Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học là một phần trong Module 7 về Xây dựng trường học an toàn, chống bạo lực học đường.
Chủ đề chống bạo lực học đường trong Module 7 là một chủ đề vô cùng cấp thiết hiện nay. Sau khi đã xác định rõ chủ đề Module 7 thì các bạn có thể xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình dạy học. Đáp án Thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học dưới đây sẽ giúp người dạy cũng như người học có thể chuẩn bị và tiếp thu bài tốt hơn trước khi vào học.
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TIỂU HỌC
Thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHONG TRÀO “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Năm học 20.. – 20..
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Phát động và tổ chức triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm:
– Huy động sức mạnh tổng hợp của cô và trò, của chính quyền địa phương, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; môi trường trường học an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và yêu cầu của xã hội.
– Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội một cách phù hợp và có hiệu quả.
2. Yêu cầu:
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 20.. – 20.. nhằm đạt được các yêu cầu sau:
– Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về cơ sở vật chất trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.
– Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.
– Phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tham gia các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh.
– Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng cơ sở vạt chất và môi trường sư phạm, cảnh quan môi trường và lớp học.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng trường, lớp xanh- sạch – đẹp đảm bảo an toàn
Đảm bảo trường lớp xanh – sạch – đẹp, an toàn:
– Xanh: Tiếp tục chăm sóc, trồng cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; chọn các loại cây có tán lá, thân cây không có gai; sân trường cần phải có những thảm cỏ xanh trong sân để sân trường trở nên mát mẻ, thân thiện với môi trường hơn. Các lớp có các chậu cây cảnh, được chăm sóc tốt.
– Sạch: Có dụng cụ đựng rác, không vứt rác bừa bãi; nước thải sinh hoạt không bị ứ đọng, ô nhiễm, ruồi muỗi; nước uống, Bếp ăn đạt yêu cầu theo bếp một chiều, phải luôn đảm bảo khâu vệ sinh, an toàn; Nhà vệ sinh sạch sẽ, có bảng phân chia nam, nữ; thiết bị đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế…phải thường xuyên quét dọn, lau chùi hằng ngày. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp, từng thành viên.
– Đẹp: Cảnh quan hài hòa, sân trường thẩm mỹ; Trang trí lớp đẹp; có cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa phù hợp; Đồ đạc xắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; đồng phục học sinh gọn gàng, giản dị, phù hợp lứa tuổi. Tranh ảnh tuyên truyền, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu, các bảng có nội dung giáo dục học sinh trong và ngoài phòng học cần phải được quan tâm; nếu rách, cũ là phải thay mới để tạo cảnh quan trường lớp khang trang, đẹp đẽ.
– An toàn: Xây dựng nội quy trường lớp rõ ràng, công khai cho học sinh nghiêm túc thực hiện; có giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, cơ sở vật chất nhà trường an toàn như bàn ghế, cửa kính, hệ thống điện ánh sáng, quạt…Khu vực vệ sinh cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, các thiết bị như vòi nước, hệ thống ống dẫn nước, các thiết bị điện, điện tử luôn được kiểm tra thường xuyên.
2. Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh trong nhà trường
Quan tâm đến việc tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ thể thao, các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác tại trường. Tạo điều kiện cho học sinh các lớp được giao lưu, tham dự các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Trong năm học nhà trường phải tổ chức ít nhất từ 1 đến 2 lần hoạt động lớn nhằm tạo không khí vui tươi, hào hứng cho giáo viên và học sinh như: Thi hát dân ca và chơi các trò chơi dân gian,… vào các dịp 20/11, 22/12, tết nguyên đán, 8/3, 19/5, lễ ra trường, tổng kết năm học.
3. Tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng:
– Chủ động hỗ trợ chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.
– Giao cho Chi đoàn thanh niên tham gia hoạt động chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ, thăm hỏi và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn phường tham gia tìm hiểu làng nghề, ngành nghề truyền thống ở địa phương. Tổ chức trồng cây bóng mát, làm vệ sinh, dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm, Nghĩa trang liệt sỹ của phường.
– Giáo viên lồng ghép giáo dục, tìm hiểu về di tích, danh nhân, truyền thống của đất nước và địa phương trong các hoạt động giáo dục của trẻ hàng ngày, nhằm rèn luyện đạo đức, nhân cách, kỹ năng cho học sinh; đồng thời không ngừng nâng cao giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân ái, chăm ngoan, vượt khó học tập cho học sinh.
3.2. Một số hoạt động khác
- Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10.
- Tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” tại đơn vị.
- Tổ chức hoạt động “Mừng Đảng, mừng xuân.”
- Tổ chức Tết trồng cây đầu xuân.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Bác Hồ kính yêu.
Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học:
A. BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ
Bộ quy tắc ứng xử trong trường học của Bộ giáo dục bao gồm bộ quy tắc ứng xử trong trường Tiểu học, quy tắc ứng xử trong trường học THCS, THPT, mầm non… Bộ quy tắc ứng xử trong trường học được ban hành theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy tắc ứng xử trong trường mầm non, giáo dục phổ thông. Bộ quy tắc ứng xử này được áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục.
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Quy tắc ứng xử áp dụng cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Trần Phú
- Quy tắc ứng xử của trường THCS…… được xây dựng trên cơ sở Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Các hành vi giáo viên và học sinh không được làm:
Giáo viên không được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Học sinh không được có các hành vi sau đây:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
- Học sinh đi xe máy, xe máy điện khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện trong sân trường, ăn quà vặt trong thời gian học tập ở trường. Tụ tập trước cổng trường.
- Phá hoại tài sản của nhà trường (bàn ghế, cây cối…). Lãng phí điện, nước, quạt, đèn….
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quan hệ ứng xử của người học
1. Đối với bản thân.
– Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn.
– Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông.
– Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
– Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập. Biết tự học, tự nghiên cứu.
– Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác.
– Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp đoàn, ngoại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của trường. Không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…Có ý thức giữ gìn cơ sở vật chất, cây xanh của nhà trường…
– Đến trường trang phục phải đúng qui định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng, giản dị thích hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập sinh hoạt ở nhà trường, đi học phải mặc đúng trang phục đúng quy định , không mặc áo không cổ, quần áo ở nhà hay quá ngắn, có hình thù kì quái, câu chữ phản cảm, mất thẩm mĩ của học đường…, không nhuộm tóc khác màu đen, không trang điểm loè lẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bườm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
2. Đối với bạn bè.
– Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; Giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới;
– Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội… để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác.
3. Đối với nhà giáo, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường.
– Có thái độ tôn trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường; Trong việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường khách đến thăm, làm việc với nhà trường: Đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép; Không được có những hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ với thầy, cô và người lớn tuổi .
– Không được có những hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường.
– Phục tùng các quyết định và yêu cầu của thầy, cô giáo, nhân viên nhà trường
4. Đối với khách và người lớn tuổi.
– Khi có khách đến thăm trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; Hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ.
– Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi. Biết kính trên nhường dưới.
– Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
5. Đối với gia đình.
– Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
– Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng.
– Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi.
– Ứng xử khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở lắng nghe.
– Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; Hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách…
6. Đối với môi trường sống và học tập.
– Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống.
– Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn trường, lớp học xanh, sạch đẹp. Quan tâm chăm sóc tốt các công trình thanh niên.
– Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của nhà trường.
– Có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương.
– Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống nhà trường.
7. Đối với nhân dân, láng giềng nơi cư trú.
– Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù.
– Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung.
8. Ở nơi công cộng.
– Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ.Không làm ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác.
– Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, cởi kính râm…
9. Ở trong lớp học.
– Thực hiện tốt nội quy lớp học .
– Không sử dụng phương tiện liên lạc cá nhân như: máy nghe nhạc, điện thoại…
– Không mang đồ ăn, thức uống vào lớp học. Tắt điện, quạt điện, đóng cửa khi ra về.
10. Đối với thực hiện an toàn giao thông.
– Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
– Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
– Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường.
– Thực hiện các qui định, nội qui tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng
B. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LỚP…. NĂM HỌC: 2022 – 2023
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG LỚP HỌC AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG LỚP…. NĂM HỌC: 2022 – 2023
Bạn đang xem: Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học
Giáo viên chủ nhiệm lớp…..
1. Đặc điểm tình hình lớp
1.1. Khái quát tình hình chung của lớp: 8/4
– Tổng số HS: 38 học sinh (trong đó: 23 nam,15 nữ)
* Đặc điểm chung:
– Đa số các em đều được sự quan tâm của phụ huynh, ở gần trường.
1.2. Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
1) Thuận lợi
– Đa số học sinh chăm ngoan, học sinh có tinh thần học hỏi. Được sự quan tâm của phụ huynh nên các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.
– Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường về công tác chủ nhiệm và chuyên môn.
– Địa điểm trường thuận lợi cho việc học sinh đi lại và học tập; phòng học thoáng mát, có đầy đủ bàn ghế để học sinh ngồi học.
2) Khó khăn:
– Một số học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập, phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập ở nhà, các em phải tự học nên dẫn đến việc học tập của các em tiến bộ rất chậm.
– Một vài phụ huynh lo bận làm ăn chưa quan tâm đến việc học của con em mình khi học ở nhà.
– Lứa tuổi lớp 8 là lứa tuổi tâm sinh lý phát triển bất ổn nhất trong các khối lớp THCS, nên học sinh thể hiện, bộc lộ nhiều tính cách khác nhau.
2. Mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:
– Xây dựng lớp học an toàn nhằm đảm bảo HS được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
– Nâng cao nhận thức và rèn luyện kĩ năng ứng xử trong phòng tránh tai nạn thương tích đối với học sinh; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng trong lớp học.
– Nhằm nắm vững các chỉ tiêu phấn đấu từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp và thực hiện có hiệu quả.
– Góp phần hoàn thiện bộ Quy tắc ứng xử và an toàn học đường của nhà trường.
3. Biện pháp xây dựng lớp học an toàn, phòng chống bạo lực học đường:
– Xây dựng nội quy lớp học;
– Xây dựng quy tắc an toàn lớp học và phòng ngừa bạo lực học đường.
– Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bạo lực và an toàn trường học trong các nội dung dạy học, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề…
– Thường xuyên nhắc nhở các em đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, phải có lý do chính đáng.
– Phối hợp giữa các đoàn thể để nâng cao sức mạnh về tinh thần, vật chất cho các em, động viên và tuyên truyền cho gia đình các em học sinh biết được tầm quan trọng trong việc học tập
– Thường xuyên theo dõi, quan tâm, học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn trong học tập.
– Kịp thời tuyên dương những em học tốt để các em phát huy tính tích cực trong học tập.
– Thiết lập kênh thông tin trao đổi với phụ huynh học sinh qua zalo, facebook,…
4. Kế hoạch cụ thể
Thời gian Nội dung Biện pháp Đánh giá, điều chỉnh Tháng
8- 9
Hướng dẫn xây dựng “Nội quy lớp học và thực hiện lớp học an toàn”. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, cả lớp.
– Lập danh sách hs kí cam kết nói không với bạo lực học đường.
– Tăng cường công tác kiểm tra của TPT Đội, GVCN
– Phòng ngừa HS mang đồ chơi có tính kích động.
-Phối hợp với PH việc chuyên cần của HS
– Sản phẩm đánh giá: Ý thức, thái độ thực hiện nội quy của HS
– Phương pháp đánh giá: Quan sát
– Công cụ đánh giá 1: Phiếu quan sát
– Người đánh giá: GV+ HS
Tháng 10 Phát động “Hội thi diễn kịch theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường” – Tổ chức các tổ thi đua với nhau – Sản phẩm đánh giá: Cách xử lí tình huống.
– Phương pháp đánh giá: Quan sát
– Công cụ đánh giá: Thang đo
– Người đánh giá: GV, GV Âm nhạc, TPT.
Tháng 11 Phát động “Hội thi Rung chuông vàng theo chủ đề phòng chống bạo lực học đường” -Phối hợp với GVCN và GV môn, TPT. – Sản phẩm đánh giá: Câu trả lời của HS.
– Phương pháp đánh giá: Vấn đáp
– Công cụ đánh giá 3: Hệ thống câu hỏi và đáp án.
– Người đánh giá: GV.
….., ngày…tháng….năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Người lập kế hoạch
***********
Trên đây là toàn bộ thông tin về Sản phẩm trình bày thiết kế và lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh tiểu học. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các thầy cô giáo.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên