Self love là gì?
Self love là yêu bản thân, được định nghĩa là “yêu bản thân” hoặc “quan tâm đến hạnh phúc hoặc lợi thế của chính mình”
Yêu bản thân (self-love) là sự trách nhiệm đối với sức khoẻ tinh thần, vật lý và tâm hồn của chính mình. Và sự trách nhiệm không phải lúc nào cũng là chiều chuộng bản thân, nghe theo cảm xúc của mình, mà còn là sự kỉ luật, kiên trì và can đảm vượt qua trở ngại trước mắt.
Yêu bản thân gắn liền với sự tôn trọng, ở đây là chính mình, và người xung quanh. Đây cũng chính là yếu tố cốt lõi mình cho là phân biệt một người đang yêu bản thân mình hay đang tự luyến.
Tại sao lại cần Self love?
Nhu cầu được công nhận
Với những người đang yêu bản thân, họ không cần sự ghi nhận từ người ngoài về những điều họ làm được. Họ nhận biết sâu sắc những nỗ lực và thành tựu của bản thân. Và đương nhiên, họ còn nhìn được rõ ràng những khuyết điểm cần cải thiện.
Những người ái kỷ thì không như vậy, họ cần sự ghi nhận từ tất cả mọi người. Nếu không có điều đó, cảm giác trống rỗng sẽ đay nghiến và giết chết bong bóng mộng mơ tràn đầy sự dối lừa mà họ đã dày công xây dựng nên.
Thêm nữa, một điều chắc chắn trong cuộc đi săn tìm cái tôi mù quáng, họ thậm chí còn chẳng quan tâm điều mình đang làm có đúng không.
Hiểu bản thân mình và cảm thấy thoải mái với nó
Yêu bản thân thường đi liền với sự chấp nhận. Trong quá trình đó, bạn sẽ dần cảm thấy thoải mái và biết ơn vì được sống là chính mình. Bạn chấp nhận bản thân và không thay đổi chỉ vì người khác bảo bạn như thế.
Nhưng đừng nhầm lẫn với sự cứng đầu và bảo thủ, có rất nhiều người lấy đó làm cái cớ để ở yên trong vùng an toàn của mình, để không tin rằng: Trong chính chúng ta chứa đựng hàng ngàn khả năng. Và cởi mở với chính những khả năng, những điều chưa hé lộ lại là thứ khiến ta yêu chính mình hơn nữa.
Tiếp nhận cảm xúc và quan điểm của người khác
Trong khi giao tiếp giữa người với người còn rất nhiều yếu tố phức tạp khác như sự hiểu nhầm, sai lệch trong việc tiếp nhận thông điệp từ đối phương và cách thể hiện. Chúng ta cùng xét về xu hướng mà một người yêu bản thân hay ái kỷ sẽ hành xử trong giao tiếp hàng ngày nhé!
Tại sao mình lại nói như vậy? Bởi nếu vấn đề nằm ở cách chúng ta giao tiếp, thì cái chúng ta cần sửa là kĩ năng diễn đạt, kĩ năng giao tiếp thay vì cân nhắc mình là người yêu bản thân hay tự luyến.
Yêu bản thân, có vẻ trái ngược với chính tên gọi của nó, gắn liền với sự cảm thông, và thấu cảm. Những người yêu bản thân đón nhận những cảm xúc của người khác, kể cả tiêu cực hay tích cực và thực sự quan tâm đến cảm xúc của đối phương: Họ đang cảm thấy ra sao? Họ đang thấy như thế nào? Điều này có ý nghĩa như thế nào với họ?
Khi tiếp nhận cảm xúc hay quan điểm của người khác, họ chào đón nó một cách khách quan mà không đặt bản thân hay cái tôi của mình vào trong đó. Như vậy, họ cũng có thể đáp lại bằng những đóng góp khách quan và mang tính xây dựng nhất, thay vì giữ những ý kiến cho riêng mình và bị cái tôi chôn lấp.
Chính bản thân mình cũng thường áp dụng cách này mỗi khi có ai đó tâm sự. Mình sẽ đặt bản thân vào vị trí của họ để suy xét câu chuyện. Thay vì nghĩ chuyện đó chẳng có gì đáng buồn gì so với mình và ép họ vui lên, mình sẽ muốn lắng nghe để thực sự thấy được ý nghĩa của cảm xúc và sự kiện đó đối với họ.
Có lẽ vì vậy mà mình luôn chào mừng những cuộc tranh luận, những buổi chia sẻ, tâm sự. Thay vì sa đà vào cuộc đua, màn cạnh tranh đầy đẫm máu, và đánh giá nỗi lo của người này không xứng đáng so với người kia, mình nhận thức sâu sắc được mỗi người đều đi con đường rất khác mình
Họ đều đang đi trên hành trình của riêng họ, và nó cũng phức tạp và đa màu đa sắc như chính hành trình mà chúng ta đang đi.
Vì vậy mọi sự so sánh là khập khiễng. Sự so sánh duy nhất hợp lý nhất ở đây là với chính bản thân mình của ngày hôm qua.
Nếu đã có khi nào bạn từng băn khoăn về việc mình có nên đóng góp ý kiến cho đối phương hay không, hãy thử đặt câu hỏi: Nó có thực sự giúp cả hai người tốt hơn, và hiểu nhau hơn không? Và chính những ý định tốt như vậy sẽ khiến bạn không chỉ chia sẻ nhiều hơn mà còn chia sẻ những điều tốt đẹp hơn.
Self love thế nào cho đúng?
Việc yêu thương bản thân nghe có vẻ đao to búa lớn, nhưng thực tế, tình yêu này nên xuất phát từ những thói quen nhỏ trong đời sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn nhận ra đã đến lúc mình cần dành thời gian cho bản thân là khi bạn hiểu tường tận trạng thái cảm xúc của mình, và chấp nhận nó.
Chẳng ai có thể mãi vui vẻ, đầy năng lượng, hay luôn tích cực liên tục. Một số ngày của bạn có thể sẽ thuận lợi hơn những ngày khác, và việc có một khoảng thời gian không muốn làm gì là hoàn toàn bình thường với bất cứ ai. Khi có thể kết nối với trạng thái cảm xúc của mình và chấp nhận nó tệ hại hay không, bởi chỉ có như vậy bạn mới biết được mình nên làm gì tiếp theo: nghỉ ngơi một chút, nghỉ ngơi vài ngày, tìm đến sự trợ giúp hay tìm ra hướng giải quyết… Tuy nhiên, hành động, thói quen hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của bạn. Khi ở trong trạng thái “chững lại” quá lâu, hãy thử thay đổi những thói quen và hành động này để có thể quay trở về trạng thái tâm lý ổn định, thư giãn nhất.
“Self-love” gồm muôn hình vạn trạng phương cách. Với người này, đó là việc dành nhiều thời gian hơn cho bản thân cho những thói quen có thể giúp họ giải tỏa tinh thần như đi dạo, viết nhật ký, tham gia khóa học yoga; với người khác đó có khi chỉ là việc họ dành thêm một tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ ngon hay tự nấu cho mình những món ăn lành mạnh.
Tự yêu thương chính mình nhiều khi cũng nằm ở những góc khuất hơn trong tâm lý mỗi người: tha thứ cho bản thân thay vì chỉ trích, trừng phạt chính mình vì một sai lầm nào đó hay động viên bản thân trước những thử thách mới mẻ trong cuộc việc và cuộc sống thay vì nghi ngờ và sợ hãi.
Dù được thể hiện thế nào, suy cho cùng tự yêu thương bản thân chỉ đơn giản là tìm được trạng thái cân bằng giữa việc tử tế với chính mình, đồng thời duy trì những thói quen tốt và có thể cải thiện tâm trạng bạn mỗi ngày. Bởi vì, ai cũng xứng đáng với tình yêu đó.
3 bước để hiểu Self love
Tình yêu bản thân được coi là một phần quan trọng để cảm thấy hạnh phúc, nhưng để đạt được điều đó thì không dễ dàng. Phiên bản nào sẽ là người đi yêu thương, và nó khác với phiên bản mà bạn phải yêu thương như thế nào? Chúng không phải là cùng một người sao? Vâng tất nhiên. Nhưng vấn đề nằm ở cái tôi bị chia rẽ. Bản thân bị chia rẽ là nguyên nhân gây ra xung đột nội tâm.
Nếu bạn đi đến tủ lạnh để ăn vặt lúc đêm, một phần trong bạn sẽ thôi thúc hãy ăn một ít kem trước khi đi ngủ, trong khi phần khác cố chống lại sự cám dỗ. Chúng ta có thể giảm đi điều này cho tất cả các lựa chọn mang tính xung đột bởi vì chúng là bản chất của cái tôi bị phân chia. Khi bạn có xung đột bên trong, đôi khi bạn sẽ đưa ra một lựa chọn tốt, nhưng không có gì đảm bảo. Kết quả của việc sống với xung đột và bối rối nội tâm thường dẫn đến sự bất an, phủ nhận, sợ hãi không biết phải làm gì trong khủng hoảng, thụ động và phụ thuộc vào người khác.
Bạn có thể thoát khỏi xung đột nội tâm thông qua tình yêu bản thân không?
Có, bạn có thể một phần nào đó. Một người có sự an ổn về cảm xúc sẽ cảm thấy tự tin và tự chủ và có nhiều niềm tin hơn về việc đưa ra quyết định đúng đắn. Quan trọng hơn, họ có ít sự tự phán xét hơn. Khi bạn tự trách mình hoặc đột nhiên nói “Tôi ghét bản thân mình” vì đã làm điều gì đó mà bạn biết rằng mình không nên làm, thì sự tự phán xét bản thân sẽ xuất hiện. Với sự phán xét bản thân, không thể có tình yêu bản thân. Bất quá thì cảm giác hài lòng về bản thân đến rồi đi. Đó là một điều kiện không ổn định.
Toàn bộ vấn đề yêu bản thân này đã được đề cập hàng ngàn năm trước trong truyền thống Vệ Đà, nơi có một câu nói đáng ngạc nhiên: “Tất cả tình yêu là tình yêu của bản thân”. Có phải là khi chúng ta cảm thấy yêu con cái, bạn bè, cho đến tình yêu cho Chúa, chính là khi chúng ta biết yêu bản thân mình?
Thực ra có một sự khôn ngoan to lớn trong câu nói này, nhưng chúng ta phải xem xét nó theo từng bước.
- Bước đầu tiên cần hiểu rằng từ “bản thân” không có nghĩa là nhân cách bản ngã. Quá nhiều người có ấn tượng sai lầm về tình yêu bản thân và cuối cùng trở nên chảnh chọe, tự phụ và tự mãn. Điều này xảy ra khi bản ngã thể hiện tình yêu bản thân để ngụy trang cho sự bất an tiềm ẩn của nó. Cái tôi bị phân chia tồn tại trong mọi người bởi vì cái tôi không ngừng cố gắng đưa ra các lựa chọn xung đột dựa trên khuynh hướng của nó, cái mà luôn thay đổi theo dòng suy nghĩ của sợ hãi, ham muốn, ý kiến, hy vọng và niềm tin. Với cái tôi là trọng tâm của bạn, bản ngã của bạn là sự tích lũy kinh nghiệm từ quá khứ. Vì những trải nghiệm có cả tích cực và tiêu cực, nên mỗi ngày bản thân chứa đầy những mâu thuẫn đối với tình yêu.
- Bước tiếp theo là nhận ra rằng vấn đề không phải là lòng tự trọng. Nó tốt khi ta có ý thức về giá trị bản thân lành mạnh, nhưng đó không phải là ý nghĩa của câu nói Vệ Đà. Tại nơi làm việc, bạn có thể tận hưởng giá trị bản thân khi làm tốt công việc, nhưng ngay khi bạn mất việc, giá trị bản thân thường sụp đổ thành trầm cảm và lòng tự trọng thấp.
- Phải mất một bước nữa để có được tình yêu bản thân thực sự. Cái tôi được đề cập đến được tìm thấy ở mức độ nhận thức sâu hơn, nơi bạn có thể trải nghiệm con người thật của mình. Nó nằm sâu hơn bản ngã và cái tôi hàng ngày. Bản thể chân thật hiểu định nghĩa danh tính thật sự của mình đến từ dòng chảy của sự thông tuệ vô tận, và mình xuất phát từ cội nguồn. Ở nơi xuất phát cội nguồn là ý thức vô tận, nơi đó sự thông tuệ vô tận được sinh ra.
Trải nghiệm cuộc sống như con người thật của bạn
Khi bất kỳ mong muốn nào chảy vào tâm trí, chúng ta gắn cái “tôi và của tôi” vào đó. Nói cách khác, chúng ta xem mình là suy nghĩ đó. Sự thúc đẩy của sự thông tuệ vô tận sẽ mang lại tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu, cái đẹp, sự sáng tạo, trí thông minh, hạnh phúc hoặc sự phát triển cá nhân. Tất cả những sự thôi thúc đó đều bắt nguồn từ nhận thức thuần túy mà không có bản ngã. Nhưng bất kể sự mong muốn đó là gì, nếu bạn đồng nhất với nó, bạn đang tiếp xúc với bản thể chân thật của mình.
Bạn đã có những cái nhìn thoáng qua về bản thể chân thật của mình trong suốt cuộc đời. Bất kỳ khoảnh khắc nào bạn cảm thấy yêu đời, xinh đẹp, hạnh phúc hoặc được truyền cảm hứng đều là dấu hiệu chắc chắn rằng bạn đang trải nghiệm cuộc sống với bản thể chân thật của mình. Bây giờ chúng ta đã hiểu tại sao tất cả tình yêu đều là tình yêu dành cho bản thân: đó là bản ngã thực sự, bản ngã duy nhất có thể trải nghiệm tình yêu vô điều kiện, điều đó mới quan trọng.
Tại sao chúng ta không thể trải nghiệm bản thể chân thật trong mọi lúc?
Mối liên hệ với con người thật bị phá vỡ vì chúng ta đã quen tập trung vào bản ngã hoặc cái tôi hàng ngày. Đó không phải là con người thật của bạn đang nói, suy nghĩ hay cảm nhận. Thay vào đó, đó là do lịch sử nghiệp của bạn, một tạo tác của quá khứ, đó là suy nghĩ, lời nói và cảm xúc.
Sự hiểu biết này thực sự làm cho con đường phát triển nội tâm dễ dàng hơn nhiều. Bạn có thể ý thức được những suy nghĩ tiêu cực, những khoảnh khắc phán xét bản thân và những ký ức tồi tệ, khi thấy rằng chúng không thực sự là bạn. Có thái độ này là vô cùng hữu ích. Nếu bạn bớt chú ý đến sự tiêu cực và tự phán xét, trong khi chú ý nhiều hơn đến tình yêu, vẻ đẹp, lòng trắc ẩn, sự sáng tạo và phần còn lại của những thôi thúc đến từ con người thật của bạn, điều gì sẽ xảy ra?
Bạn thấy rằng theo thời gian, bạn tiến gần hơn đến con người thật của mình chỉ bằng cách chú ý đến nó. Bạn đang tuân theo một lực hấp dẫn được biết đến trong tiếng Phạn là Swarupa, hay lực hấp dẫn của bản thân. Tâm trí một cách tự nhiên muốn có nhiều tình yêu hơn, nhiều phúc lạc hơn và nhiều điều nữa bắt nguồn từ cội nguồn.
Vì vậy, con đường tâm linh bắt nguồn từ việc cho phép tâm trí của bạn đi đến nơi nó muốn đến, không có gì hơn thế. Sau đó, bạn sẽ thấy khá rõ ràng rằng tất cả tình yêu là tình yêu bản thân. Bạn sẽ yêu con cái, vợ/chồng, bạn bè và những người khác nhiều hơn nữa, bởi vì bạn nhìn họ qua lăng kính của nhận thức hạnh phúc hơn là lăng kính của bản ngã. Biết rằng bản ngã thực sự tồn tại là một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa cá nhân của bạn.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp