doraemon lớp 5 hay nhất
Bài văn tả Doraemon lớp 5 ngắn gọn – Mẫu số 1
Em thích nhất chú mèo máy Doraemon – nhân vật chính trong loạt Manga cùng tên được sáng tác bởi tác giả Nhật Bản Fujiko F. Fujio.
Doraemon có hình dáng tròn ủng như trái banh. Toàn thân cậu có màu xanh lam, đặc biệt là phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ và mặt lại có màu trắng trông rất đáng yêu. Cậu là chú mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, luôn giúp đỡ Nobia và các bạn nhỏ xung quanh.
Doraemon rất thích ăn bánh rán, người lại tròn vo nên các bạn nhỏ yêu thích và hay gọi cậu với cái tên mèo ú. Dù là mèo máy nhưng cậu lại sợ chuột vô cùng, đặc biệt là chuột nhắt. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh, nhiều khi sợ quá còn lăn ra bất tỉnh.
Đôi bàn tay của Doraemon là hình tròn ngắn ngủn màu trắng, rất vụng về nên cậu ta thường bị thua khi chơi “oẳn tù tì” cùng Nobita do chỉ ra được nấm đấm.
Doraemon còn có một chiếc túi ở giữa bụng rất là thần kì. Dù nó rất nhỏ nhưng đây là nơi chứa đựng rất nhiều bảo bối của cậu. Chiếc túi đựng bảo bối thần kì của Doraemon chính là túi không đáy, cần gì là có ngay.
Doraemon cũng là người bạn thân thiết của Nobita và luôn giúp đỡ cho cậu bé rất chu đáo. Cuộc hành trình của Doraemon và Nobita trong cuộc sống thường nhật hay chuyến thăm khám phá những vùng đất mới luôn tràn đầy bất ngờ, kì thú, gắn liền tuổi thơ của bao thế hệ trẻ em trên khắp hành tinh.
Em nghĩ Đôrêmon là một người bạn mà trẻ em trên khắp thế giới đều ao ước có được.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 2
Doraemon, tên thường gọi tại Việt Nam Doraemon, là nhân vật chính hư cấu trong loạt manga cùng tên của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Không chỉ trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản mà Doraemon còn được biết đến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ và phần mặt thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo của Doraemon đều liên quan tới con số 129,3 (chiều cao, cân nặng, tốc độ, …), ngày sinh của cậu là 3/9/2112. Vì cậu là mèo máy robot của thế kỷ 22, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao như đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn hay hồ ly. Đặc biệt nhất chính là chiếc túi thần kỳ với công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối. Chiếc túi đựng bảo bối thần kì của Doraemon dường như là túi không đáy, vì chẳng thể liệt kê ra được nó chứa đựng bao nhiêu thứ nữa.
Về tính cách, Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Hàng ngày, Doraemon luôn chăm sóc cho Nobita. Những khi có thời gian rảnh, cậu sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm. Vì là một người bạn thân thiết của Nobita, Doraemon giúp đỡ cho cậu bé rất chu đáo. Tuy nhiên, nhiều khi, chú mèo máy cũng nổi nóng hay giận dỗi giống hệt cậu bạn mình. Khi đó, hai người thường cãi nhau, thậm chí giận dỗi cho đến lúc vấn đề được giải quyết, có một số lúc Doraemon còn bỏ về tương lai. Tuy nhiên, mèo Ú đều dễ dàng tha lỗi và vẫn hết lòng chăm sóc Nobita.
Vâng, Doraemon mang đến đều là những câu truyện hấp dẫn và ly kì, chẳng lạ gì khi nó đã trở thành đại sứ truyện tranh của Nhật Bản. Và cám ơn Doraemon, cám ơn nhân vật đã giúp tôi có một kỉ niệm khó quên.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 4
Trong số các nhân vật truyện tranh đã đọc, em thích nhất là nhân vật Doraemon. Đó là một chú mèo máy đáng yêu, thông minh và dũng cảm.
Doraemon là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của tác giả truyện tranh Nhật Bản Fujiko Fujio. Chú ta có thân hình màu xanh, cái đầu to tròn chứa đựng máy tính thông minh bên trong. Nổi bật trên khuôn mặt của mèo máy là cái mũi đỏ và chiếc miệng rộng đến nỗi có thể ăn cả một cái chậu lớn. Trước ngực chú là một chiếc túi thần kì màu trắng. Bên trong đó chứa đựng rất nhiều bảo bối thần kì như cánh cửa thời gian, bánh mì siêu trí nhớ, đèn phóng to, thu nhỏ, ….
Doraemon rất yêu thích món bánh rán. Đặc biệt, chú rất sợ chuột. Chú ta có thể chạy với tốc độ 129,3km/ giờ. Đôi khi có thể ngất xỉu khi gặp chuột bất thình lình. Mèo máy rất vui tính, dũng cảm và thích giúp đỡ các bạn. Đặc biệt, chú rất yêu quý người bạn Nobita của mình. Đã rất nhiều lần Doraemon hỗ trợ Nobita khắc phục những hậu quả mà cậu gây ra nhờ sử dụng các bảo bối của mình.
Em rất yêu quý nhân vật này và ước gì mình được gặp chú mèo máy này một lần trong đời.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 5
Tuổi thiếu nhi chúng ta là cái tuổi thần tiên và cần phải mơ mộng về những điều tốt đẹp nhất và nhờ những bộ phim hoạt hình dí dỏm, đầy nhân văn mà thiếu nhi lại được hoà mình cùng với thế giới thần tiên lung linh, huyền ảo, tăng thêm sức sáng tạo. Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ?
Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về. Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu
. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-rê-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá!
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 6
Có một bộ truyện tranh nổi tiếng khắp thế giới mà em tin là ai cũng biết, đó chính là bộ truyện Doraemon với nhân vật chính là chú mèo máy cùng tên.
Đó là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22 với nhiệm vụ giúp đỡ cậu bạn hậu đậu Nobita trong cuộc sống. Doraemon có nhiều bảo bối thần kỳ được chứa đựng trong chiếc túi nhỏ trước ngực của cậu. Rất nhiều lần hai người đã gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười rất vui nhộn.
Do có lần bị chuột cắn rách tai mà Doraemon rất sợ chuột. Đó là lý do vì sao chú mèo máy này lại thiếu mất đôi tai. Tay chân của chú ngắn với thân hình tròn xoe khiến cho chú còn có biệt danh là Mèo Ú. Bàn tay của Mèo Ú hình tròn, không có ngón tay, nên lúc nào chơi oẳn tù ì cũng bị thua.
Doraemon là một người bạn rất tuyệt vời. Cậu ta chăm sóc và bảo vệ Nobita mọi lúc. Chú ta còn giúp đỡ những người bạn khác của Nobita nữa. Đôi khi hai người giận nhau, nhưng không lâu sau đã lại làm lành. Bố mẹ của Nobita cũng rất quý cậu Mèo Ú này.
Em đã đọc rất nhiều bộ truyện tranh với nhiều nhân vật thú vị, nhưng em vẫn ấn tượng nhất với Doraemon, một chú mèo máy dễ thương, dũng cảm và nhân hậu. Em học tập được rất nhiều đức tính tốt ở nhân vật này.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 7
Có một bộ truyện tranh siêu nổi tiếng mà tôi tin chắc rằng hầu hết mọi người trên khắp thế giới biết, và đó chính là bộ truyện Đôrêmon. Câu chuyện về một chú mèo máy đến từ tương lai quay trở về quá khứ để giúp một cậu bé sửa chữa lại cuộc sống khốn khổ của mình. Cậu bé ấy chính là Nobita một người chậm chạp và hậu đậu. Cùng nhau họ trải qua rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày cũng như những chuyến phiêu lưu nghẹt thở.
Đôrêmon có một chiếc túi nhỏ trên bụng của mình, nhưng thật ra đó là chiếc túi thần kì có thể chứa được vô số thứ. Đó chính là nơi cậu ấy để những bảo bối đến từ tương lai, và chúng giúp cho Nobita vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh hai nhân vật chính, Nobita có những người bạn khác như Xuka, Chaien, Xêkô, Đôrêmi, Đêkhi và nhiều bạn khác. Xuka là cô bé mà Nobita thích, và sau này sẽ trở thành vợ của cậu ấy. Chaien hay còn được biết đến là Jain là người luôn bắt nạt Nobita bởi vì sự ngốc nghếch của mình, nhưng đôi khi cậu ấy cũng đứng lên để bảo vệ bạn bè và gia đình. Xêkô là một cậu bé giàu có, và cậu ta là trợ thủ tốt nhất của Chaien trong việc bắt nạt Nobita. Họ đánh nhau rất nhiều, nhưng sau cùng thì họ vẫn là những đứa trẻ. Bộ truyện không chỉ đơn giản là một hình thức giải trí, mà nó còn chứa rất nhiều những bài học đắt giá về cuộc sống.
Chúng ta có thể học cách trân trọng tình bạn, bảo vệ môi trường, và tránh xa những điều xấu sau khi đọc nó. Đôrêmon là truyện tranh yêu thích nhất của tôi, và tôi nghĩ cũng có rất nhiều người yêu quý nó như tôi.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 8
Trong kí ức tuổi thơ của chúng ta thì không bao giờ quên được bộ phim hoạt hình Doraemon, và nhân vật mà em rất yêu thích đó là chú mèo máy Doraemon.
Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Đó là do ở thế kỉ 22, khi ngủ quên, cậu đã bị một con chuột gặm cụt mất đôi tai. Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ.
Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, nhưng người làm cậu tốn công nhất là Nobita. Bánh rán dorayaki là món ăn mà Doraemon thích nhất, và cũng là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản.
Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bứt rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập phim, mỗi khi Nobita có chuyện nhờ vả để cậu cho mượn bảo bối, ban đầu cậu đều đưa ra lý do từ chối nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Xula hay bị Chaien, Xeko tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho phim Doraemon trở nên hấp dẫn.
Trong những cuộc phiêu lưu, Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỷ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu,dũng cảm,luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.
Nhưng dù đã bao năm trôi qua thì em vẫn thích chú mèo máy Doraemon hết lòng vì bạn bè.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 9
Doraemon là nhân vật hoạt hình yêu thích của nhiều thiếu nhi trên khắp hành tinh, và em cũng như vậy.
Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng hội chứng sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt.
Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Miệng rộng đến nỗi có thể nuốt cả cái chậu rửa mặt. Doraemon có đôi chân dẹt màu trắng, có thể bước đi nhẹ nhàng không gây tiếng động.
Mỗi khi gặp chuột nhắt, cậu đều chạy trốn với tốc độ rất nhanh (129,3 km/giờ), nhiều khi sợ quá và bất tỉnh. Đặc điểm này của Doraemon đã gây ra nhiều điều rắc rối cho mọi người và Nobita cũng lợi dụng điều này để vòi vĩnh những bảo bối trong chiếc túi thần kỳ. Hàng ngày, Doraemon phải chăm sóc suốt ngày suốt đêm cho Nobita, không rời khỏi nhà dù là ai đó rủ cậu đi chơi, đến khi nào Nobita đi đâu đó không có ở nhà thì cậu mới được tự do, trong thời gian đó thì Mèo Ú sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cô mèo hàng xóm và cậu cũng chăm sóc mấy bạn mèo hàng xóm, người làm cậu tốn công nhất là Nobita.
Vì là một người bạn thân thiết của Nobita, Doraemon giúp đỡ cho cậu bé rất chu đáo. Tuy nhiên, nhiều khi, chú mèo máy cũng nổi nóng hay giận dỗi giống hệt cậu bạn mình. Và những khi đó, hai người thường cãi nhau, thậm chí giận dỗi cho đến lúc vấn đề được giải quyết, có một số lúc Doraemon còn bỏ về tương lai. Doraemon cũng khá thật thà, dễ bị Nobita lừa hoặc đùn đẩy việc đi chợ, đưa hàng cho mẹ. Đồng thời, chú mèo máy cũng giống Nobita, có một số suy nghĩ không chín chắn, nhưng thường thì Doraemon không bồng bột mà luôn suy nghĩ kĩ trước khi dùng bảo bối vào việc bất lợi với mọi người. Tuy tên của Doraemon không xuất phát từ bánh dorayaki nhưng loạt truyện đã dựa trên sự giống nhau phát âm (dora-), thứ bánh này (các bản dịch tiếng Việt gọi là bánh rán) đã trở thành thức ăn mà Doraemon thích nhất. Bánh rán mà Doraemon thích là từ khi cô bạn gái Doramyako của cậu cho cậu ăn để an ủi, động viên, xua tan chuyện buồn điểm kém thời thế kỷ 22 Doraemon ra đời. Đây là thứ bánh truyền thống của Nhật Bản. Doraemon từng nói rằng nếu không được ăn bánh rán quá 3 ngày thì cậu sẽ không sống nổi, thường hay bức rứt không yên. Chính vì thích bánh rán nên cậu thường được mời ăn để thuyết phục cậu mượn bảo bối nhất là Nobita. Trong các tập truyện tranh Doraemon, ban đầu cậu thường từ chối Nobita khi cậu mượn bảo bối. Nhưng sau đó cậu đều đồng tình và cho mượn. Có điều là các bảo bối đều được Nobita sử dụng không đúng mục đích và thường có những cảnh như khoe Shizuka hay bị Jaian, Suneo tịch thu, sau đó gây ra các tình huống trớ trêu khiến cho truyện Doraemon trở nên hấp dẫn.
Trong những cuộc phiêu lưu, Doraemon luôn là vị cứu tinh của chúng bạn nhờ chiếc túi thần kì chứa đủ các bảo bối của thế kỉ 22 nhưng hơn cả đó là cậu có một tấm lòng nhân hậu, dũng cảm, luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn. Vì là một Robot cao cấp của tương lai, nên Doraemon vẫn bị muỗi đốt, bỏng, cảm lạnh, buồn ngủ, đổ mồ hôi như con người thật để tiện chăm sóc và sống cùng trẻ nhỏ, Doraemon rất ghét mùa đông vì sợ lạnh và không thể chịu nổi thời tiết lạnh giá, hay cuộn tròn bên bàn sưởi, ôm lò sưởi và đắp chăn kín người.
Thỉnh thoảng, em vẫn sẽ xem lại tập truyện tranh Doraemon đã mua từ lâu. Dù đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần nhưng những câu chuyện trong đó vẫn luôn khiến em cảm thấy vui vẻ, thích thú.
Bài văn tả Doraemon lớp 5 – Mẫu số 10
Cùng tham khảo một bài văn cảm nhận về chú mèo máy Doraemon hay dưới đây nhé:
Chú mèo máy đáng yêu Doraemon thích ăn bánh rán và sợ chuột có lẽ là hình tượng lớn nhất và trong sáng nhất đối với trẻ thơ của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Doraemon là tên loạt truyện tranh của tác giả Fujiko F. Fujio người Nhật Bản, được sáng tác từ năm 1969 dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Bộ truyện kể về một chú mèo máy màu xanh dễ thương tên là Doraemon đến từ thế kỷ XXII, sinh nhật ngày 3-9-2112 và trở thành người bạn thân thiết của cậu bé Nobita, một cậu học sinh lớp 4 hết sức hậu đậu, chậm chạp và không bao giờ đạt được thành tích tốt ở trường.
Với chiếc túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 đặt trước bụng và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon đã trở thành vị cứu tinh cho Nôbita, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy. Đây là một sự tưởng tượng tuyệt vời và thông minh của tác giả Fujiko Fujio. Những tác dụng của các bảo bối có lúc bi lúc hài, tuy nhiên bao giờ cũng dạy cho các em nhỏ những bài học vô giá.
Ngay từ khi ra đời ở Nhật Bản vào những năm 70 của thế kỷ XX, Doraemon đã có sức thu hút lớn và ngày càng trở nên quen thuộc không những với trẻ em mà với cả những bạn đọc lớn tuổi. Tính đến năm 1999, riêng tại Nhật Bản đã có khoảng 100 triệu tập Doraemon được tiêu thụ (khoảng 1,5 đến 2 triệu bản được bán hết mỗi năm), bên cạnh đó là 2.000 tập phim ngắn được phát sóng (kể từ năm 1979) và 31 tập phim dài được phát hành (kể từ năm 1980) với lượng khán giả đến rạp tới 63 triệu lượt.
Cũng từ khi ra đời, Doraemon đã nhận được rất nhiều giải thưởng về truyện tranh ở Nhật Bản cũng như quốc tế. Năm 2006, Doraemon còn được Tạp chí Time Asia bầu chọn là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Năm 2008, Doraemon được chọn là Đại sứ văn hóa của Nhật Bản…
Có lẽ không có gì là khó hiểu về thành công của chú mèo máy Doraemon, bởi nó không chỉ là một bộ truyện tranh được ưa chuộng mà nó còn được coi là một tác phẩm có tác động tích cực về nhiều phương diện đối với trẻ em trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Hình ảnh thân thiện của chú mèo máy Doraemon cùng các câu chuyện phiêu lưu trong Doraemon đã xây dựng cho độc giả nhỏ tuổi sự ham thích tìm hiểu khoa học-công nghệ, đặc biệt là sự ham thích với robot và các ứng dụng của robot trong cuộc sống. Hơn hết, cách nhìn về tương lai với con mắt tích cực cùng những kết thúc có hậu của các cuộc phiêu lưu trong truyện Doraemon đã giúp trẻ em có được niềm tin vào tương lai cùng bài học “luôn cố gắng tìm ra lời giải” cho những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Cái cuốn hút ở Doraemon hơn cả là tính nhân văn trong câu chuyện và nhân vật. Thể hiện ở tình bạn của cậu bé Nobita hậu đậu với cô bé Xuka xinh đẹp, Xêkô mỏ nhọn ranh mãnh, Chaien thô lỗ nhưng nhân hậu. Những xung đột của các nhân vật này rất gần gũi với đời sống của các em nhỏ, thậm chí không né tránh những cảnh choảng nhau, vừa hài hước, vừa có tính giáo dục khéo léo không ngờ. Và hơn hết, đọng lại sau mỗi tập truyện vẫn là tình bạn cảm động.
Sau Nhật Bản, Doraemon đã được phát hành hành tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và đều trở thành nhân vật rất được hâm mộ, đặc biệt là tại châu Á như Trung Quốc (trong đó có Đài Loan và Hồng Kông), Hàn Quốc và Việt Nam.
Doraemon đến với các bạn nhỏ ở Việt Nam từ năm 1992. Và đến nay, Doraemon vẫn được coi là một “hiện tượng xuất bản” khi chỉ sau 3 lần tái bản đã đạt tới con số 40 triệu bản in – một kỷ lục về xuất bản của truyện tranh nước ngoài tại thị trường Việt Nam.
18 năm sau kể từ lần đầu xuất hiện ở Việt Nam- năm 2010, NXB Kim Đồng cho ra mắt bộ tranh truyện Doraemon theo một diện mạo hoàn toàn mới, với tên gọi đúng như nguyên tác: “Doraemon”. Với tên mới này, Doraemon cùng nhóm bạn Nobita, Shizuka, Jaian, Suneo lại đưa trẻ em Việt Nam bước vào thế giới hồn nhiên, trong sáng, đầy ắp tiếng cười với một kho bảo bối kỳ diệu- những bảo bối biến ước mơ của chúng ta thành sự thật.
Năm 2012 là một năm có ý nghĩa đặc biệt đối với chú mèo máy Doraemon, bởi chú chính thức được xác nhận là cư dân của thành phố Kawasaki, Nhật Bản (nơi chú đã được họa sỹ Fujio sáng tạo ra) từ ngày 3-9-2012, đúng vào ngày sinh nhật của chú.
Đến nay, trong ký ức của những người đã trưởng thành, hình ảnh thân thiện của chú mèo máy Doraemon vẫn luôn gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ, về sự phấn đấu vươn lên trong học tập. Còn với thế hệ thiếu nhi ngày nay, bộ truyện giàu tính thông minh, hài hước và đặc biệt nhân văn này còn giúp các em biết đề cao quan hệ gia đình, tôn trọng truyền thống và văn hóa dân gian…vốn đang có nguy cơ bị phai nhạt dần trong hoàn cảnh xã hội phát triển hiện đại.
************
Trên đây là 10 bài văn tả nhân vật hoạt hình Doraemon lớp 5, đừng quên còn rất nhiều bài tập làm văn lớp 5 khác đang đợi các em khám phá!
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục
Để lại một bình luận