Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu
Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu
Bạn đang xem: Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu
I. Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm: “Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác vào năm 1925.
2. Thân bài
* Khái quát chung
– Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:+ Được sáng tác sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và xử tù chung thân.+ Trước ý chí đấu tranh đòi thả cụ Phan của nhân dân Việt Nam, chúng buộc phải ra lệnh ân xá rồi giam lỏng cụ ở Bến Ngự cho đến năm 1940, khi cụ qua đời.
– Giới thiệu nhân vật:+ Va – ren là người thay cho Méc – lanh sau khi Méc – lanh bị Phạm Hồng Thái ám sát hụt và buộc phải về nước.+ Va – ren vốn là đảng viên của Đảng Xã hội Pháp nhưng đã phản bội Đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương.
* Cảm nghĩ về tác phẩm– Đây là một tác phẩm hư cấu mặc dù xét theo hình thức thì nó chẳng khác nào một bài ký sự. Tác phẩm được gây dựng lên bởi những sự kiện, nhân vật hoàn toàn có thật.- Nhan đề tác phẩm đã trực tiếp vạch trần thái độ giả dối và bản chất xấu xa của tên Toàn quyền mới khi đặt cụm từ “Những trò lố” vào nhan đề.- Tác phẩm được viết theo trình tự thời gian gồm có bốn chặng → đây là một chuyến đi kéo dài, mang theo suốt hành trình là những trò bịp bợm vô cùng đáng cười của tên Toàn quyền Va – ren.- Đây là một cuộc gặp gỡ hoàn toàn đối lập giữa hai nhân vật → phơi bày những trò lố của Va – ren.
* Đánh giá:– Thành công thứ nhất: xây dựng tính cách của cả hai nhân vật.- Thành công thứ hai: cách tác giả hư cấu nội dung dựa trên những nhân vật, sự kiện có thật nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
II. Bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu
“Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác vào năm 1925. Nghệ thuật biếm họa được sử dụng vô cùng khéo léo đã biến tác phẩm thành một cảnh hài kịch và chúng ta sẽ thấy được rất rõ điều này qua từng câu, từng chữ của tác phẩm.
Tác phẩm được sáng tác sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và xử tù chung thân nhưng trước ý chí đấu tranh đòi thả cụ Phan của nhân dân Việt Nam, chúng buộc phải ra lệnh ân xá rồi giam lỏng cụ ở Bến Ngự cho đến năm 1940, khi cụ qua đời.
Còn Va – ren là người thay cho Méc – lanh sau khi Méc – lanh bị Phạm Hồng Thái ám sát hụt và buộc phải về nước. Va – ren vốn là đảng viên của Đảng Xã hội Pháp nhưng đã phản bội Đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương. Va – ren đã tuyên bố hắn sẽ quan tâm tới cụ Phan trước khi sang Đông Dương nhận chức. Tác phẩm đã được Nguyễn Ái Quốc viết lên ngay sau đó để phơi bày bản chất xấu xa cũng như bộ mặt lố bịch của tên Toàn quyền Đông Dương này.
Thực chất “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là một tác phẩm hư cấu mặc dù xét theo hình thức thì nó chẳng khác nào một bài ký sự. Tác phẩm được gây dựng lên bởi những sự kiện, nhân vật hoàn toàn có thật.
Va – ren Toàn quyền Đông Dương mới, Phan Bội Châu – chí sĩ cách mạng đang bị giam giữ và phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thả cụ Phan là những yếu tố có thật. Nhưng rõ ràng truyện được viết trước khi Va – ren sang Đông Dương nhận chức và cũng chẳng có cuộc gặp nào giữa hai nhân vật này khi hắn ta sang Đông Dương. Nội dung cuộc gặp hoàn toàn là do tác giả tưởng tượng ra nhằm thể hiện thái độ căm phẫn, khinh thường bè lũ xâm lược; đồng thời cũng thể hiện lòng yêu nước của tác giả.
Ngay ở nhan đề tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp vạch trần thái độ giả dối và bản chất xấu xa của tên Toàn quyền mới khi đặt cụm từ “Những trò lố” vào nhan đề.
Đọc tác phẩm ta có thể dễ dàng nhận ra trình tự thời gian mà tác giả sắp xếp. Quá trình từ khi Va – ren xuống tàu rồi tới nhà tù Hỏa Lò thăm cụ Phan Bội Châu được chia làm bốn chặng. Chặng một là bốn tuần đầu khi Va – ren ở trên tàu từ Mác – xây đến Sài Gòn. Chặng hai là sự đón tiếp “nhiệt tình” của chính quyền Sài Gòn khi Va – ren đến đây. Ở chặng ba Va – ren được triều đình nghênh tiếp, mời dự yến tiệc và gắn mễ đay khi tới Huế. Cuối cùng là khi Va – ren tới Hà Nội và ghé thăm cụ Phan Bội Châu ở nhà tù Hỏa Lò. Qua lời kể cùng cách miêu tả của tác giả, chúng ta có thể hình dung đây là một chuyến đi kéo dài, mang theo suốt hành trình là những trò bịp bợm vô cùng đáng cười của tên Toàn quyền Va – ren.
Vốn dĩ đây là cuộc gặp gỡ hoàn toàn đối lập giữa một bên là tên thống trị bất lương Va – ren còn một bên là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu. Có lẽ vì thế mà ngôn ngữ được sử dụng để miêu ta hai nhân vật cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu tên Va – ren được khắc họa bằng kiểu ngôn ngữ trần thuật thì cụ Phan được khắc họa bằng sự im lặng. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần thể hiện sự tinh tế, sắc sảo của nhà văn trong việc gợi ra nhiều suy nghĩ trong tâm trí độc giả.
Trò lố đầu tiên của tên Va – ren là lời hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu, rõ ràng lời hứa này chỉ xuất phát từ việc hắn ta mới nhậm chức và đang muốn trấn an dư luận. Đây hoàn toàn là một lời hứa suông nhằm làm dịu đi tinh thần đấu tranh đang sục sôi khắp cả nước cũng như để đối phó sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Chính lời hứa này đã phô bày được bộ mặt nham hiểm, xảo quyệt của tên Toàn quyền mới này. Nguyễn Ái Quốc đã bình luận về lời hứa đó thế này: “Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” cụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?”. Ở lời bình luận này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần mâu thuẫn giữa nội dung và thời gian thực hiện lời hứa.
Sau đó là lời nhận xét của tác về cuộc diện kiến của hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập này: “Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, còn người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này xua đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ”.
Đoạn văn được đánh giá là lời bình luận vô cùng độc đáo. Nghệ thuật tương phản được sử dụng khéo léo đã làm nổi bật sự cao thượng của nhà cách mạng Phan Bội Châu; đồng thời làm bật lên sự đê tiện của kẻ phản bội Va – ren. Ở đây tác giả cũng ngầm ca ngợi, thể hiện sự kính trọng với tình thần yêu nước của cụ Phan và thể hiện sự khinh bỉ, châm biếm tên phản bội nhục nhã Va – ren. Sau đó, trong toàn bộ cuộc nói chuyện, Va – ren chủ yếu là độc thoại. Và sự nham hiểm của hắn được bộc lộ hoàn toàn qua lời hứa đồng ý thả cụ Phan: “Tôi đem tự do đến cho ông đây…”. Đối với lời hứa thứ hai này, tác giả đã bình luận nó bằng giọng đầy mỉa mai: “Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang siết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm, Va-ren đồng ý thả cụ Phan với điều kiện cụ phải trung thành với nước Pháp, phải cộng tác, phải hợp lực với người Pháp để củng cố nền thống trị của Pháp ở Đông Dương (?!)”. Hàng loạt mâu thuẫn trong lời nói và hành động của hắn đã thể hiện rõ bản chất đê tiện của tên Toàn quyền mới này.
Có thể nói, chính lời nói và hành động của hắn đã tự phô bày mặt nạ giả tạo cũng như bản chất xảo quyệt của hắn. Nguyễn Ái Quốc đã vô cùng thành công trong việc xây dựng tính cách của cả hai nhân vật. Xuyên suốt “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu”, tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật so sánh, đối chiếu để thể hiện sự tương phản trong tính cách của cả hai nhân vật. Thành công thứ hai đáng kể đến của tác phẩm là cách tác giả hư cấu nội dung dựa trên những nhân vật, sự kiện có thật nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt.
Bằng giọng văn sắc sảo cùng sự tưởng tượng phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày được bộ mặt xảo trá của tên Toàn quyền mới, từ đó gián tiếp thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ, có thể coi tác phẩm như một “lời cổ động”, tiếp thêm ý chí chiến đấu cho nhân dân cả nước.
———————-HẾT——————-
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu là tác phẩm trào phúng xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, để hiểu được bản chất xảo trá, xấu xa của tên toàn quyền Va-ren và bản lĩnh của người chí sĩ Cách mạng Phan Bội Châu, bên cạnh bài Phát biểu cảm nghĩ truyện Những trò lố hay là va ren và Phan Bội Châu, các em không nên bỏ qua: Soạn văn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Ý nghĩa nhan đề Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Phân tích Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Phân tích nhân vật Phan Bội Châu trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục