Bài tập 1: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của Chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương?
Trả lời
Phát hiện thứ nhất của nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đầy thơ mộng.Nó đẹp. như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích. Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào
Bài tập 2: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình làng chài?
Trả lời
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.Khi chứng kiến cảnh đó, anh kinh ngạc. Sở dĩ anh có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái khỏanh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là đạo đức, là chân lí của sự toàn thiện.
Bài tập 3: Câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện nói lên điều gì?
Trả lời
Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ. Qua câu chuyện cho thấy người đàn bà thất học, quê mùa không hề cam chịu một cách vô lí, không hề nông nổi một cách ngờ nghệch mà thực ra chị ta là người rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Trong khổ đau, cơ cực, chị biết chắt chiu từng giọt của hạnh phúc đời thường. Chị luôn sống với tâm niệm thiêng liêng là: “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, tác giả giúp người đọc hiểu rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của đời sống.
Bài tập 4: Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà vùng biển; lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác; người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Trả lời
về người đàn bà vùng biển: một người có gương mặt xấu xí nhưng bên trong cái hình thức xấu xí ấy lại là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.
về người đàn ông độc ác: cuộc sống đói nghèo, lam lũ đã biến “anh con trai” cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu
Chị em thằng Phác: yêu thương, lo lắng cho mẹ.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều kiện, lẽ công bằng
Bài tập 5: Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm này có nét gì độc đáo?
Trả lời
Nguyễn Minh Châu đã xây đựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.
Bài tập 6: Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì đáng chú ý?
Trả lời
Trong Chiếc thuyền ngoài xa người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện.
Trong truyện, vai kể có khi được chuyển sang nhân vật khác (người đàn bà) và đi cùng với nó là sự thay đổi điểm nhìn. Tất nhiên vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi nói trên vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chon vai kể, điểm nhìn như trên nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Ngôn ngữ trong tác phẩm thì linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật