Thuật ngữ “smart contract” thường được sử dụng phổ biến trong thế giới công nghệ, đặc biệt là khi nói về tiền điện tử. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng để mô tả code máy tính tự động thực thi tất cả hoặc các phần của thỏa thuận được lưu trữ trên blockchain.
Tuy nhiên, smart contract có thể thô sơ hơn nhiều và mặc dù được gọi là “smart” nhưng chúng không thực sự thông minh và không sử dụng AI. Vậy, smart contract là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Smart contract là gì?
Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1990 bởi nhà khoa học máy tính và nhà mật mã học Nick Szabo.
Bạn đang xem: Smart contract là gì?
Trong bài viết “Smart Contracts: Building Blocks for Digital Markets”, nhà khoa học Szabo đã mô tả smart contract là “thể chế mới và những cách để chính thức hóa các thể chế này […] […] được tạo ra bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số”. Ông gọi chúng là “thông minh” vì chức năng của chúng cao hơn phiên bản truyền thống dựa trên giấy tờ, chứ không có ngụ ý rằng chúng sử dụng trí thông minh nhân tạo.
Trên thực tế, ví dụ cơ bản nhất về smart contract là của một máy bán hàng tự động. Khi người mua đáp ứng các điều kiện của “hợp đồng” bằng cách bỏ tiền vào máy, nó sẽ tự động tuân theo những điều khoản của thỏa thuận và chuyển giao sản phẩm. Tất nhiên, các hình thức smart contract phức tạp hơn được sử dụng để trao đổi tiền điện tử dựa trên blockchain.
Szabo tiếp tục định nghĩa smart contract là “một tập hợp các lời hứa, được chỉ định ở dạng kỹ thuật số, bao gồm nhiều giao thức mà các bên thực hiện theo những lời hứa này”.
Smart contract hoạt động như thế nào?
Hiện tại, smart contract phù hợp nhất cho hai loại giao dịch có trong nhiều hợp đồng: Đảm bảo rằng khoản thanh toán được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể và áp dụng hình phạt tài chính nếu một số điều kiện không được đáp ứng.
Do đó, chức năng chính của chúng là thực hiện các điều khoản nhất định, chẳng hạn như chuyển tiền từ ví của một bên sang bên khác. Nói cách khác, nếu “x” xảy ra, thì bước “y” được thực hiện như một phản hồi. Sau đó, bản thân smart contract được nhân rộng thông qua một số nút blockchain, được hưởng lợi từ tính bảo mật và tính bất biến mà blockchain cung cấp.
Smart contract “thông minh” như thế nào?
Quyết định nhấn mạnh rằng các smart contract không thực sự “thông minh” của nhà khoa học Szabo là rất quan trọng. Smart contract có thể thông minh hơn so với các phiên bản trên giấy truyền thống, có thể tự động thực hiện một số bước được lập trình trước, nhưng chúng vẫn không thể phân tích các điều khoản mang tính chủ quan của hợp đồng.
Điều này có nghĩa là các tác vụ mà smart contract có thể thực hiện thực sự khá thô sơ. Mặc dù các smart contract sẽ trở nên phức tạp hơn và có khả năng giải quyết nhiều giao dịch với độ khó cao khi việc áp dụng công nghệ blockchain mở rộng hơn, nhưng vẫn cần nhiều năm nữa để các smart contract có thể xác định những tiêu chí pháp lý chủ quan.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp