Đề bài: Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
Bài văn mẫu Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
Bạn đang xem: Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
I. Dàn ý Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)
1. Mở bài
– Truyền thuyết không chỉ mang tính giải trí mà còn mang theo trong mình những bài học nhân văn sâu sắc, hướng con người đến những tư tưởng tốt đẹp, rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý.- Con Rồng cháu Tiên hẳn cũng là một truyền thuyết không mấy xa lạ gì với mỗi chúng ta, câu chuyện kể về sự tích Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và đó chính là nguồn gốc của người Việt ta sau này, với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, có ý nghĩa sâu sắc.
2. Thân bài
* Xuất thân của Lạc Long Quân và Âu Cơ:– Lạc Long Quân là con của Thần Long Nữ (thuộc họ Rồng thường cư ngụ dưới nước), có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch, lại tiêu diệt được nhiều loại yêu quái, trợ giúp nhân dân làm ăn.- Âu Cơ lại là con gái của Thần Nông (vị thần cai quản nông nghiệp trên cạn), xinh đẹp tuyệt trần…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (Chuẩn)
Những câu chuyện truyền thuyết, các truyện cổ tích đã trở nên quá đỗi quen thuộc thông qua lời kể ngọt ngào của bà của mẹ. Đó là một tuổi thơ, là một trong những hồi ức tươi đẹp, bởi truyền thuyết không chỉ mang tính giải trí mà còn mang theo trong mình những bài học nhân văn sâu sắc, giáo dục cho chúng ta về nguồn gốc của sự vật, của con người, về đạo lý làm người, về cách đối nhân xử thế. Từ đó hướng con người đến những tư tưởng tốt đẹp, rèn luyện các phẩm chất đạo đức đáng quý như lòng tôn kính ông bà tổ tiên, nguồn cội, lòng hướng thiện, biết sống tình nghĩa, yêu thương con người,… Con Rồng cháu Tiên hẳn cũng là một truyền thuyết không mấy xa lạ gì với mỗi chúng ta, câu chuyện kể về sự tích Cha Lạc Long Quân và mẹ u Cơ sinh ra bọc trăm trứng và đó chính là nguồn gốc của người Việt ta sau này, với nhiều yếu tố hoang đường kì ảo, có ý nghĩa sâu sắc.
Trong các truyền thuyết thì yếu tố hoang đường kì ảo thường là gia vị không thể thiếu nhằm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời còn thể hiện lòng ngưỡng mộ, tôn sùng, niềm tin của nhân dân vào các đấng thần linh với sức mạnh, tài phép phi thường. Đó là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng dân tộc của cộng đồng người Việt từ xa xưa đến nay, niềm tin ấy giúp con người cảm thấy hạnh phúc, an toàn và tích cực hơn trong cuộc sống, đồng thời hướng người ta đi theo những tư tưởng tốt đẹp.
Trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, chi tiết hoang đường thể hiện đầu tiên ở xuất thân của hai nhân vật chính, nếu như Lạc Long Quân là con của Thần Long Nữ (thuộc họ Rồng thường cư ngụ dưới nước), có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch, lại tiêu diệt được nhiều loại yêu quái, trợ giúp nhân dân làm ăn, thì u Cơ lại là con gái của Thần Nông (vị thần cai quản nông nghiệp trên cạn), xinh đẹp tuyệt trần. Điểm chung là hai người đều là hậu duệ của thần, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên nên duyên vợ chồng dường như đã trở thành điều kinh điển xưa nay. Việc thần thánh hóa hai nhân vật chính nhằm mục đích tạo tiền đề trân quý cho nguồn gốc của người Việt, cũng như tăng thêm phần lãng mạn, đẹp đẽ cho truyền thuyết.
Việc vì là thần, Lạc Long Quân là giống Rồng ở dưới nước, còn u Cơ ở trên cạn, nên việc sinh nở của u Cơ cũng có nhiều khác thường, nàng không sinh ra một đứa trẻ mà trái lại nàng lại sinh ra một cái bọc có hàng trăm trứng, trứng ấy nở thành trăm con. Điều đó càng tô đậm thêm sự thần thánh và khác biệt giữa người và thần trong việc duy trì hậu duệ, và đặc biệt cũng nhấn mạnh nguồn gốc của người Việt là thuộc giống Rồng (Rồng khá tương tự với loài bò sát, chỉ đẻ trứng chứ không đẻ con), và sự phi thường của u Cơ, thuộc giống Tiên khi có thể sinh hạ hàng trăm con như vậy. Không hổ danh là dòng giống thần tiên, trăm đứa trẻ không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, ai nấy khôi ngô hồng hào, sức mạnh như thần, chứng minh dòng dõi cao quý, hiển hách. Hai vợ chồng Lạc Long Quân – u Cơ mỗi người dẫn 50 con đi về một phương, người dưới nước kẻ trên cạn cùng cai trị, điều ấy thể hiện sự thống nhất của tự nhiên, rằng anh em bốn bể một nhà, hết sức đoàn kết lẫn nhau. Những người con theo u Cơ chính là tổ tiên của người Việt bây giờ, trong đó người con cả chính là vua Hùng Vương thứ nhất, sở dĩ có truyền thuyết như vậy là vì xa xưa, khoa học chưa phát triển, nhân dân ta không thể lý giải được nguồn gốc của tổ tiên nên đành mượn chuyện thần, phật để giải thích. Đồng thời việc mượn các chi tiết kì ảo hoang đường ấy còn góp phần thần thánh hóa, ca ngợi vẻ đẹp của tổ tiên, tô đậm thêm sự linh thiêng hiển hách, là lòng tự hào, tôn kính sâu sắc đối với tổ tiên của nhân dân ta.
Con Rồng cháu Tiên là một truyền thuyết hay với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm tô đậm vẻ đẹp thần thánh, liêng thiêng của tổ tiên người Việt. Đồng thời cũng thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào, lòng tôn kính, yêu thương, thống nhất nguồn cội của người Việt cổ, tất cả người Việt Nam đều mang dòng máu lạc hồng, là con cháu vua Hùng, là hậu duệ của giống Rồng Tiên tốt đẹp và vô cùng cao quý.
———————HẾT———————-
Ngoài bài Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên, các em có thể tham khảo thêm: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Con Rồng, cháu Tiên, Đóng vai nhân vật Âu Cơ kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên, Phân tích truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên bằng lời kể của em.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục