Chí công vô tư là gì?
Trả lời:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vò, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Khái niệm chí công vô tư
Chí công vô tư vừa là một bộ phận hình thành đạo đức cánh mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một người trong tất cả các hoạt động thực tiễn. Trong đó:
Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người với việc, hay nói cách khác là ” làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Đây cũng là một trong các phẩm chất đạo đức cần có của một người cán bộ, đảng viên. Trong đạo đức cánh mạng, chí công vô tư là luôn vì mọi người, luôn đặt lợi ích của Đảng, của tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.
Ý nghĩa của chí công vô tư
Đối với tập thể
Chí công vô tư là phẩm chất quan trọng đem lại lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội. Mỗi người đều xem trọng lợi ích tập thể là nên tảng cơ bản để giúp cho tập thể phát triển bền vững. Từ đó, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra.
Đối với cá nhân
Chí công vô tư góp phần rất lớn đối với quá trình học tập, làm việc và rèn luyện của mõi người. Trước hết, rèn luyện chí công vô tư góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện phẩm chất. Từ đó, phẩm chất chí công vô tư là điều kiện tiên quyết để tạo lòng tin đối với mọi người xung quanh. Những người có phẩm chất này nhận được sự tin cậy, kính trọng, có uy tín cao trong tập thể và cộng đồng. Từ đó, đòi hỏi mỗi người cần có ý thức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tính chí công vô tư. Trong quá trình học tập rèn luyện, làm việc chúng ta cần ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư. Đồng thời phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong mọi công việc.
Biểu hiện của chi công vô tư
Trái với chí công vô tư là những hành động đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể, giải quyết công việc chỉ biết suy nghĩ đến cái lợi của mình. Những hành vi thể hiện sự trái với chí công vô tư có thể là :
– Thiên vị những người có mối quan hệ thân thiết
– Những quy định khi xây dựng nội quy luôn tạo ra những quy định có lợi cho mình.
– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để bao che cho những người vi phạm.
– Không xử phạt sai phạm của những người thân với mình.
– Phân chia công việc không đồng đều (bản thân mình làm những công việc nhẹ nhàng còn người khác làm việc nặng nhọc)
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm việc bất lợi cho người khác
Như vậy người có hành vi làm việc luôn nghĩ đến cái lợi ích về bản thân, làm những người thân thiết thì biểu hiện của trái với chí công vô tư. Những hành động như vậy là vi phạm đạo đức và vi phạm cả pháp luật với những người có chức vụ trong đơn vị sự nghiệp. Vậy nên mỗi người đều cần có đức tính chí công vô tư trong mọi hoạt động của đời sống nhất là những người làm việc có chức vụ trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước và tư nhân.
Ví dụ về chí công vô tư
Ví dụ 1: An và Hồng là đôi bạn thân nhưng Hồng là người ham chơi và luôn làm những điều nguy hiểm. Thấy vậy An khuyên Hồng đừng làm những việc như vậy, nhưng Hồng không nghe. Bởi vậy An phải nói chuyện đó với gia đình Hồng biết để có biện pháp ngăn cản Hồng. An làm vậy là hiểu được việc đúng sai và mong muốn Hồng tốt lên.
Ví dụ 2: Cô Nga là giáo viên dạy môn văn của lớp C, trong lớp C có bạn Nhàn là cháu của cô Nga. Nhưng không cô Nga rất phân minh trong học tập cũng như trong mối quan hệ gia đình. Cô không bao giờ thiên vị bạn Nhàn để được điểm cao mà luôn cho điểm công bằng. Hơn nữa khi bạn Nhàn sai cô Nga sẽ nghiêm khắc hơn.
Ví dụ 3: Trưởng thôn D có người con trai H, anh H là người nghịch ngợm và luôn trộm những đồ vặt của người dân. Dù người dân biết nhưng cũng không có bằng chứng và không thể nói được. Ông D biết chuyện như vậy đã nói con trai mình nhưng anh H lại cho rằng mình được làm như vậy. Ông D đã lên cơ quan xã để trình báo sự việc để cơ quan giải quyết và có biện pháp mạnh với H. Ông D đã chí công vô tư trong công việc của mình.
Ví dụ 4: Ông Hải là trưởng phòng công ty D, khi trong phòng có vi phạm về giờ giấc đi làm thì ông Hải luôn nhắc nhở mọi người và phạt với trường hợp vi phạm nặng. Ông Hải muốn chấn chỉnh mọi người làm việc phải nghiêm minh, tuân thủ quy định của công ty. Ông Hải luôn mong muốn công ty có văn hóa tốt thì công việc mới có thể làm tốt được.
Ví dụ 5: Khoa là lớp trưởng lớp D, ai trong lớp cũng biết Khoa không thích bạn Đăng vì hai người có xích mích từ trước. Trong một lần tổ chức họp lớp đưa ra ý kiến về việc tổ chức một buổi sinh nhật bất ngờ cho cô giáo. Mọi người trong lớp bàn bạc sôi nổi và Đăng đã đưa ra ý kiến được nhiều người đồng tình. Khoa dù rất ghét Đăng nhưng thấy ý kiến được nhiều bạn hưởng ý nên Khoa đã quyết định làm theo ý kiến Đăng đưa ra. Khoa đã công tư phân minh trong công việc của lớp.
Những ví dụ về chí công vô tư trên đây là những ví dụ thể hiện phẩm chất chí công vô tư của mọi người xung quanh mà các bạn dễ dàng thấy được. Đây là những hành động thể hiện bạn là người quân tử, biết công tư phân minh và sẽ được nhiều người tin tưởng hơn.