Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là câu hỏi số 6 trang 9 sgk Ngữ văn 6 tập 2 sách Kết nối tri thức. Mời các em theo dõi 5 bài mẫu dưới đây để có thêm nhiều gợi ý làm bài nhé.
Câu hỏi: Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.
Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó – Mẫu 1
Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:
“Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương”.
Ý nghĩa lời kể đó:
Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.
Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng. Vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng. Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng – Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng : những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó – Mẫu 2
Lời kể hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:
“Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng… Làng đó nay gọi là làng Cháy.”
Ý nghĩa lời kể đó:
Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng trong quá trình đánh giặc cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Những lời kể hàm ý rằng câu chuyện thực sự xảy ra trong quá khứ cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp của truyện truyền thuyết. Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin cho người đọc, người nghe nên đưa ra các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời, nó cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật; gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: Phong tục, địa danh hay các sản vật tự nhiên của đất nước đã được lịch sử đặt tên, được được sinh ra một lần nữa nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân.
Bản kể của một nhà sưu tầm Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có đoạn: Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khi rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi đó là tre la ngà (hay tre đằng ngà).
Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó – Mẫu 3
Lời kể hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:
– “Hiện nay, vẫn còn đến thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng Tư, làng mở hội to lắm [..] gọi là làng Cháy.”
Ý nghĩa lời kể đó:
– Thể hiện niềm tin của nhân dân vào sự tồn tại của các anh hùng lịch sử có công đối với đất nước. Lời kể đó góp phần thể hiện đặc điểm riêng của truyền thuyết: Có sự kết hợp giữa cốt lõi lịch sử và chi tiết kì ảo, hoang đường.
Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó – Mẫu 4
Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là:
– “Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng”
– “Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy, nên mới ngả màu vàng óng như thế”
– “Còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp”
– “Và khi ngựa thét ra lửa có cháy mất cả một làng. Làng đó nay gọi là làng Cháy”
Ý nghĩa lời kể đó:
– Cho thấy trí tưởng tượng phong phú của người dân về người anh hùng trong truyền thuyết
– Làm tăng thêm tính thuyết phục cho câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng
– Thể hiện tình yêu mến, tự hào và ngưỡng mộ của người dân dành cho người anh hùng Gióng đã có công chống giặc ngoại xâm
Lời kể nào trong truyện thánh gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó – Mẫu 5
Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là:
– “Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng.”
– “Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)”.
Ý nghĩa lời kể đó:
– Gióng là bậc Thánh nên đánh giặc xong, cứu được sinh linh phải bay về trời, mới xứng.
– Vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương” ý muốn nói Gióng là người nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.
– Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội) vẫn còn đền thờ Thánh Gióng. Ngày hội làng – Hội Gióng hằng năm, nhân dân văn biểu diễn mô phỏng cách đánh giặc ngày xưa. Nhân dân vẫn tin rằng: những bụi tre cháy, những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta có từ ngàn xửa ngàn xưa.
**************
Trên đây là 5 mẫu đáp án trả lời cho câu hỏi Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó. Hy vọng sẽ là tài liệu quý giúp các em trau dồi vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết của mình ngày càng hoàn thiện hơn, hay hơn. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục