Self harm là gì?
Hội chứng tự ngược đãi bản thân có tên khác là Self – harm- một dạng rối loạn tâm thần gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ phải chịu nhiều áp lực, đau khổ. Theo đó, người bệnh có xu hướng tự làm hại bản thân, khiến bản thân đau đớn để giải tỏa cảm xúc. Thậm chí có những người có cảm giác “nghiện” việc ngược đãi bản thân và không còn cảm thấy đau đớn khi thực hiện những hành vi này.
Bệnh thường xuất hiện ở nhóm trẻ vị thành niên và có thể kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành nếu các vấn đề về tâm lý không được giải quyết. Những hành vi này bắt đầu bằng việc tự bứt tóc, cào cấu sau đó dần tăng mức độ như dùng dao lam rạch tay chân hoặc nặng nề hơn khi các cảm giác hưng phấn tăng dần.
Bên cạnh các hành động ngược đãi bản thân, người bệnh cũng gặp các vấn đề tâm lý khác như tress, mất ngủ, nóng giận, rối loạn lo âu hay nặng hơn là trầm cảm. Đến một thời điểm nào đó, khi các hành động khiến bản thân đau đớn không còn giúp họ giải tỏa áp lực thì rất có thể người bệnh sẽ nghĩ đến tự tử và cái chết.
Nguyên nhân của Self harm
Áp lực, cô đơn, stress kéo dài, những mong muốn không được thực hiện khiến người bệnh luôn cảm thấy bức bối trong lòng. Vì vậy việc tự làm hại bản thân có thể khiến họ làm giảm được căng thẳng. Họ không hề cảm thấy đau đớn khi rạch tay mà ngược lại còn vô cùng thích thú và phấn khích. Khi các vết nhỏ không còn đủ để làm họ vui thì các vết lớn hơn, sâu hơn, ở những vị trí nguy hiểm cũng dần xuất hiện.
Bên cạnh đó, việc tự làm hại bản thân đôi khi còn nhằm mục đích gây sự chú ý với người khác và khẳng định chính mình. Chẳng hạn với những đứa trẻ có cha mẹ quá bận rộn, chúng rạch tay ở những nơi dễ thấy để cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Nhưng đôi khi cũng làm phản tác dụng khiến những mong muốn trong lòng không được đáp ứng và càng có mong muốn ngược đãi chính mình.
Hiện nay, hội chứng Self – harm đang có xu hướng gặp nhiều ở nhóm trẻ vị thành niên do trong độ tuổi này, trẻ thường bị cha mẹ, nhà trường kiểm soát chặt chẽ, đặt những áp lực học tập và thành tích lên cao. Trẻ thường có cảm giác bị gò bó, cô đơn, bị kiểm soát, những niềm vui thích đam mê cũng không được thực hiện. Hoặc những người có chướng ngại về tâm lý thủa nhỏ cũng rất dễ có những dị dạng trong tâm lý và tự hàm hại bản thân để thấy dễ chịu hơn.
Có thời điểm phong trào rạch tay trở nên rầm rộ hơn khi được lan truyền trên mạng. Rất nhiều bạn trẻ khi chưa có nhận thức rõ ràng, đặc biệt là trẻ vị thành niên đang trong thời gian thay đổi tâm sinh lý cũng tự thực hiện những hành vi này để chứng tỏ bản thân. Việc này có thể khiến họ đau nhưng lại nhận được sự chú ý, tán thưởng từ những người cùng “hội” và dần dần hình thành tâm lý thích thú, không còn sợ hãi.
Vì vậy thực tế không phải ai tự ngược đãi bản thân cũng bắt nguồn từ những vấn đề stress áp lực. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế có chuyên môn về trị liệu tâm lý để được thăm khám và trị liệu phù hợp nhất.
Triệu chứng của Self harm
Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân, tuy nhiên không phải ai cũng có thể phát hiện. Có những đứa trẻ dù thể hiện trạng thái ngoan hiền bên ngoài nhưng bên trong toàn những vết thương về thể xác và cả tâm hồn. Vị trí người bệnh lựa chọn có thể ở những vùng khuất như bắp tay, bắp chân, lưng, bụng và nếu không có thời gian chăm sóc con thì rất khó để phụ huynh phát hiện.
