Đề bài: Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
Bạn đang xem: Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ
I. Dàn ý Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải, tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”.- Dẫn dắt vào khổ cuối bài thơ.
2. Thân bài
– “khúc Nam ai, Nam bình”: những giai điệu buồn thương, tha thiết, trìu mến.→ Ước muốn nhỏ bé, bình dị, muốn mang đến lời ca, tiếng hát ngọt ngào của quê hương để lặng lẽ dâng cho đời.
– Hai điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế, “Nam ai”, “Nam bình” kết hợp cùng nhạc cụ “phách tiền”: mở ra không gian thơ đậm phong vị xứ Huế.- “Nước non ngàn dặm tình” – “đất Huế”: Tình yêu quê hương, xứ sở gắn với tình yêu đất nước.→ Khúc hát ca ngợi quê hương bộc lộ tình yêu tha thiết của nhà thơ Thanh Hải dành cho thiên nhiên, cuộc đời.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của khổ thơ.
II. Bài văn mẫu Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ (Chuẩn)
Mùa xuân là mùa của tình yêu, tuổi trẻ, mùa của những yêu thương và khát vọng cống hiến. Suốt dòng chảy của văn học, mùa xuân đã đi vào thị ca như một lẽ tự nhiên, mỗi bài thơ mỗi hương sắc viết về xuân. Một trong số đó, không thể không nhắc đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Với cảm xúc chân thành và tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, tác giả mang đến một bài thơ nhẹ nhàng, thanh khiết và tươi đẹp đến vô cùng. Khổ cuối tác phẩm là tiếng hát ca ngợi quê hương, đất nước của người thi sĩ.
Sau khi dựng lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân của thiên nhiên, của đất trời bằng những ngôn từ mộc mạc, giàu chất nhạc, nhà thơ Thanh Hải đã cất lời ngợi ca quê hương mình- điệu dân ca xứ Huế:
“Mùa xuân ta xin hátKhúc Nam ai, Nam bình”
Ước muốn lặng lẽ dâng cho đời với câu hát mang đậm phong vị quê hương cất lên từ nỗi lòng của một kẻ khát khao dâng hiến cho cuộc đời chung. Trước vẻ đẹp của xuân, sự bình yên của đất nước, tác giả không thể ngừng thổn thức mà nguyện ước được cất lên câu hát ngợi ca, hoà mình vào sức sống mùa xuân. Hai điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình” kết hợp cùng nhạc cụ “phách tiền” từ lâu đã trở thành nét đẹp trong âm nhạc, văn hóa của người dân nơi đây. Câu thơ bật lên khiến người đọc như hoà vào không gian của những làn điệu ca Huế, nghe vàng vọng đâu đây tiếng nhịp phách, tiếng ca của những ca công trên con thuyền xuôi dòng sông Hương. Dường như, những đặc trưng Huế với thiên nhiên, con người, văn hoá đã “ăn” vào máu thịt của thi nhân, cất lên trong lời thơ giản dị. Mùa xuân đất Huế một lần nữa lại khơi dậy cảm hứng trào dâng bật lên thành tiếng hát tha thiết và sâu nặng tình yêu quê hương. Trong giọng điệu của lời thơ, tác giả đã thể hiện niềm yêu mến và tự hào của mình với nét văn hoá phi vật thể của quê hương xứ Huế.
” Nước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền, đất Huế”
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc chí Nam, nơi đâu trên dải đất hình chữ S cũng có dấu chân của tình yêu tha thiết nơi đáy lòng tác giả. “Nước non ngàn dặm tình” – “đất Huế” tình yêu quê hương, xứ sở gắn với tình yêu đất nước. Yêu đất nước mình, tác giả gửi gắm vào lời thơ, tiếng hát, ngàn dặm đất nước là ngàn dặm tình. Phải chăng, trong những tháng ngày cuối cuộc đời mình, ông muốn khắc ghi vào lòng thật sâu, thật sâu, thật rõ từng bóng hình của quê hương, đất nước mình, nơi mà ông đã dành cả thanh xuân, cả mấy mươi năm đời để yêu thương, gìn giữ, hi sinh và cống hiến. Lời thơ giản dị mà tràn đầy nhiệt huyết của một con người hết lòng mình với quê hương. Nơi cõi lòng của tác giả là nỗi niềm khát khao được sống và cống hiến, dẫu chỉ làm một bông hoa nhỏ cất lên tiếng hát, lời thơ lặng lẽ dâng đời.
Khổ thơ cuối bài chỉ với bốn câu, vỏn vẹn 20 chữ mà gửi gắm biết bao tâm tình của tác giả. Không cầu kì, hoa mỹ, không hình thức, phô trương, Thanh Hải đã gửi lòng mình vào những gì gần gũi, bình dị và chân thành nhất. Để rồi mỗi khi đọc từng lời thơ trong bài, chúng ta biết yêu cuộc đời mình, biết sống đẹp và có trách nhiệm hơn với cuộc đời, với dáng hình của quê hương, xứ sở, như ai đó từng viết: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.
—————-HẾT—————-
Các em vừa tham khảo bài văn Phân tích khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Để phân tích toàn diện và có cảm quan sâu sắc hơn về tác phẩm, các em cùng đọc thêm những bài văn hay cùng chủ đề như: Phân tích khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Phân tích khổ 4,5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục