Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng
Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi
Bạn đang xem: Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi
Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về văn bản Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng là một người con của Hà Nội, ông luôn trân trọng và gửi trọn niềm thương cho quê hương mình một tình yêu tha thiết. Trong những tháng ngày đất nước bị chia cắt, ông phải vào Nam tham gia chiến trận nhưng lòng luôn mang nỗi nhớ da diết khôn nguôi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Và có lẽ, cũng bởi vì vậy mà ông viết nên những trang tùy bút thấm đẫm cảm xúc dạt dào danh cho quê hương mình đẹp đến thế. Đoạn trích “Mùa xuân của tôi” in trong tập “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” cũng mang màu cảm xúc tuyệt đẹp như thế.
Mở đầu đoạn tùy bút, tác giả nêu lên quan điểm đúng đắn nhất về những tình cảm đẹp đẽ của con người dành cho mùa xuân. Với tất cả mọi người yêu mùa xuân là một lẽ tự nhiên, chiều chuộng thương mến mùa xuân là điều tất yếu bởi tất thảy những vẻ đẹp của nó.
Và ai cũng có lý do cho riêng mình để yêu thích một cái gì đó, Vũ Bằng cũng vậy, ông yêu mùa xuân của Hà Nội, mùa xuân của đất Bắc bằng một thứ tình cảm mê luyến, đắm say. Mùa xuân hà Nội với ” những cơn mưa riêu riêu, gió lành lạnh…..có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”. Mùa xuân dường như đang len lỏi trong từng bầu không gian, tiết trời cũng sang xuân và lòng người cũng rạo rực, phơi phới sức xuân. Lòng người cũng đang háo hức và chờ mong và say sưa với sự sông, với cảnh vật “Ấy đấy, mùa xuân của tôi làm nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được”. Mùa xuân không chỉ mang đến cho thiên nhiên những màu mới, những nét đẹp căng tràn nhựa sống mà nó còn mang đến cho lòng người sự thảnh thơi, là khúc hát tuyệt vời của tâm hồn: “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như càng trẻ ra…Ra ngoài đường thấy ai cũng muốn yêu thương. Về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Mùa xuân còn là mùa của đoạn tụ, ấm áp sum vầy bên nhau của người người, nhà nhà. Ta kính cẩn nghiêng mình trước bàn thờ thần phật, tổ tiên trong mùi hun khói nghi ngút thấy lòng mình ấm áp lạ lùng, yêu thương quá đỗi.
Sau những ngày rằm tháng giêng, xuân mang vẻ đằm thắm lạ thường: “Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong…lại nức một mùi hương man mác”. Tiết trời sau rằm cũng có sự thay đổi lớn, những đợt mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, bầu trời dường như trong xanh và bình yên hơn chứ không còn mang vẻ đùng đục của màu pha lê mờ nữa. Cỏ cây, hoa lá, ong bướm dường như đang reo vui lạ thường, tất cả đều mang vẻ non tơ, mới mẻ và xinh đẹp mỹ miều nhất. Những bữa cơm đạm bạc và giản dị với cà om, thịt thăn hay những bát canh trứng cua thân thương, ấm áp tình người thay thế cho dưa hành thịt mỡ. Cuộc sống êm đềm trở về như cũ, mọi trò chơi dần hết, người người lại bắt đầu trở lại với những công việc thường nhật.
Bằng những cảm xúc chân thành, cách miêu tả tinh tế, giọng điệu bồi hồi xúc cảm, Vũ bằng đã đưa người thưởng thức như được sống lại trong từng hơi thở, hương vị của mùa xuân. Phải có một tình yêu bền chặt với quê hương và một tâm hồn nhạy cảm tác giả mới viết nên được những câu văn hay và thơ đến như thế. Bài tùy bút giúp em hiểu thêm về những đặc trưng trong văn hóa xuân của người miền Bắc, thêm trân trọng những vẻ đẹp riêng của quê hương, đất nước.
——————-HẾT——————
Cùng với bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản Mùa xuân của tôi, để có thêm những kiến thức hữu ích về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Mùa xuân của tôi– Ngữ văn lớp 6, Cảm nhận khi đọc Mùa xuân của tôi (trích Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọn) của Vũ Bằng.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục