Đề bài: Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày
Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày
I. Dàn ý Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày (Chuẩn)
1. Mở bài
– Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian khá phổ biến trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam ta.- Một trong những truyền thuyết nổi tiếng phải kể đến Bánh chưng, bánh giày với hình tượng nhân vật Lang Liêu.
2. Thân bài
* Xuất thân:– Sinh ra trong hoàng tộc, nhưng không được yêu thương, có cuộc sống cơ cực vất vả.- Quanh năm gắn liền với ruộng nương và nhân dân.=> Tạo điều kiện gần gũi với nhân dân để thấu hiểu những khó khăn trong lao động sản xuất của dân chúng…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày (Chuẩn)
Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian khá phổ biến trong đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam ta với nhiều truyền kỳ quen thuộc như Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh, Thủy Tinh,… Nội dung thường xen lẫn các yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhằm thần thánh hóa nhân vật, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. Nhân vật trong truyền thuyết chính thường theo mô típ kinh điển là người có tấm lòng nhân hậu, tài năng, hay phải gặp khó khăn nhưng may mắn được thần phật giúp đỡ, cuối cùng nhận được cái kết có hậu. Nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giày chính là điển hình cho kiểu nhân vật này.
Lang Liêu may mắn sinh ra trong gia đình đế vương, thế nhưng chàng không như những hoàng tử khác có cuộc sống nhung lụa, kim chi ngọc thực, trái lại vì mẹ bị thất sủng, lại mất sớm thế nên chàng bị vua cha ghẻ lạnh, không đoái hoài tới. Cuộc sống của chàng quanh năm gắn liền với ruộng nương, chính điều đó đã tạo điều kiện cho chàng có cuộc sống gần gũi và thấu hiểu những nỗi vất vả của nhân dân trong lao động. Ở Lang Liêu ta thấy hiện lên nhiều phẩm chất cao quý, trước hết đó là đức tính giản dị, cần cù, siêng năng, dùng chính sức lao động để nuôi sống bản thân. Thêm vào đó nhờ chịu khó và có đôi bàn tay khéo léo Lang Liêu cũng tạo ra được nhiều nông sản, và rất quý trọng thành quả lao động mình làm ra, nhà chàng chất đầy những khoai và sắn, có thể đó là tầm thường với tầng lớp quý tộc nhưng lại là niềm hạnh phúc, tự hào của những người nông dân chân chất. Lang Liêu còn là người hết mực tôn kính phụ mẫu và tổ tiên, dù có bị vua cha ghẻ lạnh, thế nhưng khi cha ban lệnh làm cỗ cúng thì chàng vẫn một mực nghe theo, điều đó đã thể hiện trái tim nhân hậu và bao dung của chàng hoàng tử út. Đồng thời đối với tổ tiên Lang Liêu cũng hết lòng tôn kính, chàng từng phải đau đầu suy nghĩ không biết nên làm cỗ như thế nào cho chu đáo để dâng lên tổ tiên. Trong suy nghĩ của vị hoàng tử thật thà, chàng chỉ mong sao có thể chuẩn bị được mâm cỗ tươm tất, đủ đầy nhất để bày tỏ lòng thành kính, nhưng điều ấy khiến chàng buồn bã và trăn trở nhiều đêm khi thấy trong nhà chỉ có khoai sắn tầm thường, chẳng xứng đưa lên bàn thờ gia tiên.
Người tốt thì thường được ông trời phù hộ, giúp đỡ, trong giấc mơ có một tiên ông chỉ điểm cho Lang Liêu dùng chính những sản phẩm mà chàng làm ra để chế tạo nên các loại bánh đưa vào mâm cỗ cúng. Sự giúp đỡ của tiên ông chỉ là một gợi ý nhỏ, ông đã cho nguyên liệu, cái khó là phải làm sao phối hợp và biến chúng thành mỹ vị. Điều này quả thực là một bài toán, một câu đố mà Lang Liêu chính là người phải tìm lời giải. Thế nhưng bằng trí thông minh, sự sáng tạo, cần cù Lang Liêu đã tạo ra hai loại bánh thơm ngon, là sự hòa quyện của hương vị trong trời đất lại mang nhiều ý nghĩa khiến vua Hùng rất hài lòng và quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu.
Kết lại câu chuyện, nhìn nhận nhân vật Lang Liêu ta thấy rằng chàng là người hội tụ đủ mọi phẩm chất để trở thành bậc minh quân, tài, chí, đức đều vẹn toàn, chàng lại còn là người sống giữa cái nôi của nhân dân, cùng tham gia lao động sản xuất, chịu mọi cực khổ, hơn ai hết chàng chính là người hiểu rõ nhất tập quán canh tác, lao động của dân tộc. Tự chung lại, Lang Liêu chính là vị minh quân bước ra từ khó khăn đời thường, hoàn toàn thấu hiểu nhân tình thế thái. Truyền thuyết vừa giải thích sự ra đời của bánh chưng, bánh giày, vừa là bài học có giá trị nhân văn sâu sắc về các đức tính tốt đẹp của con người, về tinh thần vượt khó hướng thiện, người tốt tất sẽ được nhận trái ngọt.
———————HẾT———————-
Bên cạnh nhân vật Lang Liêu, khi tìm hiểu về truyện Bánh chưng bánh giầy, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích truyện Bánh chưng bánh giày, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Bánh chưng, bánh giày, Hãy kể lại câu chuyện Bánh chưng, bánh giày theo trí tưởng tượng của em, Cảm nhận của em về sự tích Bánh chưng bánh giày.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục