Đề bài: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bạn đang xem: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du- Giới thiệu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
2. Thân bài
a. Khung cảnh thiên nhiên ngày xuân trong bốn câu đầu:– Đàn chim én chao nghiêng trên bầu trời xuân- Ánh sáng kì diệu ấm áp của nắng tháng ba- Cỏ cây xanh bát ngát, tít tắp tới chân trời- Cành lê điểm sắc trắng tinh khôi của những bông hoa chớm nở=> Bức tranh mùa xuân xinh đẹp, khoáng đạt, thanh bình qua nghệ thuật điểm xuyết của nhà thơ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.
II. Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
1. Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 1 (Chuẩn):
2. Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 2 (Chuẩn):
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, người đã để lại cho nền văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ. Trong đó, truyện Kiều được coi là “thiên truyện”, kể về cuộc đời nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh. Đoạn trích cảnh ngày xuân là một trong số những đoạn nổi bật nhất, vừa tả cảnh thiên nhiên đặc sắc, vừa mở ra những nốt thấp quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều.
Đoạn trích ở phần đầu của tác phẩm, sau khi giới thiệu gia cảnh và miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Tác giả tả cảnh ngày xuân, chị em đi chơi hội và khung cảnh lễ hội tươi vui, náo nhiệt.
Bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươiCỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hai câu thơ đầu đề cập đến thời gian và không gian của mùa xuân. Hình ảnh “chim én đưa thoi” không chỉ muốn thể hiện tiết xuân ấm áp, muôn chim bay về mà còn muốn khắc họa thời gian trôi qua quá nhanh, như con thoi quay vòng khi dệt vải. Mùa xuân có ba tháng, nay đã là tháng ba. Trong những ngày cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn dập dìu bay liệng giữa bầu trời cao rộng. Hai câu thơ sau là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh sắc mùa xuân với những hình ảnh hài hòa. Thảm cỏ non trải rộng đến tận chân trời làm nền cho bức tranh xuân tươi tắn bất tận. Trên cái nền màu xanh mát mắt đó, điểm xuyết nhẹ nhàng những bông hoa lấy chồng thanh khiết. Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ “trắng” lên trước động từ “điểm” nhầm khắc họa một cách nổi bật vẻ đẹp trắng muốt tinh khôi của hoa xuân. Cái hồn riêng của mùa xuân hiện ra trong một không gian bao la rộng lớn. Hoa cỏ vô tri vô giác, nhưng chữ “điểm” dùng đúng lúc làm cho cánh hoa lê trở nên có hồn, có tình.
Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh
Thanh Minh trong tiết tháng baLễ là tảo mộ, hội là đạp thanhGần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước, áo quần như nêmNgổn ngang, gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân có dàn ý
Vào ngày Thanh Minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, người ta đi tảo mộ để sửa sang lại phần mộ của người đã mất như một cách tri ân. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi, đi lễ hội mừng năm mới. Được gặp gỡ lẫn nhau sau một năm làm việc đã trở thành một tục lệ tốt của văn hóa Việt Nam. Sau phần lễ là tảo mộ sẽ đến phần hội, gọi là hội đạp thanh, là dịp gặp gỡ bạn bè, người thân. Những câu thơ này của Nguyễn Du gợi tả một không khí lễ hội bằng hàng loạt những từ ngữ liên tiếp thể hiện sự đông đúc, vui tươi như “yến anh, chị em, tài tử giai nhân” cùng các tính từ “nô nức, sắm sửa, gần xa, dập dìu”. Hình ảnh những trai thanh gái lịch quần áo là lượt đi chơi hội xuân như những đàn chim ríu rít. Người ta thấy được sức sống, thấy được sự tươi mới, trẻ trung bao phủ lên toàn cảnh vật. Cụm từ “nô nức yến anh” và “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh này hội vô cùng náo nhiệt người với người nối nhau như dòng nước bất tận, mặc những trang phục đẹp đẽ nhất. Trong lễ tảo mộ, người ta rắc những thỏi vàng, những xấp tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”. Tám câu thơ đã tả cảnh lễ hội ngày Thanh Minh, vừa khắc họa được truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa, vừa nói lên được khung cảnh tấp nập tươi vui trong ngày hội.
Sáu câu thơ cuối, tác giả tập trung gọi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều chơi xuân:
Tà tà, bóng ngả về tâyChị em thơ thẩn, dan tay ra vềBước dần theo ngọn tiểu khê,Lần xem phong cảnh có bề thanh thanhNao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Buổi chiều, mặt trời từ từ là bóng về Tây. Ngày lễ hội đã đi qua, chị em Thúy Kiều dắt tay nhau đi về. Cảnh chiều xuân được miêu tả một cách dịu dàng, thanh khiết: nắng về chiều tà tà, nhịp cầu nhỏ bắc ngang khe nước. Mọi hoạt động cũng trở nên chậm rãi hơn như mặt trời tranh chấp nhà bóng, bước chân người trở nên thơ thẩn, ung dung. Cảnh vẫn đẹp, nhưng đã nhuộm màu tâm trạng, một tâm trạng bâng khuâng xao xuyến mà người ta vẫn thường có sau những buổi vui. Nhưng đâu chỉ có thế, những từ này như tà tà, thanh thanh không chỉ béo đa sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng của con người. Từ láy “nao nao” gợi lên một nét buồn, nỗi buồn chỉ con người mới có thể cảm nhận được. Dường như, câu thơ này là một dự cảm cho những sự việc tiếp theo, khi nàng Kiều gặp chàng Kim Trọng và những biến cố sắp ập đến cuộc đời nàng. Có lẽ vì vậy, chính bản thân tác giả cũng thấy nao lòng, tiếc thương cho một số phận hồng nhan bạc mệnh.
Với bút pháp nghệ thuật và khả năng tả cảnh đặc sắc, sử dụng những từ ngữ đắt giá, những từ láy đúng lúc đúng chỗ, Nguyễn Du đã gợi ra một bức tranh sinh động về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân, con người như hoà vào bức tranh tươi vui, náo nhiệt ấy. Người đọc có thể cảm nhận được cảnh ngày xuân hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, là sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
3. Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, mẫu số 3:
Trong nền văn học Việt Nam, “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du xuất hiện như một khúc ca đầy thương xót về thân phận đầy oan khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Điều này đã được thể hiện qua quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Thúy Kiều. Tuy nhiên, trước khi đặt bước chân vào quãng đời tủi nhục, truân chuyên đó, nàng từng được sống một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc bên cạnh những người thân trong gia đình. Trích đoạn “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần đầu “Truyện Kiều” miêu tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trong tiết Thanh minh là minh chứng tiêu biểu cho điều này.
Thiên nhiên vốn là mảnh đất quen thuộc mà những người nghệ sĩ có thể tập trung bút lực để khai phá và mỗi một nhà thơ lại có những cách miêu tả riêng. Đối với Nguyễn Du, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày xuân được miêu tả gắn bó với không gian lễ hội. Trước hết, tác giả đã tái hiện không gian và thời gian một cách sinh động:
“Ngày xuân con én đưa thoiThiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Tiết trời lúc này đã vào tháng ba, những cánh én bay lượn trên bầu trời không chỉ là hình ảnh tả thực gợi lên khung cảnh quen thuộc mang đặc trưng của mùa xuân mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trôi chảy ngừng nghỉ của thời gian: “Thời gian thấm thoắt thoi đưa”. Thời gian cứ thế bước đi âm thầm nhưng vội vã, thoáng chốc đã đến tháng ba của mùa xuân – khi mà những ánh “thiều quang” – những tia nắng xuân lấp lánh, tươi đẹp đua nhau chiếu rọi lên cảnh vật. Trong khung cảnh đó, hai gam màu xanh và trắng xuất hiện:
“Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Những bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân hay nhất
Không gian mênh mông tràn đầy sức sống và sắc xuân đã được gợi tả thành công qua màu sắc xanh tươi mơn mởn của cỏ non. Tác giả còn vận dụng khéo léo và tài tình bút pháp chấm phá khi điểm xuyết sắc trắng một vài bông hoa lê, sắc xanh và trắng hòa phối với nhau làm cho bức tranh thiên thêm thanh khiết và nhẹ nhàng. Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, nhà thơ đã phác họa thành công “cảnh ngày xuân” tràn trề sức sống nhưng vẫn trang nhã, tinh khôi và trong trẻo say đắm lòng người.
Ở tám câu thơ tiếp theo của trích đoạn, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trước hết, những nét sơ lược về ngày lễ đã được phác họa thông qua thời điểm: “trong tiết tháng ba” với hai phần chính “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Và rồi không khí lễ hội mang đậm giá trị truyền thống hiện lên với sự sinh động và đông vui, tấp nập:
“Gần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuânDập dìu tài tử giai nhânNgựa xe như nước áo quần như nêm”
Không gian lễ hội có sự tham gia của “yến anh”, “chị em”, “tài tử”, “giai nhân” cùng những hoạt động phong phú, đa dạng như “sắm sửa”, “dập dìu” đã làm nổi bật sự náo nhiệt cùng tâm trạng náo nức của con người. Tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng những biện pháp tu từ trong sự phối kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn. Đó là biện pháp ẩn dụ qua “nô nức yến anh” – hình ảnh gợi lên từng đoàn người, hay từng cặp uyên ương sánh bước bên nhau. Đó là phép so sánh “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” để miêu tả dòng người đi trẩy hội tấp nập và đông vui. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả không gian tĩnh lặng của phần “lễ”:
“Ngổn ngang gò đống kéo lênThoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”
Sự linh thiêng khiến thời gian như tĩnh tại và chùng xuống. Hành động tưởng nhớ đến những người đã khuất đã gợi tả thành công lòng biết ơn đối với quá khứ cùng truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc.
Cuối cùng, tác giả Nguyễn Du miêu tả cảnh hai chị em Thúy Kiều trở về khi hội tan:
“Tà tà bóng ngả về tâyChị em thơ thẩn dang tay ra vềBước dần theo ngọn tiểu khêLần xem phong cảnh có bề thanh thanhNao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cảnh lễ hội kết thúc khi bầu trời đã xế chiều, khung cảnh ngập ánh hoàng hôn khi mặt trời “đã ngả về tây”. Bức tranh thiên nhiên vẫn mang sắc xuân quen thuộc qua những hình ảnh nắng đã nhạt phai, khe nước nhỏ cùng chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Dòng thời gian và nhịp thơ không còn rộn ràng mà chững lại, và khoan thai khi miêu tả mặt trời từ từ lặn xuống ở phía tây, con người ra về cùng bước chân thơ thẩn và dòng nước chậm rãi uốn quanh. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt từ láy như “tà tà”, “thanh thanh”, “nho nhỏ”, nao nao” để miêu tả cảnh vật, đồng thời cũng là sự vận dụng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” vô cùng tinh tế và khéo léo; vừa gợi lên sự tĩnh lặng, buồn vắng của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng nuối tiếc, bâng khuâng, lưu luyến của lòng người, đặc biệt là hình ảnh “dòng nước uốn quanh” trong sự “nao nao”. Cảnh vật trong đoạn thơ vì thế cũng phảng phất một nỗi buồn và mang nặng tâm trạng của con người.
Như vậy, thông qua trích đoạn “Cảnh ngày xuân”, tác giả Nguyễn Du đã miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn trề sức sống cũng như không gian lễ hội tấp nập, đông vui mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này đã được tạo nên bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bút pháp quen thuộc mang đặc trưng của nền văn học trung đại như bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình,….
——————-HẾT——————
Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nhất tài năng miêu tả của đại thi hào Nguyễn Du, bên cạnh bài Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ, Cảm nhận của em về đoạn trích Cảnh ngày xuân, Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục