Quý Bửu là gì?
Wibu hay còn được đọc chại đi cách viết tiếng Việt là “quý bửu” chính là từ phiên âm cách đọc của “weeaboo”. Hay nói cách khác bình thường các bạn nhìn thấy chữ “wibu” vẫn được viết rất phổ biến trên mạng không phải là một từ phiên âm chính xác mà nó chỉ là một cách đọc mà thôi. Từ thuật ngữ chính xác phải là Weeaboo.
Weeaboo là một từ có nguồn gốc từ phương Tây để chỉ “người Nhật da trắng”. Nó được sử dụng với mục đích châm biếm mỉa mai những người không mang quốc tịch Nhật Bản nhưng lại cuồng các văn hóa liên quan tới Nhật Bản thông qua truyện tranh manga, anime và nhiều người cuồng đến nỗi còn tự xưng mình là người Nhật.
Tại Việt Nam, wibu cũng mang theo ý xấu tương tự. Một số bộ phận người Việt Nam trên mạng xã hội ghét wibu đến nỗi còn có một câu nói lưu truyền của họ rằng “mấy thằng wibu để ava hoạt hình không có quyền công dân”. Dù là mang nghĩa đùa giỡn hay thật sự thì những người bị gọi là wibu thực sự không được bộ phận lớn người yêu thích cho lắm.
Nguồn gốc và sự lan truyền
Nguồn gốc chính xác trường hợp sử dụng đầu tiên của thuật ngữ này với ý nghĩa chế giễu chưa được xác định rõ, tuy nhiên, theo Google Trends, cụm từ này ghi nhận sự gia tăng về lượng tìm kiếm vào tháng 11/2019.
Vì sao tại Việt Nam Weeaboo thành Wibu, Quý Bửu?
Dù cho ban đầu từ Weeaboo là chỉ người phương Tây nhưng khi từ này dần được phổ biến rộng hơn thì mọi người có vẻ cũng quên mất đi điều này. Hiện tại thì cụm từ Weeaboo được sử dụng ở rất nhiều nước trong Châu Á và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Từ Wibu trên Facebook là nơi nó được sử dụng nhiều nhất. Như đã nói ở phần đầu, từ Wibu là biến thể của Weeaboo do người Việt dùng cách phát âm của nó để tạo ra. Có thể nói là từ Wibu được sáng tạo ra ở Việt Nam và cũng chỉ được sử dụng tại phạm vi người Việt Nam với nhau. Ngoài Wibu, nhiều người còn sử dụng từ nói lái là Quý Bửu.
Tuy cách viết khác nhau nhưng ý nghĩa ban đầu của từ vẫn bị giữ y nguyên, chủ yếu miệt thị những người đam mê văn hóa truyện tranh manga hoặc anime quá cuồng nhiệt, Wibu cũng được sử dụng để chê bai những fan phong trào dù chẳng biết gì về văn hóa Nhật Bản những vẫn cố tỏ ra am hiểu và thích thể hiện.
Tuy nhiên cũng trên các trang mạng xã hội, từ Wibu thường được sử dụng một cách vô tội vạ và chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ “cuồng” trong Wibu. Việc bạn sử dụng chúng vô tội vạ, không đúng người và thời điểm có thể gây sự khó chịu và tổn thương đến những người thuần tuý yêu thích Nhật Bản và nền văn hoá của đất nước này.
Đặc điểm của Weeaboo
Theo Urban Dictionary (2005-2015), Weeaboo thường có các đặc điểm:
Bị ám ảnh bởi nền văn hóa Nhật Bản đến mức coi trọng nền văn hóa Nhật hơn cả nền văn hóa bản xứ và các nền văn hóa khác. Thể hiện nỗi ám ảnh với Manga, Anime và những văn hóa tiếp biến từ nền văn hóa Nhật Bản. Sử dụng những từ ngữ tiếng Nhật như là câu nói cửa miệng của mình. Thậm chí những từ tiếng Nhật còn bị họ sử dụng sai, dẫn tới phá vỡ ranh giới xã hội. Hiểu biết về đất nước và ngôn ngữ Nhật Bản thông qua các tác phẩm Anime và Manga.
Ngoài ra, Weeaboo còn là thuật ngữ mà những người hâm mộ này sử dụng với những người hâm mộ khác, phân biệt người hâm mộ thông thường và người hâm mộ đến mức “cuồng”.
Liệu Weeaboo có giống Otaku?
Khác với những đặc điểm của Weeaboo, Otaku là người Nhật mê mẩn thế giới truyện tranh, hoạt hình. Họ thích tìm hiểu, sưu tập, đọc và xem Manga hay Anime thâu đêm suốt sáng, có trí nhớ siêu đẳng với các tác phẩm đó; thậm chí là tưởng tượng “nhập vai” vào các phân cảnh trong truyện hay phim và có hành động, biểu hiện giống với nhân vật mình yêu thích.
Khá nhiều người thường nhầm lẫn Wibu (Weeaboo) với Otaku là một. Nhầm, nhầm to, giữa chúng có sự khác biệt rất lớn đấy bạn nhé. Đơn giản hơn thì chúng ta hãy làm một bảng so sánh nhỏ và đơn giản dưới đây để thấy được sự khác biệt nhé!
Nguồn gốc
- Wibu (Weeaboo): Dùng để chỉ những người nước khác cuồng văn hóa Nhật Bản.
- Otaku: Về bản chất, Otaku sinh ra là từ dành cho riêng người Nhật mà thôi.
Hành vi
- Wibu (Weeaboo): Thường có những hành động quá khích, thậm chí lố lăng và phản cảm khi nhắc về bất kỳ văn hoá nào của Nhật Bản. Họ bị ám ảnh đến mức cho Nhật Bản là nơi tuyệt vời nhất, hơn cả quê hương đất nước mình.
- Otaku: Otaku chỉ có những hành vi quá khích đối với những bộ manga và anime. Thế nhưng phần lớn Otaku đều có tính cách khá ôn hòa và chỉ tập trung vào điều mà mình thích, thậm chí không ngại vì nó mà dần trở nên lập dị và cách ly dần với thế giới bên ngoài.
Kiến thức
- Wibu (Weeaboo): Tuy là người cuồng văn hóa Nhật Bản nhưng cũng chẳng thiếu những người thực chất chỉ là fan phong trào, thường tỏ vẻ mình hiểu biết về Nhật Bản trong khi bản thân vẫn chỉ là “thùng rỗng kêu to” nhưng vẫn thích thể hiện.
- Otaku: Vì có niềm yêu thích lớn cùng việc chăm chú tìm hiểu, các Otaku đều có một lượng kiến thức sâu rộng liên quan đến manga và anime, săn tìm goods.. các thứ…
Mức độ cuồng nhiệt
- Wibu (Weeaboo): Wibu có thể phát cuồng với bất cứ thứ gì liên quan đến Nhật Bản, tôn thờ Nhật Bản một cách quá đà. Cộng đồng những người yêu thích văn hóa Nhật Bản thường kỳ thị cũng như tẩy chay Wibu vì những con người này sẽ làm xấu đi hình ảnh của những người yêu thích Nhật Bản chân chính và lành mạnh.
- Otaku: Otaku chỉ có niềm yêu thích và sự say mê đối với manga và anime. Sở thích của họ là sưu tầm những đồ vật liên quan, tìm hiểu về nó một cách kỹ lưỡng nhất. Tuy nhiên tại Nhật Bản, Otaku vẫn mang hơi hướng kỳ thì, còn tại những nước khác như Việt Nam thì được sử dụng thoải mái hơn, chủ yếu để chỉ những người yêu thích manga và anime của Nhật.
Các từ ngữ liên quan khác
Ngoài từ Wibu, còn có rất nhiều từ khác liên quan đến Wibu khác như:
- Wibu chúa (Wibu lord): Ghép của từ chúa tể và từ Wibu, dùng để chỉ những người cực kỳ cuồng nhiệt với Nhật Bản hơn bình thường, tôn thờ Nhật Bản, thậm chí còn có mong muốn trở thành người Nhật Bản.
- Forever Wibu: Nếu bạn quan tâm đến văn hoá anime cũng như manga Nhật Bản, hẳn là có thể bạn đã từng nghe qua câu “Wibu never die – Cuộc sống này thật vui khi làm Wibu”. Forever Wibu giống như một lời hứa mãi trung thành và yêu thích Nhật Bản của các “Quý bửu” Việt Nam.
********************
Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp