Đề bài: Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
2 bài văn mẫu Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bạn đang xem: Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
1. Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, mẫu số 1:
Truyện được trần thuật theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện, nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Lòng trắc ấn, sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện ” Bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”. Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.
Nhân vật được nhìn nhận, đánh giá khách quan Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận những ý nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe. Ví dụ đoạn: “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rốì được phần nào tâm trạng của anh”.
Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
—————HẾT BÀI 1—————-
Ngoài nội dung Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm các nội dung liên quan Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà cũng như bài Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
2. Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, mẫu số 2:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều các câu chuyện, các truyện ngắn cảm động về tình người, về tình nghĩa trong hai cuộc kháng chiến ác liệt đó. Câu truyện nói về chiến tranh lại không có súng đạn, bom rơi nhưng lại vô cùng cảm động và lên án chiến tranh phi nghĩa tiêu biểu đó chính là truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Câu truyện kể về tình cha con sâu nặng, cảm động của anh Sáu và đứa con gái bé bỏng của anh (bé Thu) vì sự hiểu nhầm đáng tiếc mà tất cả cũng chỉ vì chiến tranh mà hai cha con đã không thể có nhiều với nhau những kỉ niệm đẹp về tình cha con. Câu chuyện được trần thuật lại bởi đồng đội của anh Sáu với những suy nghẫm và cảm xúc được đan xen vào câu chuyện càng làm câu chuyện chân thực và sống động hơn.
Chuyến thăm nhà sau một thời gian dài trên chiến trường, với tâm thế hào hứng và vô cùng hồi hộp về gặp gia đình đặc biệt là đứa con gái bé bỏng của anh Sáu được kể lại với hàng loạt các chi tiết khắc họa nội tâm và tâm lí nhân vật của Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc người nghe thấu hiểu cảm thông được nỗi khát khao nhưng cũng đầy đau khổ của người cha mà không được nghe tiếng gọi ba từ con mình, chỉ vì sự ương bướng và sự hiểu nhầm đáng tiếc má tất cả đều cho chiến tranh gây ra, ấy vậy mà giây phút cuối trước khi quay lại chiến trường thì anh Sáu cũng đã được nghe tiếng “ba” đầy cảm động, làm cho chúng ta như muốn rơi lệ cùng, nút thắt đã được tháo câu chuyện như được mở ra với trang mới.
Truyện được kể với tình tiết vô cùng bất ngờ, nhưng cách sắp xếp và cách kể chuyện lại vô cùng hợp lý, lôi cuốn người đọc, đặc biệt chuyện được kể dưới giọng kể của anh Ba đồng đội của anh Sáu càng làm câu truyện xác thực và hấp dẫn hơn cả. xuyên suốt truyện với hai tình huống chính đó chính là trước khi nhận ông Sáu là cha của bé Thu và sau khi nhận cha của bé Thu. Qua đây người đọc có thể thấy tình cha con thiêng liêng biết bao, vô cùng trân trọng và sâu sắc.
Cách kể chuyện đan xen với những suy nghĩ và cảm xúc của anh Ba càng làm câu chuyện thêm phần bất ngờ và gay cấn. nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là bé Thu càng làm cho câu truyện thêm phần sinh động và độ xác thực cao, ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cũng quen thuộc với nhiều từ địa phương đã làm cho ta như đang giữa khung cảnh chia li của hai cha con trước lúc lên đường ra chiến trường.
Câu truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tình tiết bất ngờ nhưng hợp lý đã gợi lên hình ảnh về tình cha con mãnh liệt, cảnh chia tay làm chúng ta như bật khóc vì cảm động và xót xa cho các nhân vật. từ đây Nguyễn Quang Sáng như muốn nhấn mạnh chiến tranh phi nghĩa chỉ mang lại đau thương mà thôi, tình cha con là thiêng liêng là bất diệt, chúng ta cần trân trọng những phút giây bên nhau, bên người thân bên gia đình thân yêu nơi đó có cha mẹ với tình yêu bao la vô bờ bến cho những đứa con của mình.
—————-HẾT——————
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần tìm hiểu Soạn bài Chiếc lược ngà để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 9 của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục