Cơ sở hạ tầng là gì?
Khái niệm chung về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp dùng để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.
Xét trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình gồm đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, các công trình công cộng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, lực lượng lao động tri thức… Dựa trên cơ sở có sẵn, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội luôn được duy trì và phát triển. Đây cũng chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở theo quy định tại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD.
Xét trên phương diện kinh tế hàng hóa thì cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.
Xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được gom góp lại qua nhiều thế hệ. Nó được coi là một bộ phận giá trị, tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng mọi yêu cầu, mục tiêu phát triển trên mọi mặt của đất nước.
Từ đó, tựu chung lại có thể hiểu như sau: Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện về vật chất, kỹ thuật, thiết chế xã hội… được trang bị các yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. Cơ sở hạ tầng vừa có các yếu tố vật chất vừa phi vật chất và nó cũng là sản phẩm của quá trình đầu tư để làm nền tảng cho sự phát triển của toàn xã hội.
Kết cấu chung cơ sở hạ tầng gồm:
– Cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.
– Hệ thống kết cấu hạ tầng phát đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
– Một hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Vai trò của cơ sở hạ tầng:
– Cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và tạo động lực cho sự phát triển.
– Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Cơ sở hạ tầng trong triết học được hiểu thế nào?
Cơ sở hạ tầng trong phạm trù triết học có tên tiếng Anh là “Infrastructure” dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, cũng có thể là một giai đoạn lịch sử nhất định. Đây là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Theo Từ điển bách khoa mở toàn thư thì cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm tất cả các mối quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh tế của 01 xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội ở 01 giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm 03 loại quan hệ sản xuất:
– Quan hệ sản xuất thống trị
– Quan hệ sản xuất tàn dư
– Quan hệ sản xuất mầm mống (tương lai)
Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quy định và chi phối 02 quan hệ sản xuất còn lại.
Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tính chất của kiến trúc thượng tầng; nội dung, tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng theo chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx và Ph.Ăng-ghen dùng mô tả hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng thiết chế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Có thể hiểu, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ quan điểm chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội,…
Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định.
Ví dụ trong xã hội giai cấp, giai cấp nào thống trị kinh tế thì chiếm địa vị thống trị cả về chính trị lẫn đời sống tinh thần của xã hội.
Các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.
Cơ sở hạ tầng thay đổi thì kiến trúc thượng tầng sớm hay muộn cũng thay đổi theo. Theo Các – Mác thì: Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng
Kinh tế có vai trò quyết định các lĩnh vực hoạt động của xã hội do đó, kiến trúc thượng tầng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
Mặc dù cơ sở hạ tầng quyết định cơ sở thượng tầng và cơ sở thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng kiến trúc thượng tầng vẫn có tính độc lập trong quá trình vận động, phát triển và có sự tác động một cách mạnh mẽ với cơ sở hạ tầng.
Hạ tầng kỹ thuật là gì?
Hạ tầng kỹ thuật bao gồm các kết cấu hạ tầng được xây dựng và tạo lập nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng cũng như các nhu cầu cơ bản trong đời sống của người dân.
Nhìn chung, các công trình công nghệ hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh ở hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm các hệ thống cơ bản sau:
– Hệ thống đèn điện dùng để chiếu sáng và sinh hoạt từ đất liền đến đại dương và hải đảo.
– Hệ thống xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
– Hệ thống giao thông công cộng, đường xá, cầu đường
– Hệ thống lọc nước sinh hoạt và phân phối đến từng hộ gia đình.
– Hệ thống thông tin liên lạc, chẳng hạn như truyền hình cáp, điện thoại, phủ sóng Internet,…
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam tương đối ổn định và có dấu hiệu cải thiện, nợ công có xu hướng giảm. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khoản đầu tư cho hạ tầng giao thông cũng đã đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Hầu hết hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam có quy mô nhỏ, chưa đồng bộ, chưa hình thành sự kết nối liên hoàn. Khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải và an toàn giao thông còn hạn chế. So với một số nước tiên tiến khác, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt ở Việt Nam được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có lịch sử hơn 100 năm, thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, cả nước có 21 cảng hàng không đang khai thác, trong đó có 8 cảng hàng không quốc tế, nhưng hầu hết đều có quy mô hạn chế, chưa đạt tiêu chuẩn khu vực.
Trong các ví dụ về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, phải kể đến cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng. Trong 5 năm qua, thành phố Hải Phòng đã trải qua những biến đổi mạnh mẽ và đột phá, đầu tư xây dựng những công trình hàng chục nghìn tỷ đồng, tạo nên một diện mạo mới, xứng tầm với tốc độ phát triển nhanh chóng của trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Tính đến nay, Hải Phòng đã đầu tư gần 44 nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm 46 cây cầu và hàng trăm km đường mới. Hàng loạt dự án nghìn tỷ mọc lên và trở thành dấu hiệu phát triển đô thị mới như cầu Hoàng Văn Thụ, tuyến Hồ Sen – Cầu Rào 2, nút giao Nam Cầu Bính, dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cầu biển Tân Vũ – Lạch Huyện… Nhiều khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng, công trình văn hóa lịch sử cũng được xây dựng tạo nên diện mạo hiện đại cho đô thị.
Phân loại các cơ sở hạ tầng
Dựa trên đặc trưng của mỗi lĩnh vực, cơ sở hạ tầng sẽ được phân loại không giống nhau. Mục đích hỗ trợ tối đa cho công tác sử dụng, khai thác và quản lý. Cụ thể như sau:
Kinh tế – xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế: Là những cơ sở vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá và phục vụ cho hoạt động lưu thông. Ví dụ như: Hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, thuỷ lợi…
Cơ sở hạ tầng xã hội: Là những cơ sở vật chất xuất hiện nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động văn hoá – xã hội – đời sống – giáo dục. Ví dụ như: Trường học, nhà ở, bệnh viện, công trình công cộng…
Cơ sở hạ tầng môi trường: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật tồn tại để phục vụ cho công tác bảo vệ và giữ gìn tài nguyên môi trường, bảo vệ rừng biển.
Cơ sở hạ tầng quốc phòng: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật được dùng trong các hoạt động liên quan đến lĩnh vực an ninh – quốc phòng. Ví dụ như: Cơ sở sản xuất, sữa chữa và bảo dưỡng vũ khí, khí tài quốc gia
Lãnh thổ – dân cư
Cơ sở hạ tầng đô thị: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật tồn tại ở các vùng đô thị phát triển.
Cơ sở hạ tầng nông thôn: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật xuất hiện tại các vùng nông thôn.
Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế biển.
Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng đồng bằng và trung du, các tỉnh miền núi.
Cấp quản lý
Cơ sở hạ tầng do Trung ương quản lý: Là những vật chất kỹ thuật có quy mô lớn như hệ thống sân bay, đường sắt, các cơ sở quốc phòng an ninh, đường quốc lộ.
Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật các tỉnh, thành phố, phường, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như hệ thống cầu – đường, kênh mương, cơ sở giáo dục – y tế, văn hoá – thể thao…
Tính chất – Đặc điểm
Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất: Công trình trường học, cơ sở ý tế, hệ thống đường giao thông, điện, cơ sở quốc phòng an ninh…
Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất: Thủ tục hành chính, hệ thống thiết chế xã hội, an ninh trật tự…
Vai trò chung của cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và tạo động lực cho sự phát triển.
Nếu hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Trái lại, hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển cản trở sự phát triển nền kinh tế nói chung.
Hầu hết những quốc gia phát triển đều có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên ở nhiều nước đang phát triển, kết cấu hạ tầng thiếu và yếu gây ứ đọng trong việc luân chuyển các nguồn lực, khó hấp thụ vốn đầu tư, ảnh hướng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia đang phát phát triển, trong đó có Việt Nam.
Thực tế, cơ sở hạ tầng chi phối các giai đoạn phát triển, làm nền tảng, cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của tất cả các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo quy trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên với quy mô ngày càng mở rộng. Những điều này sẽ làm tăng ngân sách Nhà nước và đưa nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, bế tắc.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển tạo điều kiện cơ bản cho sự ra đời của nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ.
Cụ thể, ở vùng nông thôn trước đây kinh tế kém phát triển, vì thiếu điện, hệ thống thông tin liên lạc, giao thông chưa được đầu tư… Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhờ cơ sở hạ tầng ở nông thôn được hiện đại hóa, sản xuất nông nghiệp vì thế cũng đã cải thiện chiều hướng tích cực, cơ cấu nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
Một khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước. Bởi thực tế hiện nay ở nước ta, tại những vùng có đô thị lớn, có cơ sở hạ tầng được đầu tư, kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, còn những vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, kinh tế chậm. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng làm mất cân đối nền kinh tế của cả nước.
Trong điều kiện hiện nay, chỉ có thể từng bước giảm bớt chứ chưa thể xóa bỏ sự phát triển có sự chênh lệch giữa các vùng.
Cơ sở hạ tầng còn là điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi muốn thu hút vốn đầu tư, nước đó cần phải tạo môi trường đầu tư và cơ sở hạ tầng là yếu tố không thể thiếu.
Việc xây dựng và tạo ra cơ sở hạ tầng tốt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất kinh doanh có năng suất cũng như hoạt động có hiệu quả hơn.
Cơ sở hạ tầng phát triển còn tạo điều kiện để giải quyết việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi một khi cơ sở hạ tầng phát triển là cơ sở để tạo ra nhiều cơ sở sản xuất vật chất mới, tạo điều kiện trong việc giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các khu vực khác nhau, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, phân bố nguồn lao động hợp lý hơn. Mặt khác, sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ với công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ hoạt động hiệu quả hơn, lợi nhuận cao hơn và người lao động cũng sẽ có nguồn thu nhập cao hơn.
Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với sự xuất hiện và cải tiến của kiến trúc thượng tầng. Đồng nghĩa với đấy, kiến trúc thượng tầng sẽ phản ánh rõ nét một cơ sở hạ tầng nhất định.
Như vậy không khó để thấy, kiến trúc thương tầng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các quyết định của cơ sở hạ tầng. Chính vì thế, khi có bất kỳ sự cải tạo kiến trúc thượng tầng nào trong xã hội thì đều phải trải qua các quá trình cân nhắc, suy xét từ cơ sở hạ tầng. Bởi, đây mới chính là gốc vấn đề và là nền tảng cho việc đổi mới.
Tuy nhiên, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, thì kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối. Và nó cũng hoàn toàn có khả năng tác động ngược lại lên cơ sở hạ tầng. Nó được xem là công cụ đắc lực để cải tạo và xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo lập cơ sở hạ tầng mới. Trong trường hợp, kết cấu hạ tầng tác động theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ làm cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Kéo theo đó, cơ sở hạ tầng cũng sẽ không tránh được việc vị tác động.
Sự tác động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng được thể hiện qua chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng. Bao gồm bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ví dụ: Kiến trúc thượng tầng được nảy sinh dựa trên cơ sở kinh tế mới thì mới có thể phản ánh được như cầu của nền kinh tế ở thời điểm đó. Đồng thời góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế – xã hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế cũ thì sẽ gây ra tác dụng ngược. Cụ thể, kiến trúc thượng tầng sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nó chỉ trong 1 giai đoạn nhất định và sớm sẽ được khắc phục bởi cơ sở hạ tầng.
Tầm ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đối với lĩnh vực bất động sản
Sẽ không ngoa khi cho rằng, cơ sở hạ tầng tác động không nhỏ đến lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, một dự án có cơ sở hạ tầng xung quanh phát triển, bao gồm: Khả năng kết nối giao thông, tiện ích khu vực, mật độ dân cư… đạt chuẩn thì chắc chắn giá bán sẽ cao hơn và tiềm năng tăng giá cũng sẽ khả quan hơn.
Và dĩ nhiên, các khách hàng khi chọn mua bất động sản đều sẽ ưu tiên các dự án có cơ sở hạ tầng tốt. Điều này không quá khó để lý giải. Bởi, khi sinh sống tại đây, người dân sẽ có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực trung tâm phát triển lân cận. Nhờ đó việc tiếp cận các tiện ích sống cũng trở nên đơn giản hơn. Mang lại sự thuận tiện nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân trong khu vực.