Hoặc có những người bắt đầu hội chứng bằng các triệu chứng như bứt tóc, nhịn ăn, cào da tay. Phụ huynh có thể cho rằng đây là các triệu chứng bình thường, đến khi tình trạng rụng tóc trầm trọng hơn, da tay bong tróc hẳn cùng các dấu hiệu suy nhược thần kinh mới đưa con đi khám thì bệnh đã diễn biến sang những giai đoạn trầm trọng.
Một số hành vi ngược đãi bản thân như:
- Bứt tóc, nhổ lông mày
- Cào da tay
- Rạch tay, chân, bụng bằng dao lam
- Nhịn ăn
- Tát vào mặt
- Đập đầu vào tường
- Đốt da bằng quẹt hay diêm
- Uống thuốc ngủ
Bế tắc trong cảm xúc và không thể chia sẻ cùng ai khiến người bệnh tự làm hại bản thân trong âm thầm. Khi không được thực hiện những hành vi này, người bệnh cảm thấy bồn chồn, dễ tức giận và cáu gắt, khả năng tập trung cũng giảm sút. Do đó, ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của con cái hay bạn bè, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm.
Có thể bạn sẽ thấy khó chấp nhận khi người thân, bạn bè đang rơi vào trạng thái muốn tổn thương bản thân (self-harm). Bởi những hành động self-harm thường xảy ra trong bóng tối và những người ấy không muốn chia sẻ, bộc lộ với ai.
Các dấu hiệu và triệu chứng của self-harm là khác nhau tuỳ vào cách thức người đó sử dụng, gồm:
Các thay đổi về hành vi:
- Mặc quần áo dài tay, ngay cả trong những ngày nóng
- Các lý do cho những vết thương là do bất cẩn, hay do tai nạn, sự cố
- Cần nhiều thời gian ở một mình hơn
- Căng thẳng với các mối quan hệ (bạn bè, tình yêu, gia đình, v.v.)
- Hay cầm nắm các vật sắc nhọn
- Không còn hứng thú, tham gia các hoạt động ưa thích trước đây
- Hành động khó đoán, bột phát
Các dấu hiệu trên cơ thể:
- Nhiều vết sẹo
- Những vết gãi hay xước
- Những vết bầm, thâm tím
- Gãy xương
- Mất một hay nhiều mảng tóc
Các dấu hiệu về nhận thức:
- Hay tự vấn về danh tính bản thân
- Cảm giác vô vọng
- Cảm giác không có ai giúp được bạn
- Cảm giác vô dụng
Các dấu hiệu tâm lý:
- Bối rối khi thể hiện cảm xúc
- Trạng thái cảm xúc không ổn định
- Thay đổi tâm trạng
- Trầm cảm
- Ngày càng trở nên lo âu, đặc biệt là khi không thể làm đau cơ thể
- Cảm giác tội lỗi
- Cảm giác xấu hổ, ghê tởm về bản thân
Sự nguy hiểm của Self harm
Rõ ràng hội chứng tự ngược đãi bản thân tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm về cả thể chất lẫn tinh thần. Việc khiến bản thân đau đớn khiến họ cảm thấy thỏa mãn cảm xúc tâm lý, tâm trạng nhẹ nhõm hơn nhưng thực tế vấn đề khúc mắc vẫn còn nguyên đó không được giải quyết. Việc làm hại bản thân này khiến người bệnh sa đà vào cảm giác hưng phấn không khác gì “thuốc phiện”, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Mặc dù những người mắc chứng này không có xu hướng làm hại người khác nhưng lại rất dễ trở thành trào lưu, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Nếu tìm kiếm trên các trang mạng xã hội, có không ít hội nhóm về các vấn đề này. Có những người lợi dụng điều này để chỉ đạo người khác tự làm hại bản thân nhằm thỏa mãn thú vui của họ.
Không phải ai mắc hội chứng này cũng có ý định tự tử nhưng đôi khi mức độ làm đau bản thân ngày càng gia tăng khiến họ tử vong ngoài ý muốn.
Điều trị Self harm
Phát hiện sớm và điều trị hội chứng này đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa những nguy hiểm. Nếu tình trạng bệnh chưa quá nặng, việc dùng các loại thuốc có thể chưa thực sự cần thiết mà chú trọng chủ yếu chữa lành các vấn đề tâm lý.
Trị liệu tâm lý
Đôi khi chính người bệnh cũng ý thức được việc làm hại bản thân nhưng họ không thể kiểm soát được những hành vi này vì chỉ nó mới đem đến cảm giác vui vẻ. Việc gặp gỡ nói chuyện với chuyên gia tâm lý sẽ giúp trẻ tìm ra nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng tâm lý này, đồng thời nhận thức rõ các vấn đề mình đang phải đổi mặt và học cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, làm chủ hành vi, cân bằng cảm xúc; chuyển những hành vi, cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực sang trạng thái tích cực và phù hợp với hoàn cảnh. Từ đó, người lớn cũng hiểu được nguyên nhân tại sao con lại có những hành động làm hại bản thân như vậy và có hướng điều chỉnh cách quan tâm, dạy dỗ trẻ.
Hướng tới những hành động tích cực
Người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân nên hướng tới những hành động tích cực, khiến bản thân bận rộn để không còn thời gian u buồn và tự làm bản thân đau. Chẳng hạn tham gia các môn thể thao để giúp nâng cao thể chất, giải tỏa áp lực tinh thần. Những năng lượng vui vẻ tràn đầy trong các hoạt động thể thao chắc chắn sẽ có ích hơn hẳn việc rạch tay.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể học thiền hay yoga. Đây đều là hai bộ môn giúp máu huyết lưu thông, cân bằng cảm xúc để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Ngay khi có cảm giác khó thở, bứt rứt muốn rạch tay, bạn hãy ngồi thiền trong khoảng 15 phút. Thả lỏng cơ thể để tinh thần tĩnh tâm, hít thở nhẹ nhàng giúp thần trí dần trở về sự ổn định cân bằng.
Ngoài ra với trẻ nhỏ, phụ huynh cũng có thể đưa bé đi du lịch đến những vùng đất mới để bé trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn trong cuộc sống. Niềm vui và sự hứng khởi trong những trải nghiệm mới cũng là một liều thuốc hạnh phúc rất tốt.
Học cách hít thở
Người bệnh có thể học các bài tập hít thở giúp giảm stress để giải tỏa áp lực. Đặc biệt là khi không được đáp ứng mong muốn làm hại bản thân, bạn hãy từ từ hít thở sâu và thở ra nhẹ nhàng, thực hiện vài lần như thế sẽ thấy tâm trạng ổn định hơn rất nhiều.
Chia sẻ nhiều hơn
Một trong những yếu tố chính khiến nhiều người bị stress chính là không chia sẻ được cảm xúc và tâm trạng. Bất kể ai cũng gặp những khó khăn, tuy nhiên quan trọng là cách giải quyết thế nào. Vì vậy mỗi người hãy học cách chia sẻ, nói ra nhiều hơn. Nhanh chóng giải quyết các mâu thuẫn xung đột, không để nó kéo dài quá lâu. Nếu cảm thấy ngại ngùng trong chia sẻ, hãy tập cách viết nhật ký để nói ra hết nỗi lòng cũng giúp tâm trạng thoải mái hơn.
Cảm nhận tình yêu thương gia đình
Bất cứ lúc nào gia đình cũng luôn là nơi yêu thương chăm sóc bạn trở về, dù đôi khi họ có bận rộn hay nghiêm khắc nhưng mục đích vẫn là để con cái có cuộc sống tốt hơn. Nếu cảm thấy gia đình đặt nặng các áp lực, hãy thẳng thắn chia sẻ để giải quyết sớm, tránh cố gắng đến quá sức chịu đựng.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần tinh tế hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc con. Hãy dành sự quan tâm nhiều hơn dù là nhỏ nhất cũng giúp tình trạng bệnh giảm đi. Đừng khiến cho con cảm giác có quá nhiều áp lực. Hãy để cho bé không gian học tập và trải nghiệm thoải mái nhất bởi điều này giúp ích cho việc phát triển trí não hơn là cứ chăm chăm bắt bé phải học quá nhiều.
Nếu bạn không nhận được sự quan tâm từ gia đình, hãy đừng lo vì trên thế giới này sẽ còn rất nhiều người yêu thương bạn. Luôn vui vẻ, lạc quan, chân thành, nghĩ về tương lai tươi sáng và yêu thương chính bản thân mình sẽ giúp bạn sớm tìm được những người luôn lo lắng quan tâm bạn.
Cách thoát khỏi Self harm
Khi bạn đang trong cơn “nghiện” làm tổn thương bản thân, sẽ rất khó để nghĩ ra cách khác đánh lạc hướng bản thân. Nhưng có phương pháp để bạn có thể cải thiện tình hình theo thời gian
Trong ngắn hạn
Hiểu về tình trạng, mức độ self-harm hiện tại của bạn
Hiểu mức độ tổn thương cơ thể của bạn sẽ giúp bạn nhận ra yếu tố nào kích thích thực hiện hành động self-harm.
Ngay cả khi bạn không thể cưỡng lại mong muốn bị đau đớn, việc nhận ra được nguyên nhân kích thích sẽ giúp bạn xử trí tốt hơn cho những lần sau.
Nhận diện các yếu tố kích thích
Các yếu tố kích thích này có thể là con người, tình huống, sự kiện, cảm giác hay những suy nghĩ, cảm xúc nhất định.
Luyện cách viết xuống những điều đã xảy ra với bạn trước khi bạn làm đau bản thân:
- Mình đã suy nghĩ điều gì trước khi làm vậy?
- Là ai, tình huống hay sự việc nào ảnh hưởng đến tình huống này?
Nhận diện cảm giác bất đầu muốn tổn thương cơ thể
Các cảm giác, dấu hiệu có thể rất rõ ràng như:
- Trống đập trong ngực hay cảm giác nặng ngực
- Cảm xúc mạnh như buồn bã hay tức giận sadness or anger
- Cảm giác mất kết nối với bản thân hay mất cảm giác
- Những suy nghĩ lặp lại về làm đau cơ thể hay cách bạn có thể cảm thấy đau đớn
- Đưa ra những quyết định không tốt như uống rượu, làm việc quần quật để né tránh cảm xúc.
Biết những nhân tố gây xao nhãng mong muốn self-harm
Đánh lạc hướng bản thân khỏi cơn thèm đau là cách giúp bạn có thể thời gian và không gian để xoa dịu căng thẳng.
Trong dài hạn
Có rất nhiều cách để tự giúp bản thân trong dài hạn. Đó bao gồm khám phá, tìm hiểu kỹ về lý do tại sao bạn lại thực hiện những hành vi self-harm và cách giải quyết:
- Học cách chấp nhận và yêu thương bản thân
- Trở nên tự tin hơn về khả năng và tính cách của bạn
- Hiểu rõ tại sao bạn lại thực hiện những hành vi self-harm
- Quan tâm đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người bạn tin tưởng hoặc bác sĩ tâm lý
Cách hỗ trợ người thân, bạn bè
Dù là họ nói trực tiếp với bạn hay là bạn nghi ngờ các dấu hiệu một người đang self-harm, rất khó để có cách tốt nhất tiếp cận và đối mặt với vấn đề.
Bạn có thể cảm thấy shock, tức giận, bất lực hay thấy mình cần chịu trách nhiệm cho vấn đề về tâm lý của người khác.
- Cố gắng không biểu lộ sự hoảng loạn hay tức giận. Cách bạn phản ứng với bạn bè hay người thân sẽ ảnh hưởng tới sự sẵn sàng mở lòng của họ với bạn hay người khác trong tương lai.
- Hãy nhớ rằng self-harm không phải một căn bệnh. Nó chỉ là cách một người gặp khó khăn khi giải tỏa cảm xúc trong một số trường hợp nhất định. Trong đa số các trường hợp self-harm không liên quan đến suy nghĩ muốn tự tử.
Có nhiều cách để bạn giúp đỡ người có hành động self-harm. Thái độ và cách bạn quan tâm đến họ sẽ giúp họ được trấn an và ủng hộ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Cố gắng không cư xử kiểu phán xét.
- Hãy cho họ biết rằng bạn sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng của bản thân.
- Quan tâm đến họ ở nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là vấn đề self-harm.
- Cố gắng thấu cảm và thấu hiểu lý do họ làm như vậy.
- Giúp họ tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp.
- Gợi nhớ họ về những phẩm chất hay việc tốt đẹp mà họ đã từng làm.
- Cố gắng giao tiếp chân thành, cởi mở.
Đôi khi kể cả người tuyệt vời nhất trên thế giới cũng sẽ cảm thấy bất lực và bối rối khi giúp đỡ người khác. Bạn cần tránh những điều sau:
- Cố gắng ép buộc họ thay đổi.
- Cư xử và hành động, giao tiếp theo cách lấn át, đe doạ sẽ tước quyền tự do của họ.
- Hoặc là ngó lơ những vết thương của họ hay quá mức quan tâm đến chúng.
- Gắn mác cho họ là người ưa được chú ý.
Thông thường, self-harm không phải là cách một người tìm kiếm sự chú ý. Và ngay cả là vậy, hãy nhớ rằng họ không sai khi muốn được người khác quan tâm và giúp đỡ.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp