Đức Phật A Di Đà là ai?
Đây là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của ngài có nghĩa là Vô lượng thọ, Vô lượng quang (hào quang trí tuệ chiếu khắp các thế giới), Vô lượng công đức. Ngài xuất hiện trước đức Thích Ca rất lâu.
Theo kinh Đại A Di Đà, thời rất xa xưa, có một vị quốc vương tên Kiều Thi Ca sau khi nghe một vị Phật thuyết pháp liền bỏ ngôi xuất gia tu hành, lấy hiệu Pháp Tạng. Ông phát ra 48 lời nguyện cứu độ chúng sinh, trong đó có đại nguyện rằng sau khi tu thành Phật sẽ tịnh hoá một thế giới và biến nó thành một trong những vương quốc thanh tịnh và đẹp đẽ nhất, chúng sinh nào hướng niệm đến ngài sẽ được tiếp dẫn để vãng sinh ở đó. Sau này ngài hoàn thành đại nguyện và thành Phật A Di Đà. Thế giới tịnh hóa của ngài thường được Phật tử hình dung là chốn Tây phương cực lạc.
Theo giáo lý nhà Phật, đức Thích Ca không phải vị Phật duy nhất. Trước ngài có nhiều vị Phật khác từng đến thế gian và sau ngài cũng sẽ như vậy. Phật Thích Ca là con người được ghi nhận trong sách sử, là thái tử Siddhartha của hoàng tộc Gautama (Cồ-Đàm) tại tiểu quốc Shakya (Thích Ca), được cho là sinh vào khoảng năm 624 trước Công nguyên.
Thái tử Siddhartha kết hôn và có một con trai trước khi xuất gia tu hành vào năm 29 tuổi. Ngài trải qua nhiều phương thức tu hành, có cả khổ tu, nhưng không tìm được con đường giải thoát, cho đến khi tự mình giác ngộ con đường trung đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc bồ đề. Sau đó, toàn bộ cuộc đời ngài dành cho việc truyền bá con đường thoát khổ đó cho nhân loại.
Đức Phật Thích Ca thọ 80 tuổi
Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Quý vị không nên có sự nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật Tổ. Phật A Di Đà chính là Phật A Di Đà, là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của ngài có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Thọ – Vô Lượng Quang).
Còn Phật Tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thầy của hết thảy vạn vật trên thế gian, là người sáng lập ra đạo Phật. Chúng ta thường nghe nói về “ông tổ, bà tổ” là để chỉ điều này. Người mở đầu cho một phong trào, một thể chế, một đạo giáo,… thì được tôn làm Tổ.
Điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này là Phật A Di Đà khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ Vạn. Còn Phật tổ Như Lai thì khoác áo cà sa màu vàng và trước ngực không có chữ vạn.
Phật A Di Đà có hình dáng đặc trưng như thế nào?
Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).
Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.
Nhân vật đi kèm Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).
Nguồn gốc của Phật A-di-đà
Nguồn gốc về mặt Giáo Lý của Phật A-di-đà
Vì nhiều lý do khác nhau nên nguồn gốc A-di-đà vẩn còn gây rất nhiều tranh cãi cho người trong cũng như ngoài đạo. Về mặt lịch sử giáo lý, khi xem xét giải thích nguồn gốc của Phật A-di-đà và các giáo lý liên quan đến ông chứ không xét đến nguồn gốc lịch sử thời gian thông thường, người tu Tịnh độ thì tin rằng Niệm Phật A-di-đà và tu Tịnh độ là cách nhanh nhất để đạt được giải thoát, ai cũng làm được. Còn giáo lý nguyên thủy trong phật giáo thì cho rằng thiền là để tự giải thoát, Phật không thể giúp ai, chỉ có ta tự giúp ta. Ngay cả đức Phật Thích-ca, cũng tự mình giác ngộ và đưa tới giải thoát cao thượng.
Do có nhiều cách hiểu khác nhau, nên đức tin này dẫn tới nhiều giáo lý đối đầu thậm chí trái ngược nhau.
Trong Kinh Phật, Phật A-di-đà được đức Phật Thích-ca (đức Phật của Hiện tại) giới thiệu và ca ngợi lần đầu tiên trong Kinh Vô Lượng Thọ. Theo lời của Đức Phật Thích-ca, để thành đạo Thức Tỉnh (tức đạt được Giải Thoát hoàn toàn) thì có 8 vạn 4 ngàn con đường để trở nên đạt đạo (con số tượng trưng chỉ ra rằng có rất nhiều cách để thành Phật chứ không hẳn là chỉ có đi Tu mới thành Phật) tùy theo từng hoàn cảnh từng con người cụ thể mà người ta có thể tự do lựa chọn cho mình phương thế khác nhau để trở nên Phật (nghĩa là thực sự Thức Tỉnh, được giải thoát, đạt đạo). Tuy nhiên, trong giáo lý nguyên thủy, 8 vạn 4 ngàn pháp môn, ý để nói tất cả những lời Phật thuyết gồm 8 vạn 4 ngàn câu và đoạn trong Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vô Tỷ Pháp.
Bản thân chữ A-di-đà, ngoài việc danh xưng của Phật Pháp Tạng (Phật Trung Chi Vương). Theo giáo lý thì từ này ý nghĩa sâu xa,ngoài việc là tên của Phật, còn có ý nghĩa nhắc người tụng niệm ý thức thân phận yếu hèn của mình, dựa vào thần lực của Phật để vượt thắng tội lỗi và yếu đuối của bản thân nhằm đứng vững đế đến lúc chết được Phật A-di-đà đón vào cõi Cực Lạc tiếp tục tu đạo để được giải thoát.
Người tin vào pháp môn Tịnh độ (nhận trợ lực của Phật A-di-đà để tái sinh vào cực lạc tiếp tục tu thành Phật) chiếm chủ yếu ở các nước Đông Á. Còn đối với các hàng trí thức học Phật trên thế giới thì lại có niềm tin tự tu tự giải thoát không phật thánh nào giúp được ta phổ biến hơn. Có lẽ những học giả tri thức có sự suy tư và tìm hiểu về cội nguồn giáo pháp có khoa học hơn.
Nguồn gốc về mặt lịch sử của Phật A-di-đà
Phật A-di-đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng thọ, được cho là được Phật Thích-ca Thuyết khi còn tại thế. Tuy vậy các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh vô lượng và các ghi chép về Phật A-di-đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Nên nảy sinh nhiều tranh cãi về Nguồn gốc của niềm tin này
Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A-di-đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng truyền thống đức tin vào phật A-di-đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, do đó không có cơ sở nào chứng minh được có thật sự là đức Thích-ca có thật sự nói về Phật A-di-đà hay không, hay phật A-di-đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Tuy vậy cũng cần phải xét rằng, các lý luận này chỉ dựa vào bằng chứng khảo cổ của học giả thôi. Một số học giả theo truyền thống đã coi các kinh điển Đại thừa sớm nhất bao gồm các phiên bản đầu tiên của loạt Prajñāpāramitā, cùng với các văn bản liên quan đến Akshobhya, có lẽ được sáng tác vào thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên ở phía nam Ấn Độ. Một số kinh điển đầu tiên của Đại thừa đã được dịch bởi nhà sư Kushan, Lokakṣema, người đã đến Trung Quốc từ vương quốc Gandhāra. Bản dịch đầu tiên của ông sang tiếng Trung Quốc được thực hiện tại thủ đô Luoyang của Đông Hán trong khoảng từ 178 đến 189 CE. Một số kinh điển Đại thừa được dịch trong thế kỷ thứ 2.
Ý nghĩa tên Phật A Di Đà
Phật A Di Đà được nhắc đến là đức Phật làm chủ cõi Tây phương Cực Lạc. Tên Ngài có nhiều ý nghĩa, cụ thể như sau:
● Vô Lượng Quang nghĩa là hào quang và trí tuệ sâu rộng của Ngài chiếu rọi khắp thế gian, đến với tất thảy mọi chúng sinh
● Vô Lượng Thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài là bất tận, vô biên
● Vô Lượng Công Đức có nghĩa là Đức Phật A Di Đà đã làm ra nhiều công đức không ai kể xiết
Cách thờ Đức Phật A Di Đà:
Chúng sanh thờ Đức Phật A Di Đà với mong mỏi hướng thiện, xa lìa điều ác, được Ngài dẫn dắt những hương vong đã khuất vãn sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.
Ngoài việc đi chùa lạy Phật, một số gia chủ thành tâm tôn kính, lập bàn thờ Phật A Di Đà tại nhà để nương theo tướng Ngài sinh tâm cung kính, từ đó thiện căn, thiện tâm cũng được sinh ra và phát triển.
Việc lập ban thờ và đặt tượng Phật A Di Đà trong nhà, nhiều gia chủ thường thắc mắc tượng Phật A Di Đà được đặt ở đâu?
Gia chủ cần chọn nơi trang nghiêm, trang trọng, cao ráo nhất trong gia đạo và thành tâm cung kính để đặt bàn thờ Phật A Di Đà.
Thờ tượng Phật A Di Đà thường có những kiểu sau:
- Thờ mỗi tượng Phật A Di Đà.
- Thờ tượng Tam Thế Phật: gồm Đức Bổn Sư là vị Phật của hiện tại, Đức A Di Đà là vị Phật của quá khứ và Đức Di Lặc là vị Phật của tương lai.
- Thờ tượng Tây Phương Tam Thánh: gồm tượng Đức Phật A Di Đà và hai vị Bôd Tát là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí đặt ở hai bên, tượng có thể ở tư thế đứng hoặc ngồi.
Đặt ban thờ hướng ra cửa chính sẽ có tác dụng hữu ích, giúp những hương linh trong gia đạo sớm được Đức Phật giải trừ đau khổ, cứu độ và siêu thoát về cõi Tây Phương của Ngài.
Tượng Phật A Di Đà được tôn tạo bằng chất liệu gì?
Hiện nay, tượng Phật A Di Đà được tôn tạo theo nhiều kiểu dáng khác nhau với đa dạng kích thước, chất liệu chế tác. Mỗi sản phẩm đều mang vẻ đẹp riêng với những ưu, nhược điểm khác nhau của từng chất liệu. Dưới đây là 8 dòng tượng Phật A Di Đà được yêu thích và sử dụng nhiều nhất hiện nay:
Tượng Phật bằng nhựa composite
Composite là chất liệu tổng hợp từ hai hay nhiều chất liệu khác nhau. Tượng làm từ chất liệu này có độ bền cao, đàn hồi tốt, khó vỡ khi va chạm.
Sản phẩm có khả năng chịu được tác động môi trường tốt, nên phù hợp với không gian ngoài trời. Hơn thế, tượng được làm từ composite dễ gia công, nhanh chóng, đa dạng về màu sắc, mẫu mã, giá thành phải chăng.
Tượng Phật bằng đá
Tượng Phật A Di Đà bằng đá có độ bền cao, óng đẹp, thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết. Sản phẩm được chế tác nhiều kiểu hoa văn sắc sảo độc đáo, tạo nên được hồn riêng của pho tượng.
Tượng Phật bằng bột đá
Tượng được chế tác khéo léo bằng chất liệu đá nghiền qua bàn tay của các nghệ nhân, cùng với công nghệ phủ nano giúp cho tượng có độ bền đồng đều và vẻ đẹp toàn diện.
Tượng Phật bằng gốm
Thể hiện được truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt, chất liệu này cũng có độ bền rất cao nếu được bảo quản kỹ lưỡng. Do đặc tính nên chất liệu chỉ thích hợp để chế tác tượng cỡ nhỏ để bàn.
Tượng Phật bằng sứ
Tôn tượng thường được tráng một lớp men ở bên ngoài giúp bảo vệ tượng theo thời gian khỏi các tác động của môi trường. Tượng Phật A Di Đà bằng sứ ghi điểm bởi vẻ đẹp bắt mắt, mẫu mã đa dạng và được sử dụng nhiều trong tôn tạo tượng nhỏ.
Tượng Phật bằng gỗ
Chất liệu có giá trị sử dụng cao, mang yếu tố phong thủy tốt, phù hợp với chế tác tượng cỡ nhỏ và vừa. Tượng Phật A Di Đà bằng gỗ mang vẻ đẹp mộc mạc, thân thiện với môi trường lại đa dạng về chủng loại, vân gỗ, màu sắc giúp tạo nên nét độc đáo riêng cho tôn tượng Đức Phật.
Tượng Phật bằng đồng
Chất liệu cho phép giải quyết bài toán nan giải trong việc tạo hình và giúp tôn tượng có độ bền rất cao. Đồng được xem là kim loại tốt nhất để tôn tạo tượng Phật, cho độ bền truyền đời.
Tượng Phật bằng xi măng
Đây là chất liệu có độ cứng đáng nể, thích hợp đặt tượng ở mọi không gian và điều kiện thời tiết khác nhau, chi phí sản xuất thấp, khả năng sản xuất tại chỗ là ưu điểm lớn của xi măng.
48 hạnh nguyện Phật A Di Đà
Dưới đây là 48 đại nguyện của Phật A Di Đà được ghi lại trong Kinh Vô Lượng Độ:
- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
- Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
********************
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tổng hợp