Mặc dù trong ngôn ngữ tiếng Việt có rất nhiều thể loại văn bản khác nhau. Nhưng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt giữa các văn bản này không có nhiều sự khác biệt, vẫn tồn tại ở đó những quy tắc chính tả, viết hoa trong văn bản xác định cần đúng quy chuẩn được đặt ra. Trong đó, vấn đề viết hoa cũng là nội dung quan trọng và được nhiều người quan tâm trong vấn đề này. Viết hoa đúng theo quy định của tiếng Việt không phải là chuyện đơn giản. Bởi, tiếng Việt ngày nay sử dụng mẫu tự Latin nên có quy định về vấn đề viết hoa.
1. Quy tắc viết hoa là gì?
Quy tắc viết hoa trong tiếng Việt rất đa dạng mà bạn cần nắm vững lý thuyết để áp dụng vào viết đúng trong những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những trường hợp mà bạn cần phải áp dụng quy tắc viết hoa trong tiếng Việt khi thực hiện các văn bản hay viết chữ.
1.1. Viết hoa phụ âm đầu của chữ đứng đầu câu:
Theo các nhà nghiên cứu, quy định này xác lập cách đây không xa. Khi chữ quốc ngữ ra đời vào thế kỷ 17, lúc đó chưa có quy định viết hoa này. Theo sách Phép giảng tám ngày của Alexandre De Rhodes in bản tiếng Latin – Việt năm 1651, quy định viết chữ quốc ngữ là “viết hoa ở đoạn xuống hàng và thụt đầu dòng” còn các câu trong đoạn văn sẽ viết thường, kể cả chữ cái đầu.
Lối viết hoa chữ cái đầu của một từ xuất hiện vào tháng 4/1865 trên tờ báo Gia Định, tờ báo dùng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta. Từ đó, lối viết hoa chữ cái đầu này được áp dụng. Những trường hợp mở đầu một câu như sau:
+ Viết hoa sau dấu chấm
Mở đầu văn bản, mở đầu đoạn người ta đều viết hoa phụ âm/âm đầu của từ đầu tiên. Đặc biệt cứ sau dấu chấm câu, người ta phải viết hoa phụ âm đầu của từ đứng đầu câu kế tiếp. Cùng với dấu chấm câu còn có dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) còn gọi là dấu cảm thán là những dấu kết thúc một câu. Cho nên, từ đứng sau những dấu này đều phải viết hoa phụ âm/âm đầu tiên của từ.
Riêng dấu chấm lửng có những khác biệt một chút. Dấu chấm lửng có thể là để kết thúc một câu, có thể nằm ở giữa câu khi liệt kê hay do ý định của người viết để diễn tả sự ngắt quãng, gây bất ngờ hay muốn kéo dài về âm thanh. Do đó, khi dấu chấm lửng đứng ở cuối câu, từ đầu tiên của câu kế tiếp sẽ phải viết hoa theo quy định. Khi dấu chấm lửng đặt ở giữa câu với những chủ ý của người viết sẽ không viết hoa từ tiếp sau đó.
Ví dụ: Vườn hoa quả trồng nhiều loại cây như mít, chuối, cam, chanh… xanh tươi, rất sai quả.
Lòng ta rộn rã nỗi yêu thương… (trích thơ Hàn Mặc Tử).
+ Quy định về viết hoa sau dấu hai chấm
Từ đứng sau dấu hai chấm có trường hợp viết hoa, có trường hợp không. Quy định này vẫn chưa rõ ràng, thống nhất nên có nhiều ý kiến khác nhau.
+ Quy định về viết hoa sau dấu chấm phẩy
Đối với dấu chấm phẩy, quy định viết hoa cũng giống như trong dấu chấm lửng, tùy vào từng trường hợp mà viết hoa. Những câu văn ngăn bởi các dấu chấm phẩy khá độc lập về ngữ nghĩa, thông thường, chữ tiếp theo sau vẫn viết thường.
Trong các văn bản hành chính, đặc biệt ở phần “căn cứ”, “xét đề nghị” và “chiếu theo” nêu ở đầu đoạn sẽ xuống dòng và viết hoa theo quy định sau các dấu chấm phẩy.
1.2. Quy định về viết hoa tu từ:
Thông thường, trong quy tắc viết hoa trong tiếng Việt, người ta sẽ không viết hoa danh từ chung nếu không nằm ở đầu câu. Riêng trong những trường hợp nhất định, người ta muốn nhấn mạnh một từ nào đó, muốn từ này mang sắc thái biểu cảm, người ta sẽ viết hoa. Ví dụ: Con Người, hai tiếng vang lên… (M.Gorki)
Như vậy, viết hoa danh từ chung thường thể hiện sự tôn kính, làm câu văn thêm độc đáo hơn. Đây gọi là lối viết hoa tu từ.
Những danh từ chung ghi tước vị, chức vụ, cấp bậc hoặc những yếu tố gắn với tên riêng như các bậc danh nhân thường áp dụng cách viết hoa tu từ. Tuy nhiên, thực tế, cách viết này cũng đa dạng, không có sự thống nhất.
Tuy nhiên, cách viết hoa này có một số điểm sẽ đối lập với danh từ chung và danh từ riêng, đặc biệt trong cách viết hoa gọi tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể và sản phẩm. Trong khi đó, cách viết hoa là để phân biệt giữa danh từ riêng và chung trong cách thể hiện văn bản.
1.3. Quy định về cách viết hoa trong tiếng Việt với danh từ riêng:
Theo định nghĩa ấn phẩm Hoạt động của từ tiếng Việt của Đái Xuân Ninh biên soạn do NXB Khoa học xã hội, HN 1978, danh từ riêng chỉ tên gọi của một vật, một người hay một tập thể riêng biệt. Xét về chức năng ý nghĩa, danh từ riêng và danh từ chung có sự phân biệt rõ ràng. Trong đó, danh từ chung dùng để gọi tên một loạt sự vật, không gọi riêng từng sự vật riêng. Điểm khác biệt với danh từ riêng là danh từ chung sẽ chứa đựng nội dung ý nghĩa nhất định, bao gồm cả tên gọi một sự vật duy nhất như mặt trăng, mặt trời.
+ Quy định cách viết hoa họ tên người
Dù cùng một họ tên người nhưng người ta sử dụng song song nhiều cách viết hoa khác nhau lâu nay. Ví dụ viết họ tên người Công Huyền Tôn Nữ Lưu Ly hay Công huyện tôn nữ lưu Ly, Công huyền Tôn nữ Lưu Ly, Công – Huyền – Tôn – Nữ – Lưu Ly.
+ Quy định cách viết hoa tên địa danh
Quy định cách viết hoa địa danh cũng tồn tại nhiều cách khác nhau. Ví dụ như cách viết Sài Gòn, Sài-Gòn, Sài gòn… Vào năm 1984, theo Quyết định số 240/QĐ, thống nhất trên toàn quốc về chuẩn chính tả, về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt do Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình ký như sau: Cách viết tên người, tên nơi chốn sẽ viết hoa chữ cái đầu là phụ âm/âm đầu không dùng gạch nối. Ví dụ như Quang Trung, Vũng Tàu, Hà Nội… Chuẩn chính tả này áp dụng trong tất cả các văn bản.
+ Quy định cách viết hoa tên riêng không phải tiếng Việt
Trường hợp viết tiếng nước ngoài du nhập, không phải tiếng Việt được quy định trong Quyết định 240/QĐ trong Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt có ghi:
* Nếu tên riêng dùng nguyên chữ của chữ cái Latin sẽ giữ đúng nguyên bản tất cả các chữ cái còn dấu phụ trong nguyên ngữ có thể lược đi. Ví dụ như tên Paris, Petofi, Shakespeare…
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ thuộc hệ thống chữ cái khác tiếng Việt sẽ dùng lối chuyển từ sang chữ cái Latin. Ví dụ Moskva, Lomonosov
* Nếu tên riêng có nguyên ngữ không ghi từng âm bằng chữ cái sẽ dùng lối phiên âm chính thức của chữ cái Latin. Đó là cách phiên âm được dùng trên thế giới phổ biến. Ví dụ như Kyoto, Tokyo…
* Nếu tên riêng được sử dụng rộng rãi trên thế giới theo hệ thống chữ cái Latin khác với nguyên ngữ sẽ dùng tên riêng vẫn được mọi người dùng. Ví dụ như Bangkok có nguyên ngữ là Krung Thep hay Hungary có nguyên ngữ là Magyarorszag.
* Trường hợp tên viết sông núi sẽ dùng tên gọi phổ biến mà thế giới thường dùng vì sông núi rộng lớn có mặt ở nhiều quốc gia lãnh thổ. Đồng thời, những tên riêng theo từng địa phương vẫn có mặt ở những văn bản khác nhất định. Ví dụ như sông Danube/Duna/Donau/Dunares…
* Sẽ dùng lối dịch nghĩa phù hợp cho những tên riêng, bộ phận tên riêng có nghĩa. Ví dụ như Guinea xích đạo, Biển Đen.
* Tên riêng có phiên âm quen dùng trong tiếng Việt sẽ không cần thay đổi trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt. Ví dụ như Bắc Kinh, Pháp, Hy Lạp hay Lỗ Tấn… Có khác biệt như Ý hay Italia, Úc hay Australia. Có một số tên riêng sử dụng các cách viết, tên gọi khác như La Mã hay Roma…
* Trong ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tên riêng không phải tiếng Kinh cũng khó có sự thống nhất. Nhiều tên riêng được viết theo các kiểu khác nhau vẫn tồn tại như Moskva/ Moscou/ Moscow/ Mát-xcơ-va/ Matxcơva/ Mạc Tư Khoa hay Shakespeare/ Sếch-xpia/ Xêchxpia.
* Trường hợp danh từ chung như mặt trời/quả đất theo quy định sẽ không viết hoa nhưng sách báo vẫn in Mặt trời/Quả đất. Nếu xét trên bình diện danh từ chung và danh từ riêng, trường hợp này rất dễ nhầm lẫm.
1.4. Quy định về quy tắc viết hoa trong tiếng Việt để biệt hóa tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể và sản phẩm:
Những tên riêng của cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, đoàn thể hay sở, ban, trường học, phòng và sản phẩm sẽ là những danh từ riêng hoặc chỉ chứa một vài danh tư riêng. Theo bản Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt với Quyết định 240/QĐ quy định:
+ Quy định về viết hoa tên riêng của các cơ quan, tổ chức;
+ Xu hướng viết hoa không theo âm tiết mà theo từ đối với tên gọi cơ quan, tổ chức.
2. Những trường hợp bắt buộc phải viết hoa trong văn bản:
Ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư để thay thế Nghị định 110/2004/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Theo đó, đối với các văn bản hành chính và bản sao văn bản áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước doanh nghiệp nhà nước sẽ phải viết hoa trong các trường hợp sau:
TT NỘI DUNG VÍ DỤ I Viết hoa vì phép đặt câu 1
Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.
(Trước đây theo Thông tư 01/2011/TT-BNV thì phải viết hoa cả trong trường hợp sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng).
– Thông tư
-Thực tế
II Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người 1 Tên người Việt Nam Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.
Hồ Chí Minh
Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Vua Hùng, Bà Triệu
2 Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam.
Mao Trạch Đông
Trường hợp phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.
Fhri -drich Ăng-ghen
III Viết hoa tên địa lý 1 Tên địa lý Việt Nam Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.
tỉnh Hà Nam
Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.
Quận 1, Phường Điện Biên Phủ
Trường hợp viết hoa đặc biệt
Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
(Trước đây chỉ có Thủ đô Hà Nội là thuộc trường hợp đặc biệt).
Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm v.v…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.
chợ Bến Thành
vịnh Hạ Long
Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương thức khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ 2 Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam.
Hàn Quốc
Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài
Mát-xcơ-va
IV Viết hoa tên cơ quan, tổ chức 1 Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Văn phòng Quốc hội
Bộ Giao thông vận tải
Trường hợp viết hoa đặc biệt:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
Văn phòng Trung ương Đảng.
2 Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Liên hợp quốc (UN)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La – tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.
WTO
UNESCO
V Viết hoa các trường hợp khác 1 Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt.
(Trước đây không có quy định này)
Nhân dân, Nhà nước
2 Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.
Huân chương Sao vàng, Nghệ sĩ Nhân dân
3 Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
Giáo sư Tôn Thất Tùng
4 Danh từ chung đã riêng hóa: Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)
Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh)…
5 Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.
ngày Quốc khánh 2-9
6 Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Triều Lý, Triều Trần,…
7 Tên các loại văn bản Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.
Bộ luật Hình sự
Luật Tổ chức Quốc hội…
Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
(Trước đây: Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm. Có nghĩa hiện tại viện dẫn “điểm, khoản” thì không viết hoa chữ cái đầu nữa).
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự.
(Trước đây: Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự).
8
Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo
từ điển Bách khoa toàn thư
9 Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm (Bỏ “ngày tiết”)
Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.
Giáp Tý
Kỷ Hợi…
Tên các ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán.
tết Đoan ngọ
Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.
thứ Hai
Kết luận: Thái độ tiếp cận đúng đắn với vấn đề viết hoa tên riêng là cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Song song với đó, tiếp tục nghiên cứu vấn đề chuẩn hoá cách viết hoa tên riêng trên tình thần kế thừa những thành tựu đã đạt được đồng thời sẵn sàng đổi mới trong những trường hợp thực tế đời sống yêu cầu. Viết hoa đúng cũng là góp phần làm trong sáng tiếng Việt của chúng ta.