Một số cách kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bạn đang xem: Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
1. Kết bài số 1:
Qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, đại thi hào Nguyễn Du đã có dịp “phô lộ” tài năng miêu tả bậc thầy của mình, bằng những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã dựng lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên thanh khiết, khoáng đạt với cánh én chao liệng, với cái non xanh của cỏ, sắc trắng tinh khôi của cánh hoa lê. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong bức tranh cảnh ngày xuân ấy không chỉ là một bức tranh đẹp đẽ về cảnh sắc thiên nhiên khi đất trời vào xuân mà ẩn hiện trong đó chính là bức tranh tâm cảnh của nhân vật trữ tình (chị em Thúy Kiều), đó là cái náo nức, vui tươi khi hòa mình vào không khí lễ hội mùa xuân, là cảm giác nuối tiếc, trầm buồn khi tan hội. Có thể nói Nguyễn Du đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh – tình vô cùng ấn tượng.
2. Kết bài số 2:
“Cảnh ngày xuân” được đánh giá là một trong những đoạn trích tả cảnh đặc sắc nhất trong đại kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bằng sự nhạy cảm trong cảm nhận, tinh tế trong cách truyền tải, biểu hiện Nguyễn Du đã khiến người đọc như lạc vào không gian mùa xuân rộng lớn mà quá đỗi đẹp đẽ, tươi sáng ấy. Bức tranh ngày xuân của Nguyễn Du còn sống động, gợi hình, gợi cảm hơn cả khi nhà thơ đưa vào những lễ hội truyền thống của dân tộc: Lễ Tảo mộ và hội đạp thanh, đó là những nét đẹp văn hóa lâu đời của con người, dân tộc Việt Nam, cũng bởi vậy mà đọc Cảnh ngày xuân, người đọc không chỉ choáng ngợp, xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn sống dậy những kí ức thân thuộc, gần gũi nhất.
3. Kết bài số 3:
Mùa xuân vốn là đề tài đã quá quen thuộc trong thơ ca, thế nhưng trên mảnh đất tưởng chừng đã có rất nhiều thi nhân “cày xới” ấy, đại thi hào Nguyễn Du vẫn có thể ghi lại dấu ấn của mình qua đoạn trích Cảnh ngày xuân. Bức tranh thiên nhiên ngày xuân trong thơ Nguyễn Du tươi sáng, đẹp đẽ vô ngần với “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được nhà thơ sử dụng vô cùng linh hoạt đã mang đến những cảm nhận mới mẻ về mùa xuân, cũng trên phông nền xinh đẹp của mùa xuân, người đọc những cảm nhận đầu tiên về cuộc sống “êm đềm trướng rủ màn che” của chị em Thúy Kiều trước cơn gia biến.
4. Kết bài số 4:
Đoạn trích Cảnh ngày xuân đã thể hiện rõ nét cái tài tình cùng tài năng nghệ thuật miêu tả độc đáo của đại thi hào Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều. Bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh quen thuộc cùng một số nét chấm phá qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã mang đến bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn trề nhựa sống, lễ hội mùa xuân vui tươi, nhộn nhịp, đồng thời qua đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của con người trước những biến chuyển, đổi thay của thiên nhiên, mà nhân vật trữ tình được nhà thơ gợi nhắc trong đoạn trích này chính là chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
————-HẾT—————
Bên cạnh Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân, các em cũng có thể tham khảo thêm một số cách viết kết bài ngắn gọn khác đã được chúng tôi tổng hợp trong tài liệu Những bài văn hay lớp 9 như: Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều; Kết bài đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích; Kết bài đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều; Kết bài Chuyện người con gái Nam Xương;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục