Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh bao gồm 3 dàn ý chi tiết cùng 21 bài văn mẫu hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ giúp các em lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng mới, củng cố kỹ năng để hoàn thiện bài viết của mình hay hơn, sinh động hơn.
Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Ngắm trăng các em sẽ hiểu hơn về chất lãng mạn và chất “thép” trong thơ văn của Người cũng như thấy được tình cảm đặc biệt dành cho vầng trăng, tình yêu thiên nhiên và bản lĩnh của người cách mạng được Bác thể hiện qua những vần thơ tứ tuyệt giản dị.
Dàn ý Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích bài Ngắm trăng – Mẫu 1
1. Mở bài
– Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ
– Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ (2 câu thơ đầu)
– Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt
– Cách ngắt nhịp: 4/3
– Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)
– “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù và thiếu thốn nhiều thứ.
⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ.
– Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo.
– “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ
⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào.
b. Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng (2 câu thơ cuối)
– “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng
– Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia” – thể hiện trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ. Đây chính là sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng.
⇒ Nghệ thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng.
⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp.
3. Kết bài
– Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.
– Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng.
Dàn ý phân tích bài Ngắm trăng – Mẫu 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Ngắm trăng” là bài thơ nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được viết khi Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.
- Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh ngục tù tối tăm.
2. Thân bài:
Luận điểm 1: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
– Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.
– Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:
- Thời gian: nửa đêm
- Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.
- Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)
⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.
– Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:
- Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.
- Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.
Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác
– Tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác:
- Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.
- Hai câu thơ 3, 4 đối nhau: Mỗi câu thơ chia làm 3, 1 bên là “nhân” (chỉ thi nhân), 1 bên là “nguyệt” (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc đối này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là sự giao thoa, sự hòa quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh, Qua đó thể hiện tình bạn tri âm tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.
– Phong thái ung dung, ý chí, nghị lực kiên cường của người chiến sĩ cách mạng
- Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường. phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất. bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng bởi xích
- Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hy vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.
Luận điểm 3: Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị, ngắn gọn mà hàm súc.
- Nghệ thuật đối, nhân hóa trăng như người bạn tri âm tri kỉ
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị của bài thơ: Bài thơ là sự thành công về cả nội dung lẫn nghệ thuật, giúp người đọc hiểu thêm về Bác với những phẩm chất, lối sống cao đẹp.
- Liên hệ, đánh giá: Liên hệ đến các bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, “Đi đường” để thấy được dù trong hoàn cảnh nào, những phẩm chất của Bác vẫn luôn sáng ngời.
Dàn ý phân tích bài Ngắm trăng – Mẫu 3
1. Mở bài
Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài
a. Hai câu thơ đầu:
– “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”:
+ Hoàn cảnh ngắm trăng vô cùng đặc biệt – “trong tù”, nơi tối tăm, chật hẹp, bẩn thỉu, tù nhân thì gông xiềng quấn thân, rệp cắn khắp người, lại chẳng được tắm rửa thường xuyên => không phải là một điều kiện lý tưởng để thưởng trăng.
+ Tuy nhiên Hồ Chủ tịch không chỉ là một nhà thơ mà Người còn là một chiến sĩ cách mạng, một người có bản lĩnh phi thường.
– “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”:
+ Đối với Người hoàn cảnh ấy không thể nào ngăn cản được tâm hồn yêu cái đẹp.
+ Bản dịch thơ viết “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”, có vẻ đã làm mất đi sự bối rối, rung động, không bộc lộ được tính lãng mạn và tâm hồn nhạy cảm của Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Tuy nhiên ý thơ chung nhất của câu thơ vẫn được dịch giả biểu hiện rõ, đó là sự ung dung tự tại, không vướng bận vật chất, dù trong khốn cảnh nhưng vẫn vui tươi, lạc quan thả hồn mình vào thiên nhiên, tận hưởng vẻ tuyệt diệu của ánh trăng sáng ngoài lao tù.
b. Hai câu tiếp:
– Bản gốc mang kết cấu đăng đối, làm cho bài thơ trở nên linh động và truyền cảm hơn. Bản dịch phần kết cấu đăng đối đã bị làm mất đi, tuy vẫn diễn tả đầy đủ nghĩa, nhưng sức truyền cảm, cũng như tính nghệ thuật mà tác giả truyền vào bài thơ bị rút mất.
– Trong hoàn cảnh tù đày như vậy, thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn thản nhiên ung dung hướng mắt ra ngoài cửa sổ, làm một cuộc “vượt ngục tinh thần”, để giao hòa với thiên nhiên, để tâm hồn được hòa quyện với ánh trăng dịu hiền đang mong ngóng ngoài kia. Và ngược lại ánh trăng cũng bất chấp song sắt nhà tù ngăn cách, tìm vào với nhà thơ, hội ngộ cùng với nhà thơ như những người bạn tri kỷ, tâm đắc nhất.
=> Tấm lòng khao khát tự do và luôn hướng về tự do, khi nhà tù bên trong kia chính là đại diện cho sự trói buộc, tăm tối, trái lại vầng trăng ở ngoài kia lại chính là thế giới rộng lớn bao la, đại diện cho sự tự do vĩnh cửu, tươi đẹp.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về bài thơ Ngắm trăng
21 Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh hay nhất
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 1
Trăng – người bạn tâm tình, trăng – nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh lớp 8 hay nhất (21 Mẫu)
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: “không rượu cũng không hoa”. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh lao tù này, cái “không rượu” chồng lên cái “không hoa”… Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.
Ấy thế nhưng trong huyết mạch Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người. Con người đang bị giam hãm, cho nên việc thưởng ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thầm tâm sự: “Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?”. Sự thổ lộ giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hản lên: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xoá tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu. Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác; trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc dời.
Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn là vậy mà hàm chứa tuyệt vời sâu sắc về đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người chân chính.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 2
Từ xa xưa, trăng đã trở thành người bạn tâm giao của con người và là hình ảnh quen thuộc trong những trang văn, trang thơ của các nghệ sĩ. Đối với một người yêu thiên nhiên như Hồ Chí Minh thì trong thơ ca của Người không thể thiếu trăng. “Vọng nguyệt” là bài thơ tiêu biểu cho sự xuất hiện của vầng trăng trong thơ Bác:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
(Tháng 8-1942)
Dịch thơ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Đây là bài thơ thuộc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, được viết trong hoàn cảnh Người bị bắt giữ rồi bị giải đi gần ba mươi nhà giam của mười ba huyện thuộc tỉnh Quảng Tây khi bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho Việt Nam. Chốn ngục tù không chỉ tăm tối, chật hẹp mà còn thiếu thốn đủ thứ, đặc biệt là những thứ cần thiết để người nghệ sĩ có thể thư thái thưởng thức vẻ đẹp của trăng:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
“Rượu”, “hoa” vốn là những thứ cần có trong những buổi ngắm trăng đầy thi vị. Còn gì hứng thú hơn khi dưới ánh trăng vàng có hương thơm thoang thoảng của hoa và chất men say của rượu? Ta có thể nhận thấy không gian và hoàn cảnh ngắm trăng của Bác thật thiếu thốn và tù túng. Không có rượu, không có hoa và Bác cũng không được tự do để ngắm trăng mà Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù. “Tinh thần ở ngoài lao” ấy đã vượt ra khỏi chốn ngục tù để tận hưởng ánh trăng.
Thiên nhiên đã đẹp thơ mộng như thế, người nghệ sĩ không thể nào quay lưng lại được với vẻ đẹp nên mới viết dòng thơ này:
“Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Phải là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thì Bác Hồ mới rơi vào trạng thái “không biết làm thế nào”, bối rối khi trăng ghé thăm. Làm sao để đón tiếp nồng hậu người bạn tri kỉ này đây trong khi rượu và hoa không có, trong khi một không gian thoải mái để đón tiếp trăng Bác cũng không có được? Để tỏ bày tình cảm của mình với người bạn tri kỷ, bằng tình yêu tha thiết của mình, Bác đã vượt ra khỏi ranh giới của lao tù để bày tỏ tấm lòng đến trăng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Trăng và người như có sự giao hòa gắn bó mật thiết. “Trăng nhòm khe cửa” để đồng điệu với “nhà thơ” bởi tìm được người tri âm, tri kỉ đâu phải chuyện dễ dàng. Biện pháp nhân hóa đã khiến trăng trở nên có hồn, có hoạt động “nhòm” để mang ánh sáng của mình đến nhà thơ, nhà cách mạng đang bị giam cầm và phải chịu những sự đày đọa cực khổ trong suốt hơn một năm ở nơi đất khách.
Song sắt, gông cùm, xiềng xích không thể nào trói buộc được tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Dường như Bác đã quên đi thực tại tối tăm, quên đi thân phận tù đày khắc khổ để hướng đến cái đẹp ngoại cảnh. Từ bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đến bài thơ này, chúng ta không hề thấy một lời than vãn hay sự bất lực trước thực tại của Bác. Toát lên toàn bộ bài thơ là sự lạc quan, yêu đời, yêu tự do, luôn cố gắng cho sự nghiệp cách mạng của Người. Sự đăng đối giữa trăng và người, người và trăng ở bản phiên âm đã không được giữ nguyên ở bản dịch thơ của Nam Trân nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi sự hài hòa, cân đối. Trăng và người có mối quan hệ gần gũi và khăng khít.
Bài thơ “Vọng nguyệt” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng với sự đăng đối ở các câu thơ đã khiến bài thơ trở nên hàm súc. Đồng thời, qua bài thơ bạn đọc có thể thấy được phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và khát vọng tự do của Bác.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 3
Tác giả Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ đồng thời cũng là một nhà chính trị, cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn trong nền thi ca nước ta.
Bài thơ “Ngắm trăng” lấy nguồn cảm hứng từ ánh trăng đêm, trong sáng là đề tài được nhiều tác giả sử dụng, nhưng trong bài thơ của Hồ Chí Minh. Trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, mà nó còn là người bạn thân tri kỷ.
Tác giả Hồ Chí Minh viết bài thơ này trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt khi tác giả đang bị giam cầm bởi nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Mặc dù, trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do, phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? “ (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được.
Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ qua được.
“Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả động lòng không thể nào làm ngơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia ( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).
hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động.
Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của mình một cách say đắm.
Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt.
Xuyên suốt bài thơ là sự im lặng tuyệt đối của con người và thiên nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã nói hộ ngàn lời muốn nói.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 4
Mở đầu tập nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết như một lời tâm sự:
Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Càng ngâm càng đợi đến ngày tự do
Thơ đối với Người, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.
Nhan đề bài thơ là “Vọng nguyệt”, đó là đề tài phổ biến trong thi ca, cũng trở thành thi hứng cho biết bao tác giả, trăng là bạn tri ân để dốc bầu tâm sự. Gặp ánh trăng, thơ Bác cũng tự nhiên như thiên nhiên vậy:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa (Trong tù không rượu cũng không hoa)
Lẽ thường, nhà thơ gặp trăng đẹp thường đem rượu uống, đem hoa ra ngắm. Bởi có rượu, có hoa thì trăng trở nên thi vị và con người cũng trở nên không cô đơn dưới đêm trăng ấy. Nhưng câu mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh như kể tự nhiên chứ không hề kêu ca về hoàn cảnh.
Một con người đang bị giam cầm, mất tự do “ngục trung” nên “vô tửu, vô hoa” là điều tất yếu. từ “diệc” làm cho sự thiếu thốn tăng lên. Nhưng chúng ta vẫn thấy giọng thơ của Bác không hề bực bội vì thiếu thốn mà hết sức bình thản đón nhận nó. Đến câu thơ thứ hai, vẫn giữ nét tự nhiên, vần thơ trở thành câu hỏi:
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ nhịp nhàng bởi sự hòa trộn của các vần bằng- trắc đều đặn, có cái bối rồi, xốn xang rất nghệ sĩ. Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn nghệ sĩ yêu say đắm thiên nhiên, ắt hẳn cũng muốn thưởng trăng đầy đủ, nhưng trong tù thì không thể có, nên người tiếc nhưng không để cảnh đẹp ấy trôi qua vô ích, vì thế có cái bối rối: Làm thế nào có thể hững hờ trước cảnh đẹp?
Nhưng cũng có thể đó là lời khẳng định nhẹ nhàng: Không thể hững hờ trước cảnh đẹp dù có thiếu thốn. Chính thực tế thiếu thốn gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước thiên nhiên đã tạo ra cách hỏi hóm hỉnh như một cái cười rất tinh tế của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác chiến thắng hoàn cảnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Rượu, hoa đã thiếu nhưng dường như chính tâm hồn nhà thơ đã đủ cho một bữa tiệc thưởng trăng. Nhân – nguyệt, Nguyệt – Thi gia có “song” chắn ở giữa nhưng có lẽ ngục tù không thể thắng nổi mối tương giao giữa người ngắm trăng và trăng tìm đến người. Song sắt hiện lên thô bạo, vô tình nhưng bất lực bởi trăng và Người vẫn gặp nhau vô cùng tự do, tinh tế.
Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, tìm được trăng nhưng cuối cuộc trăng, người tù ấy trở thành “thi gia”- nhà thơ. Có người nhận xét: đây là một cuộc vượt ngục tinh thần, quả không sai. Bị giam cầm trong tù ngục nhưng tâm hồn Bác lại luôn hướng đến ánh sáng, hướng đến thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà thấy được cái hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến, gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác, bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại, vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay, mới lạ trong bút pháp mà còn thấy được sự nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ điển.
Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn dành cho thiên nhiên một chỗ đứng vững trãi. Có khi thiên nhiên để khỏa lấp sự cô đơn, có thiên nhiên báo hiệu niềm vui chiến thắng, có khi thiên nhiên để dốc bầu tâm sự nhưng cũng có khi thiên nhiên chở nặng khao khát được tự do, chở nặng một tâm hồn muốn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là bài thơ khẳng định tâm hồn, cốt cách của một thi sĩ, sự thanh cao của vị lãnh tụ trong hoàn cảnh tăm tối, ngục tù.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 5
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha già của dân tộc. Người là một nhà cách mạng sáng lập ra đảng cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam éo trong việc hành văn của Bác.
Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải đi gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây bị đày đọa hơn một năm trời. Thời gian này người đã viết Nhật kí trong tù gồm 113 bài. Bài thơ ngắm trăng được trích từ tập thơ này. Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng trong tù từ đó nói lên tình yêu trăng yêu thiên nhiên tha thiết mong muốn được hòa mình vào trong thiên nhiên cảnh vật.
Trong câu thơ đầu tác giả đã kể ra những thiếu thốn trong tù: “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Trong tù thì thiếu thốn biết bao nhiêu là thứ nào là cơm nước quần áo nào chăn màn nhất là trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch thì cái thiếu thốn ấy lại càng được tăng lên gấp bội khi giam cầm một nhà chính trị một nhà cách mạng.
Nhưng đối với Hồ Chí Minh thì những thứ thiếu thốn lại là “rượu” và “hoa”phải chăng bởi đó là những thứ không thể thiếu khi người thi nhân ngắm trăng ngắm vẻ đẹp của chị Hằng. Bởi khi có rượu có hoa thì mới đủ thi vị ngắm trăng, khi đó người thi sĩ sẽ không còn cảm thấy cô đơn với thiên nhiên nữa. Trong tù thiếu thốn là thế nhưng tác giả kể với một tâm trạng hoàn toàn vui vẻ chấp nhận mọi thiếu thốn hoàn cảnh.
Theo lẽ thường thì khi bị nhốt trong tù thì con người ta sẽ thường ngột ngạt khó chịu và thơ viết muộn phiền cả ngày. Nhưng đối với tâm hồn yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh thì hoàn toàn khác. Trong tâm trí của người lúc nào cũng là thiên nhiên là cảnh vật, yêu thiên nhiên muốn ra ngoài làm bạn với thiên nhiên nhưng tâm trạng nhà thơ không giống như Tố Hữu bức bối khi nhìn thấy thiên nhiên
“Ngột làm sao chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu”
Hồ Chí Minh đã quên đi cái thân phận của người tù đã quên đi tất cả những cơ cực của nhà tù để đón nhận thiên nhiên đón nhận vẻ đẹp của ánh trăng đón nhận một đêm trăng đẹp với tư cách một thi nhân hơn nữa là một thi gia. Vẫn tâm trạng đó được nhuốm màu sang câu thơ tiếp theo.
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
trong thơ nguyên tác câu thơ thứ hai là hỏi nhưng trong bản dịch lại là câu trần thuật làm mất đi cái ý tưởng đẹp của câu thơ, Sự bối rối xúc động trong bản dịch của nhà thơ bị mất đi thay vào đó là sự phủ định «khó hững hờ», sự bối rối xúc động của nhà thơ không còn nữa.
Trước cảnh đẹp đêm trăng như thế người thi sĩ không biết làm thế nào khi cảnh đẹp huyền ảo như thế, Nhà thơ không thể cưỡng lại được vẻ đẹp của thiên nhiên, Câu hỏi tự nhiên ấy cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng thức cái đẹp của Bác. Ta thấy câu hỏi ấy là một câu hỏi băn khoăn đối với người đọc nhưng đối với Bác đó là một câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh cách giải quyết tối ưu của mình.
Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục mời gọi thi nhân hãy ra ngoài chốn tự do để giao hòa chia sẻ. Thế là mặc thiếu thốn vật chất thiếu thốn “không rượu cũng không hoa” mặc không gian chật hẹp của nhà tù mặc cho song sắt ngoài cửa sổ hai tâm hồn để hòa nhập vào nhau thả hồn cho nhau và Bác gửi gắm vào đó khát vọng tự do và người tù ngắm trăng với một tâm thế (vượt ngục ).
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Trong bản dịch là
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Hai câu thơ bản dịch cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm hơn nữa tư nhòm và ngắm trong bản dịch là hai từ đồng nghĩa khiến cho bản dịch không đảm bảo được sự cô đúc cả ý tứ của thể thơ. Trong hai câu thơ bác sử dụng nghệ thuật đăng đối tài tình và sử dụng nghệ thuật nhân hóa đúng lúc làm cho trăng và người trở nên gần gũi thân thiết trở thành tri âm tri kỉ cùng hành động như nhau cùng vượt qua song sắt của nhà tù để đến với nhau.
Ở đây trăng và người đều là sự hóa thân của Bác, sự hóa thân của một tâm hồn vừa là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ yêu tự do chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục nào ngăn cản được
Trong bài thơ này quan hệ giữa người và trăng là quan hệ gần gũi bình đẳng. Trăng có vẻ đẹp của trăng người có vẻ đẹp của tâm hồn Trăng vượt song sắt của nhà tù không ngắm tù nhân hay người bị giam mà ngắm thi gia. Đây là giây phút thăng hoa tỏa sáng trong con người Bác và đây cũng là lần đầu tiên Bác tự thi gia.
Trong giây phút này chỉ với tư cách là thi gia mới có thể giao lưu thân mật cùng ánh trăng kia. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, niềm khao khát muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay vầng trăng lên mình qua song sắt chật hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó thể hiện vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
Tác phẩm cho thấy cho dù ở trong hoàn cảnh đặc biệt bị giam hãm trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác vẫn không hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn nữa người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ngoài song sắt nhà tù.
Nghệ thuật trong bài ngắm trăng của Bác giống như các cuộc ngắm trăng khác trong những bài thơ bác viết khi chịu cảnh tù đày. Song có thể nói mỗi bài thơ bác viết và trăng lại có những nét riêng:trăng đầy sức sống đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp. Nói chung trong tất cả những bài thơ này bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ luôn mở rộng lòng để giao hòa cùng với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà ta thấy được cái hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay mới lạ trong bút pháp mà còn thấy được nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ điển.
Ngắm trăng thưởng thức trăng đối với Bác Hồ là một tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do, tự do cho con người và tự do và tự do hưởng mọi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ sở. Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn hướng đến thiên nhiên hòa nhập vào thiên nhiên.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 6
Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muốn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”
Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” – “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:
“Trong tù không rượu cũng không hoa”
Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.
Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” – Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:
“Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao”
Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bản dịch thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” – “nguyệt”, “hướng” – “tòng”, “song tiền” – “song khích”, “minh nguyệt” – “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiếng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù – thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 – 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.
“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 7
Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.
Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ! Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nam Trân dịch)
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.
Hai câu thơ đầu nói lên một cảnh ngộ và một nỗi niềm: lòng bối rối biết làm thế nào trước cảnh đêm nay vì không có rượu có hoa? Nhà thơ tự thấy mình trong một nghịch cảnh. Trong tù phải chia nước, khẩu phần là lưng bát cháo loãng, phải đắp chăn giấy… thiếu thốn và cay đắng vô cùng. Vậy tìm đâu ra rượu và hoa để ngắm cảnh đêm trăng trong tù. Rượu, trăng, hoa là ba thú tao nhã của thi nhân xưa nay. Câu đầu bài thơ như một lời tự an ủi: Trong tù không rượu cũng không hoa. Trước cảnh đẹp đêm thu, thiếu rượu và hoa, thi nhân băn khoăn, bối rối. Đó là tâm trạng, là bi kịch của một thi nhân có tâm hồn thanh cao và giàu tình yêu thiên nhiên:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện. Hai câu 3, 4 vầng trăng mới xuất hiện. Một cảnh ngắm trăng hiếm có:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nguyên bản tiếng Hán câu thơ là: Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Câu thơ chữ Hán nào cũng có hai hình ảnh đối chiếu: nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia và điệp từ khán (xem, nhìn, nhòm). Chữ nhân là người, đã biến thành thi gia – nhà thơ mang ý nghĩa thẩm mĩ đặc sắc. Từ trong ngục tối, người chiến sĩ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Tư thế ngắm trăng ấy rất đẹp, như một cuộc vượt ngục tinh thần. Trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ với mối tình tri âm tri kỉ. Hai câu 3, 4 đối nhau, ngôn ngữ, hình ảnh cân xứng, hài hòa. Trăng và nhà thơ, hai gương mặt trong sáng, hai tâm hồn thanh cao dù bị song sắt nhà tù ngăn cách vẫn gần gũi, sâu nặng ân tình. Có thể nói đây là hai câu thơ tả trăng đẹp nhất, độc đáo nhất. Đã mấy ai ngắm trăng qua song sắt nhà tù? Tư thế ngắm trăng của Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu trăng, biểu lộ một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại. Nó còn biểu lộ khát vọng tự do; từ bóng tối ngục tù hướng về vầng trăng sáng, nhà thơ khẳng định một tâm thế: Thân thế ở trong lao – tinh thần ở ngoài lao.
Hoài Thanh đã từng nhận xét: Thơ Bác đầy trăng. Nhật ký trong tù có 7 bài thơ nói đến trăng. Một thế giới trăng hữu tình và chứa chan thi vị:
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trung thu)
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang.
(Đêm lạnh)
Trên trời, trăng lướt giữa làn mây.
(Đêm thu)
Ngắm trăng và thế giới trăng ấy phản chiếu một hồn thơ mênh mông bát ngát tình của Bác. Ngắm trăng vì yêu trăng và cũng là yêu tự do.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 8
Hồ Chủ tịch, vị cha già kính yêu của dân tộc, một con người vĩ đại của đất nước và dân tộc Việt Nam. Một con người đã dành cả cuộc đời mình làm nên những điều phi thường và kì tích cho dân tộc, cho đất nước. Tấm lòng của Bác cả dân tộc Việt Nam đều thấu hiểu, con dân Việt Nam đời đời nhớ công ơn Bác.
Cuộc đời Bác vì nghĩa lớn mà bao phen khốn khổ vì phải chịu cảnh đọa đầy, thê lương trong ngục tù. Trong khoảng thời gian từ năm 1942 đến năm 1943, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, đọa đầy trong chốn ngục tù. Đây là khoảng thời gian Bác cho ra đời những bài thơ ghi lại cảnh sinh hoạt trong tù của Bác. Tuy nhiên, những bài thơ đó không phải là những bài thơ đơn thuần. Vì thực chất, nó có ý nghĩa tố cáo chế độ nhà tù khắc nghiệt của chính quyền Tưởng Giới Thạch một cách sâu sắc và ghê gớm vô cùng. Ngắm trăng cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của tập thơ:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
(Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Trăng trong tâm tưởng của các bậc thi nhân ngày xưa vốn là người bạn tri âm tri kỉ của họ. Những nỗi lòng khó giãi bày cũng đặc biệt được giãi bày cùng trăng. Các thi nhân xưa ngắm trăng cũng là lấy làm một thú vui tao nhã. Uống rượu, ngắm trăng, vịnh thơ, còn cái gì tuyệt vời hơn thế. Với khung cảnh của cuộc chơi trăng là những đêm trăng trong trẻo thanh tịnh, được hòa cùng thiên nhiên, cũng là hòa cùng những giai điệu của cuộc sống, của cuộc đời. Nhưng đêm nay, cũng là ngắm trăng, cũng là tức cảnh sinh tình đó nhưng lại ở trong một hoàn cảnh quá ư đặc biệt khi Bác ngắm trăng trong tù, ngắm trăng trong cảnh tù đày, bị hành hạ, áp bức, lại ở nơi đất khách quê người. Trong hoàn cảnh như thế, tâm hồn con người sẽ có quá ư những mối tơ lòng.
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Vốn là người có tâm hồn nghệ sĩ, Bác Hồ là người có tâm hồn rất dễ rung cảm với những biến động của thiên nhiên, của cuộc đời. Hôm nay, trong một ngày của cuộc sống lao tù vất vả, cũng không rõ là trong ngày hôm nay đã xảy ra chuyện gì, nhưng có thể thấy rõ rệt rằng hôm nay, Bác rất có tâm tình, tâm tình muốn được giải tỏa. Những điều Bác muốn bây giờ là được thoát khỏi cái tù túng nơi buồng giam này, không thì chỉ cần thấy được sự tự do của bên ngoài một chút thôi cũng được. Vậy mà, muốn rượu không có rượu tiêu sầu, muốn ngắm hoa cho lòng thanh thản nhưng xung quanh chỉ là bóng tối. Nhưng hôm nay, thiên nhiên nhìn qua song sắt nhà đề lao này trong mắt người thi sĩ, người chiến sĩ đồng người tù này lại nên thơ và hữu tình vô cùng:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong điều kiện thiếu thốn của nhà tù, việc ngắm trăng của Bác cũng thành bữa tiệc thiếu thốn rất nhiều những quy chuẩn của việc chơi trăng, ngắm trăng vốn có. Đó là phải có rượu, có bạn tri âm và được ngồi tự do phóng thoáng trong khung cảnh thiên nhiên mây gió. Nhưng giờ đây, trong hoàn cảnh này Bác thiếu thốn tất. Tuy nhiên, tâm hồn Bác vẫn thấy rõ rệt sự cảm khái thanh thản đến từ tận sâu cõi lòng vì Bác biết, trăng – người bạn tri kỉ đang trên cao kia cũng thấu hiểu tâm tình của Bác lắm. Bác hướng đôi mắt của mình ra cửa sổ để trông trăng và cũng nhìn nhận được vầng trăng trong trẻo, hiền từ cũng đang đáp lại tấm lòng của Bác. Ánh trăng trong sáng và tròn đầy soi rọi vào tâm hồn Bác, giúp Bác xóa tan những mệt mỏi, u sầu. Có thể thấy được phong thái ung dung của Bác trong cảnh đọa đầy, phong thái này không phải dễ có được, phải là người có chí hướng lớn, luôn lạc quan mới có thể giữ cho mình tấm lòng thanh thuần kể cả trong chốn lao tù như thế.
Bài thơ Ngắm trăng không phải đơn thuần chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên mà đó còn là những lời thơ thể hiện tinh thần, tấm lòng của Bác. Một con người với nhân cách lớn, trong cuộc sống tù đầy vẫn ung dung, lạc quan, hướng về phía trước.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 9
Nhắc đến Hồ Chí Minh, bất kì ai cũng dành cho Người sự biết ơn và kính trọng. Tuy Bác đã ra đi nhưng hình ảnh Người mãi tồn tại trong trái tim người Việt với tất cả những gì đẹp nhất, sáng ngời và cao quý nhất. Bác không chỉ là nhà lãnh tụ tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ thật đẹp nói về tình yêu Tổ quốc và tình yêu thiên nhiên dào dạt. Một trong những bài thơ hay viết về tinh thần của người chiến sĩ cách mạng phải kể đến là bài thơ “Ngắm trăng”, tuy ngắn gọn nhưng toát lên một khí chất ngút trời.
Bài thơ được Bác sáng tác khi bị giam cầm ở nhà tù Tưởng Giới Thạch với những vần đẹp nhất.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng dòm khe cửa ngắm nhà thơ
Những câu thơ nhẹ nhàng dễ dàng thấm sâu vào tâm hồn bạn đọc với một niềm ngưỡng mộ đầy cảm kích. Bài thơ là “Ngắm trăng” nhưng nó lại ở trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và lạ thường:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Người xưa, mỗi khi ngắm trăng thường có bạn hiền, vừa nhâm nhi chén rượu cay nồng vừa thưởng thức vẻ đẹp của vầng ánh sáng dịu hiền đang chiếu rọi xuống nhân gian. Họ ngắm trăng bên vườn hoa rực rỡ sắc màu và hương thơm. Trên trời, dưới đất, thiên nhiên, con người hòa quyện vào nhau, say đắm trong nhau để cảm nhận được hết cái đẹp, cái nên thơ của tạo vật. Nhưng ở đây, Bác ngắm trăng trong một không gian lạ thường quá. Đã không có hoa, có bạn lại còn bị giam cầm trong không gian tối tăm, hôi hám của chốn ngục tù. Dù cuộc sống có khó khăn và chật chội cũng không đủ ngăn cản tâm hồn bay bổng của người tù binh. Để từ đó, ta cảm nhận được, Bác yêu thiên nhiên đến thế nào. Khi trong hoàn cảnh ấy, con người thường đớn đau trước cái đói, cái lạnh thì Bác vẫn hướng tới thiên nhiên, quên hết đi thực tại của số phận. Tình yêu thiên nhiên trong con người Bác đủ để vượt qua tất cả và cũng bởi cảnh đẹp quá, không thể chối từ.
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Vầng trăng ấy tròn trịa, sáng vằng vặc trong cái đêm nhẹ nhàng của những cơn gió và chút tĩnh lặng của không gian. Cảnh đẹp là vậy, nên thơ là vậy, làm sao con người có thể hững hờ mà bỏ qua nhất là đối với một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất trời như Bác. Dường như, trong hoàn cảnh bị giam cầm về thể xác nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng cùng với gió trăng bởi như Người đã viết:
Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao
Họ có thể trói buộc Bác, giam cầm Bác nhưng làm sao có thể kìm hãm được tình yêu đối với thiên nhiên vẫn luôn trực trào trong tâm hồn của Bác. Và Người, đã vượt qua tất cả để được thả hồn cùng ánh trăng dịu hiền.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Bác phóng tầm mắt của mình đi xa hơn, cao hơn, chạm tới tận vầng trăng. Vầng trăng cũng như để đáp lại tinh thần ấy mà hướng xuống nhìn người thi sĩ đang say mê trong vẻ đẹp của đất trời. Con người và thiên nhiên hòa hợp, đan lồng vào nhau. Một sự đồng điệu như chính tâm hồn của những người tri kỉ, luôn dành ánh mắt và cái nhìn về phía đối phương. Tình yêu thiên nhiên vượt lên trên gian khó của Bác đã làm cho vầng trăng, một vật vô tri vô giác có thể thấu hiểu để rồi sẵn sàng đáp lại. Điều đó giúp ta thấu được vẻ đẹp trong tâm hồn Bác, một vẻ đẹp rạng ngời và sáng soi như chính thứ ánh sáng dịu dàng và đẹp đẽ của vầng trăng. Bác yêu thiên nhiên, thiên nhiên thấu hiểu tâm hồn ấy. Cả hai ngắm nhìn nhau, mê đắm trong nhau như những trái tim đồng điệu, đong đầy tình nghĩa và sự mến yêu.
Như vậy, qua bốn câu thơ của bài “Ngắm trăng”, ta đã cảm nhận được tinh thần yêu thiên nhiên của Bác Hồ thật là cao đẹp. Qua đó, ta càng thêm ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của người lãnh tụ vĩ đại, dù gian nan vất vả đến đâu, Bác vẫn giữ vững niềm tin và hy vọng về những gì tốt đẹp, tươi sáng nhất cho tương lai phía trước.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 10
Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ kiệt xuất và vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta. Không chỉ nổi bật với vai trò là nhà chính trị, quân sự tài ba, hay một chiến sĩ kiên trung với cách mạng, với Đảng mà Hồ Chủ tịch còn là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho nền văn chương nước nhà các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau. Có thể nói rằng sự nghiệp văn chương của Người luôn song hành và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, trở thành một loại vũ khí sắc bén trong chiến đấu, bộc lộ tư tưởng, tinh thần yêu nước, tấm lòng với nhân dân, với cách mạng. Đồng thời cũng bộc lộ cả những vẻ đẹp, phẩm chất tâm hồn đáng quý của Hồ Chủ tịch. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của Bác chính là bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) trích từ tập Nhật ký trong tù.
Nhật ký trong tù là tập thơ gồm 134 bài được Bác Hồ viết trong quãng thời gian bị quân đội Tưởng Giới Thạch bắt giam và chuyển lao qua hơn 30 nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào năm 1942. Tuy rằng Nhật ký trong tù là tập thơ Bác viết với mục đích “ngẫm ngợi cho khuây”, thế nhưng qua đó chúng ta cũng có thể thấy rõ được tinh thần lạc quan, yêu đời, ý chí cách mạng phi thường, vẻ đẹp tâm hồn cao quý của Bác. Vọng nguyệt chính là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc của Hồ Chủ tịch.
So sánh giữa bản dịch thơ của Nam Trân một dịch giả thơ cổ uy tín bám sát với bản gốc của Bác thì có thể nhận thấy đây là một bản dịch hay nhưng vẫn có chút gì đó chưa phản ánh được hết ý nghĩa của bài thơ. Tuy nhiên ta có thể hiểu được, bởi vấn đề dịch thơ Hán xưa nay chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là với các thể thơ cổ, chữ ít nhưng ý nhiều, mà đối với thơ Bác lại có một ý vị khác, càng thêm phần khó. Trong câu thơ đầu tiên “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”, dịch thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa”, là một câu dịch hoàn toàn sát nghĩa, bộc lộ hoàn cảnh hiện tại của thi nhân. Với lẽ thông thường, ngắm trăng là một thú vui tao nhã của các bậc cao nhân mặc khách trong cả thảy tám thức “cầm, kỳ, thư, hoạ, thi, tửu, hoa, trà”. Nếu ngắm trăng, mà lại có thêm cả chén rượu ngon, cùng với thức hoa thơm hiếm có, thì quả thực không còn cái thú nào trên đời thanh nhã được hơn thế nữa. Tuy nhiên đối với Hồ Chí Minh, Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt – “trong tù”, nơi tối tăm, chật hẹp, bẩn thỉu, tù nhân thì gông xiềng quấn thân, rệp cắn khắp người, lại chẳng được tắm rửa thường xuyên, phải nói lại cực không thể tả. Bên cạnh đó trong nhà tù thì dĩ nhiên rằng kiếm đâu ra rượu ngon, hoa đẹp, có thể nói hoàn cảnh đó đối với văn nhân, danh sĩ không phải là một điều kiện lý tưởng để thưởng trăng. Dĩ nhiên đối với Bác cũng vậy, Bác cũng mong được ngắm trăng ở một không gian thư thái, phù hợp chứ. Tuy nhiên Hồ Chủ tịch không chỉ là một nhà thơ mà Người còn là một chiến sĩ cách mạng, một người có bản lĩnh phi thường thì câu “trong tù không rượu cũng không hoa” nó không phải là một lời than thở, quở trách, mà chỉ đơn giản là cái cách mà Bác thuật lại hoàn cảnh ngắm trăng đầy đặc biệt. Đối với Người, dẫu rệp đang cắn, ngứa mà không thể gãi, gông xiềng đeo nặng chân tay thì cũng không thể nào ngăn cản được tâm hồn yêu cái đẹp của Người. “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”, ở câu này bản dịch thơ viết “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”, có vẻ đã làm mất đi cái ý tứ của tác giả. Bởi vốn dĩ đây là một câu hỏi nhưng lại bị chuyển thành một câu trần thuật, cơ hồ đánh rơi mất sự bối rối, rung động, không bộc lộ được tính lãng mạn và tâm hồn nhạy cảm của Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên – ánh trăng, thứ mà Bác luôn tâm đắc, xem như một tri kỷ. Tuy nhiên ý thơ chung nhất của câu thơ vẫn được dịch giả biểu hiện rõ, đó là sự ung dung tự tại, không vướng bận vật chất, dù trong khốn cảnh nhưng vẫn vui tươi, lạc quan thả hồn mình vào thiên nhiên, tận hưởng vẻ tuyệt diệu của ánh trăng sáng ngoài lao tù.
Trong hai câu thơ tiếp theo:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt hướng song khích khán thi gia”
Ta có thể nhận ra, ở đây mang kết cấu đăng đối, làm cho bài thơ trở nên linh động và truyền cảm hơn cả. Tuy nhiên đến bản dịch thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Phần kết cấu đăng đối đã bị làm mất đi, tuy vẫn diễn tả đầy đủ nghĩa, nhưng sức truyền cảm, cũng như tính nghệ thuật mà tác giả truyền vào bài thơ bị rút mất, khiến bài thơ bớt đi phần hấp dẫn, cũng như tính cô đọng thường có trong thể thơ tứ tuyệt. Chưa kể, chữ “song” được dịch thành “nhòm” khiến cho câu thơ mất đi phần tao nhã, trái lại đem đến cảm giác hóm hỉnh, bông đùa. Tuy đó cũng là một tính cách của Bác, nhưng không phải là ý Người trong bài thơ này, đặc biệt đây lại là trong cảnh ngắm trăng thanh tao, nhã nhặn.
Trong hoàn cảnh tù đày như vậy, thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn thản nhiên ung dung hướng mắt ra ngoài cửa sổ, làm một cuộc “vượt ngục tinh thần”, để giao hòa với thiên nhiên, để tâm hồn được hòa quyện với ánh trăng dịu hiền đang mong ngóng ngoài kia. Và ngược lại ánh trăng cũng bất chấp song sắt nhà tù ngăn cách, tìm vào với nhà thơ, hội ngộ cùng với nhà thơ như những người bạn tri kỷ, tâm đắc nhất. Việc sử dụng cấu trúc đăng đối của Hồ Chí Minh đã đem đến cho người đọc một cảm giác rất khó tả, dường như giữa người với trăng có một sự ăn ý tuyệt vời nào đó, mà cùng lúc hướng mắt vào với nhau, đó là một thứ tình cảm thấu hiểu từ cả hai phía, đôi bên tình nguyện của những người tri kỷ, gắn bó từ lâu. Không chỉ vậy ở hai câu thơ này ta còn nhận ra những ngụ ý sâu xa của chiến sĩ – nhà thơ, đó là tấm lòng khao khát tự do và luôn hướng về tự do, khi nhà tù bên trong kia chính là đại diện cho sự trói buộc, tăm tối, trái lại vầng trăng ở ngoài kia lại chính là thế giới rộng lớn bao la, đại diện cho sự tự do vĩnh cửu, tươi đẹp. Và bản thân người tù luôn có tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường một lòng hướng về sự tự do, và tương tự sự tự do cũng luôn hướng về Bác, kể cả khi Người bị cảnh tù đày, thì chính tinh thần Bác vẫn luôn tự do, vẫn luôn một lòng với cách mạng với đất nước, vẫn đủ đầy say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa.
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là một trong bài thơ hay và đáng chú ý nhất trong sự nghiệp thơ ca của Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã bộc lộ được tinh thần kiên cường, ý chí cách mạng phi thường của Bác trước cảnh lao tù khổ sổ, cũng bộc lộ tấm lòng khao khát tự do mạnh mẽ và cả tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần lạc quan, yêu đời sẵn sằng hòa mình vào với thiên nhiên không kể cảnh tù đày khó khăn. Đồng thời bài thơ cũng là một minh chứng rõ ràng cho tài năng sáng tác xuất thần, tâm hồn thanh tao, lãng mạn của Bác – một người chiến sĩ cách mạng cũng đồng thời là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 11
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại.
“Ngắm trăng” là bài thơ số 20, được rút ra trong tập “Nhật kí trong tù”. Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng không ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cớ và giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời.
Người viết tập thơ “Nhật kí trong tù” để nhằm mục đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh – một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: “Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao” của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ “vô” (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai “nại nhược hà?” (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước “cảnh đẹp”: không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?
Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đắm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của người chiến sĩ cộng sản.
Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng – người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Quả là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc “song sắt” chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng.
Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xóa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
“Ngắm trăng” mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản…
Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại – Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 12
Ngắm trăng (nguyên tác chữ Hán là Vọng nguyệt) là một đề tài rất quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Trăng là một hình ảnh tiêu biểu cho cái đẹp trong sáng, thanh khiết của thiên nhiên và ngắm trăng là một cách để thể hiện tình cảm với thiên nhiên, để giao cảm với thiên nhiên.
Trong thơ Bác Hồ, trăng cũng luôn có mặt và là một người bạn gần gũi, thân mật với nhà thơ.
Thi nhân xưa khi thưởng trăng thường là trong tâm trạng thanh thản, thoải mái, trong cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Khi ngắm trăng, thi nhân xưa thường có hoa, rượu để cuộc thưởng trăng thêm vui vẻ, mĩ mãn.
Ở đây, Bác Hồ ngắm trăng trong một hoàn cảnh khác thường:
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Câu thơ cho thấy hoàn cảnh ngặt nghèo của nhà thơ trong tù, nhưng cũng cho thấy con người này quả là một “tao nhân mặc khách” nên trước cảnh trăng đẹp đã nghĩ đến cách thưởng trăng tao nhã của người xưa.
Câu thơ thứ hai bộc lộ rõ chất nghệ sĩ đích thực trong tâm hồn Hồ Chí Minh: Trước cảnh trăng đẹp như đêm nay mà không có rượu và hoa để đón trăng, để tỏ bày sự trân trọng với người bạn tri âm ấy (Thơ Lý Bạch: Cử bôi yêu minh nguyệt – Cất chén mời trăng sáng). Thi nhân không thể không cảm thấy xốn xang và cả một chút bôi rối trong lòng (nguyên tác câu thơ: “Đôi thử lương tiêu nại nhược hà” có nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay, biết làm thế nào?).
Một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để giao cảm với trăng.
Hai câu cuối của bài thơ tả tư thế, hành động của thi nhân và của trăng trong hai câu thơ đối ứng thật cân ở mỗi câu và giữa hai câu.
Giữa trăng và thi nhân vẫn hiện ra những song sắt lạnh lẽo của nhà tù. Nhưng nó đã không thể ngăn cản được sự giao cảm của con người và thiên nhiên. Tâm hồn nhà thơ đã vượt thoát khỏi cái không gian chật hẹp tù túng của nhà tù mà bay lên giao hoà cùng trăng sáng trong bầu trời tự do. Trăng lúc này không chỉ là biểu tượng của cái đẹp thanh khiết mà còn là biểu tượng của tự do. Quả là với câu thơ này, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần
Còn vầng trăng? Cũng đúng là trăng tri kỉ của thi nhân, trăng cũng vượt qua song sắt, mà tìm đến nhà thơ.
Hai câu thơ trong nguyên tắc vừa có đối xứng trong mỗi câu (tiểu đối) lại vừa đôi giữa hai câu, biểu thị được sự hoà hợp, tình cảm gần gũi giữa thi nhân và con người.
Tóm lại, hai câu đầu: hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù vẫn không thể làm cho Người không rung động xốn xang trước cảnh trăng đẹp. Nhà thơ nghĩ đến rượu và hoa là thể hiện sự trân trọng với trăng đẹp. Bởi đó là cách thưởng trăng tao nhã của các tao nhân mặc khách thời trước. Sự băn khoăn, chút bối rối của nhà thơ ở câu thứ hai (trước cảnh trăng sáng đẹp đêm nay, biết làm gì đây?)
Ở hai câu 3 và 4. Tâm hồn nhà thơ đã vượt qua song sắt của nhà tù để hướng tới vầng trăng; và mặc dù không có hoa, có rượu để thưởng ngoạn cùng trăng, ở đây con người và vầng trăng có được sự gặp gỡ, gần gũi, thân thiết. Lòng yêu trăng của nhà thơ Hồ Chí Minh đã vượt lên mọi điều kiện ngặt nghèo của hoàn cảnh trong tù, vượt qua sự ngăn cách của song sắt phòng giam mà đạt được sự giao cảm cùng vầng trăng.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 13
Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao.
Đó là tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Dẫu bị giam cầm xiềng xích, thân thể bị đọa đày nhưng không ai có thể giam hãm được tinh thần của Người. Không những thế, trong nhà ngục, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn thi sĩ của mình bay bổng, vượt ra ngoài nhà lao đến với thiên nhiên, với người bạn trăng tri kỷ. Mở Nhật kí trong tù mấy ai không cảm thấy thích thú và xúc động bồi hồi khi đọc đến bài thơ Ngắm trăng.
Bài thơ được mở đầu bằng những lời miêu tả rất chân thành hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người.
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Mỗi câu thơ nêu lên một tình huống. Câu thứ nhất: nhà tù – không rượu – không hoa. Đó là sự thiếu thốn vật chất. Điệp từ không cất lên hai lần làm tăng thêm ý thơ. Sự thật là, sống trong tù, người tù thiếu nhiều thứ, kể cả những nhu cầu tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nước uống, giường nằm, chăn đắp.
Trong nhiều bài thơ khác, Bác đã nói về điều đó, ở câu thơ này không rượu, không hoa là lời giãi bày tâm sự về hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp mời gọi của đêm trăng. Tâm sự ấy thanh cao quá, vượt trên cái hiện thực nhà tù, trên cả những thiếu thốn vật chất bình thường, đời thường. Câu thơ thứ hai: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ nói rõ thêm tâm sự của Bác.
Ta nhận thấy dường như người tù ấy đã thực sự quên ngục tù, quên cái hiện thực tăm tối để hướng tới ánh sáng, thưởng thức cảnh đẹp, đón chào trăng sáng. Chỉ hai câu thơ mở đầu, ta được thấy hồn thơ của Bác chân thành biết bao, mở rộng biết bao. Đêm nay, trong sự cô đơn trống vắng ở nhà lao, Bác lại được người bạn trăng tìm đến.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Bác đã chào đón người bạn trăng như vậy đấy – không rượu, không hoa chỉ có… đôi mắt nhìn nhau và tấm lòng hướng tới. Song kì diệu hơn nữa là cái tư thế ngắm trăng, cái hoàn cảnh gặp gỡ của đôi tri âm, tri kỉ. Đọc ở nguyên bản chữ Hán, ta càng thấy rõ đặc điểm của cuộc gặp gỡ này, cũng đã hiểu sâu nghệ thuật cấu trúc câu thơ tả thực, rất thực của tác giả.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Nhân (người) 1 minh nguyệt (trăng sáng) rồi nguyệt (trăng) – thi gia (nhà thơ) đứng ở hai đầu câu thơ, cách ngăn bởi song tiền, song khích (song sắt). Câu trên: người vượt qua song sắt để ngắm trăng sáng, thưởng thức và chia sẻ với trăng vẻ đẹp của đất trời, sự phóng khoáng của tự do. Câu dưới: Trăng xuyên song sắt nhà tù để ngắm nhìn, đáp lại, cũng để chia sẽ, an ủi người.
Phép tu từ nhân hóa khiến trăng trở nên gần gũi với con người, có tâm hồn, thực sự thành bạn bè, tri kỉ, tri âm với Người. Vậy là, người chăm chú ngắm trăng vì yêu trăng. Nhưng trăng cũng rất yêu và thương Người nên đã mê mải ngắm Người. Cả hai đều thanh thản, ung dung vượt qua song sắt, chiến thắng ngục tù đến với nhau bằng sức mạnh của tình yêu – yêu ánh sáng, cái đẹp và tự do.
Và kì lạ thay, dưới đôi mắt trong của minh nguyệt không phải người tù hoặc một người bình thường nào khác mà là một thi gia (nhà thơ). Sự thay đổi cách dùng từ người ở câu trên thành nhà thơ ở câu dưới cũng là câu kết, lời kết của bài thơ đâu phải ngẫu nhiên. Đó là sự hóa thân kì diệu, là giây phút tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ.
Trước ánh trăng sáng, Hồ Chí Minh đã cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, vẻ thanh cao của trăng như những nhà thơ xưa (Nguyễn Trãi, Lí Bạch…) đồng thời còn thấy thêm vẻ đẹp, sức sống của con người. Mặc dầu con người đang sống giữa gông xiềng. Bài thơ mở ra là hình ảnh nhà tù với biết bao thiếu thốn, giữa bài thơ là trăng sáng – đến cuối bài là hình ảnh con người trong thân phận bị giam cầm giữa song sắt đã thành nhà thơ đang say sưa mơ mộng…
Hình ảnh, âm điệu, ngôn từ cứ sáng dần, đẹp lên, chan chứa một niềm vui, niềm lạc quan. Thơ Bác Hồ giống Đường thi ở cái dáng vẻ bên ngoài, nhưng rất khác ở cốt cách, tâm hồn, ý chí bên trong. Đó là tâm hồn thi sĩ trong con người chiến sĩ luôn hòa quyện vào nhau.
Bài thơ Ngắm trăng là bài thơ đặc sắc trong tập Nhật kí trong tù của Bác. Chỉ bốn câu tứ tuyệt mà Bác đã thể hiện cả một ý chí, một tinh thần lạc quan, một tình yêu thiên nhiên sâu đậm, một sức sống và một khát vọng tự do. Nói khác đi, đó chính là một khúc hát tự do của người tù mang phong cách chiến sĩ. Bài thơ để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, bài nào cũng thấm đượm tình cảm con người, tình yêu tự do, tình yêu thiên nhiên tha thiết của một người chiến sĩ đồng thời là một người nghệ sĩ.
Vì thế mỗi bài thơ đều trở thành một bài học triết lý về nhân sinh, tinh thần làm chủ trong mọi hoàn cảnh của người chiến sĩ cách mạng. Thơ Bác thường nói về trăng như Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. Nhưng đó là ngắm trăng ờ rừng chiến khu Việt Bắc. Ngắm trăng như bài Vọng nguyệt mới là dịp ngắm trăng đặc biệt. Bác Hồ ngắm trăng trong cuộc sống khác mọi người, cuộc sống lao tù.
Mở đầu bài thơ là một thực trạng: Trong tù không rượu cũng không hoa. Nhưng đối lập với cảnh trong lao tù, ở bên ngoài là một đêm trăng đẹp (lương tiêu). Thế là một câu hỏi như một bài toán được đặt ra một cách rất tự nhiên: Đối thử lương tiêu nại nhược hà?, nghĩa là trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Ngắm trăng thường phải có rượu và hoa. Đó là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, thưởng thức hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây trong lao tù này làm sao có rượu có hoa để thưởng thức ánh trăng. Câu hỏi tự nhiên ấy cho thấy lòng yêu thiên nhiên say đắm và khát khao được thưởng thức cái đẹp của Bác. Câu thơ thứ hai dịch là Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã bỏ mất câu hỏi nên làm mất đi cảm giác băn khoăn của nhân vật trữ tình.
Đọc lại câu thơ Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ, ta thấy là một câu hỏi băn khoăn với người đọc, nhưng đối với Bác là một câu hỏi tu từ để nhấn mạnh cách giải quyết tối ưu của mình. Ánh trăng thanh khiết, vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra ngoài chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ.
Thế là mặc thiếu thốn vật chất, mặc cho bốn bức tường giam chật hẹp, mặc cho song sắt của cửa sổ nhà tù, tất cả không ngăn được cảm xúc mênh mông của Bác. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn nguôi của mình. Câu thơ như một lời thì thầm tâm sự.
Sự thể lộ giãi bày chân thành tự do trong tâm hồn sâu thẳm của Người được trăng cảm động và sẻ chia: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra, ánh trăng không phải là vô tình mà thấu hiểu được hoàn cảnh ngắm trăng của Bác, tạo điều kiện để cùng Bác giao hòa. Từ nhòm thể hiện sự chủ động của ánh trăng tìm đến Bác. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Trong hoàn cảnh khác thường nên cách ngắm trăng trong tù cũng khác thường.
Người tù lúc này muốn ngắm trăng phải hướng ra ngoài cửa sổ, còn trăng muốn ngắm nhà thơ phải theo vào qua khe cửa. Vậy là người và trăng đều có hai sự vận động. Người hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trăng, còn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ. Hai sự vận động có thể nói đều là cuộc vượt ngục về tinh thần và khi vượt ngục thì trăng và người đều được tự do để đến với nhau.
Điều băn khoăn đến đây đã được Bác giải đáp một cách thỏa đáng. Bài thơ không những thể hiện tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn nghệ sĩ hết mức nhạy cảm mà còn thể hiện một triết lý nhân sinh, một hành động đúng qui luật để được hưởng tự do trong mọi hoàn cảnh của Bác.
Trong hai câu thơ, Bác vừa sử dụng nghệ thuật đăng đối tài tình vừa sử dụng nghệ thuật nhân hóa đúng lúc làm cho trăng và người trở nên gần gũi, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ và cùng hành động như nhau, cùng vượt qua song sắt của nhà tù đế đến với nhau. Ở đây trăng và người đều là sự hóa thân của Bác, sự hóa thân của một tâm hồn vừa là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ yêu tự do, chủ động tìm đến cái đẹp mà không nhà ngục nào ngăn cản được.
Bài thơ thật tự nhiên, giản dị mà thật triết lý. Cả bài thơ không hề nói đến một chữ tự do nào nhưng lại toát lên một tâm hồn rất tự do, luôn làm chủ được hoàn cảnh của Bác. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn tự do, một nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 14
Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.
Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù – thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt – ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng – người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Với bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ bản lĩnh vững vàng của người tù, bất chấp và vượt lên hoàn cảnh thực tại để giữ nguyên vẹn tâm hồn nhạy cảm, luôn biết yêu quý, rung động trước cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống.
Sau phút băn khoăn, bối rối là phút giao cảm tuyệt đẹp giữa người và trăng, thi nhân và bạn tâm tình. Đây là mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết, sâu lắng. Chẳng có gì, chỉ có tấm lòng đôi bạn tâm giao thu vào một chữ khán (ngắm). Hai câu có sử dụng phép đối trong luật thơ Đường. Nhân hướng – nguyệt tòng; minh nguyệt – thi gia (câu trên và câu dưới).
Lại đối ở chữ đầu và cuối mỗi câu thơ: nhân – nguyệt; nguyệt – thi gia. Thể hiện sự quấn quýt, tâm giao giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ làm rõ cảnh ngắm trăng trong tù: hai câu đầu là người và trăng, chen vào giữa sừng sững những chiếc chấn song sắt của nhà tù ngăn cách thô bạo.
Nhưng bất chấp cái chấn song sắt lạnh lùng, ghê tởm kia, người vẫn đến với trăng, vẫn say đắm ngắm trăng và trăng cũng đến với người say sưa ngắm người. Câu thơ có sự phá cách của luật đối thơ Đường: song – song, khán – khán. Hai chữ song – song như bức tường nhà tù dựng lên ngăn cách người và trăng thì lập tức đã có khán – khán chọi lại.
Đó là chiến thắng của tình người, lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết của Bác. Phút giao cảm thăng hoa kì diệu đã xảy ra. Hình như ngục tù phút chốc biến mất, chấn song sắt lạnh biến mất, chỉ còn thi nhân và vầng trăng tri âm. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống con người là vô hạn. Và nơi tù ngục, với Hồ Chí Minh, hướng đến trăng sáng (minh nguyệt) chính là hướng tới tự do – khao khát cháy bỏng của Người.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 15
Trăng là nguồn cảm hứng muôn đời của thi nhân, trăng là người bạn tâm tình; trăng là đề tài của hội họa và âm nhạc. Trong thơ văn đông tây kim cổ, đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai mờ trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.
Bài thơ “Ngắm trăng” ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tâm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ – người tù tay bị xách, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa) Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Câu thơ mở đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Câu thơ thứ nhất là một câu thơ tả thực về hoàn cảnh nhà tù. Tuy không tả những bức tường giam lạnh lẽo và những bộ mặt của cai ngục, nhưng mà hai chữ “ngục trung” nghe mới chua xót làm sao!
Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ!? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Nhưng ở đây, trong hoàn cảnh lao tù này, cái “không rượu” chồng lên cái “không hoa”… Hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả.
Vậy mà câu thơ thứ hai đã có một biến chuyển về tâm lí tác giả cũng như người đọc. Một biến chuyển thật bất ngờ: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”! Thế mới là lạ: trong huyết mạch Bác, trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Tâm trạng này giúp người tù thoát khỏi cảnh trạng u ám của mình: tác giả quên hết mình là tù nhân khi đối diện với trăng. Tác giả nhìn trăng như nhìn một bạn thân, một khách cũ ghé nhà, và ái ngại tạ lỗi cùng trăng, phân trần cùng trăng; “Xin lỗi nhé! Vì đang ở trong tù nên thiếu hoa, thiếu rượu mời bạn vàng của ta”.
Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. Ánh trăng thanh khiết vời vợi kia như thúc giục, như mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà giao hòa, chia sẻ. Thế nhưng nghiệt nỗi hoàn cảnh trói buộc con người, ở hai câu sau, tuy tác giả đang bị giam hãm, việc thường ngoạn chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)
Nhưng phong thái tác giả thật là ung dung khi tự nhận mình là “thi gia”. Vâng! Tác giả không còn nhớ hoàn cảnh tối tăm của nhà tù, chỉ biết mình có trăng, trăng có mình, và hai người tri kỉ chiêm ngưỡng nhau, trân trọng và thân thiết, sẻ chia với nhau trong lặng thầm, trong yêu thương:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thờ”
Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thoảng đâu đây lời thì thâm tâm sự: “Trăng ơi, trăng có hiểu cho lòng ta yêu trăng đến độ nào?”
Sự thổ lộ giãi bày chân thành từ trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Ánh trăng lung linh bỗng chốc sống động, linh hoạt hẳn lên: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Trước sự hiện diện của trăng đẹp, cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa tan, nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu.
Bác hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh sống gian nan, Người luôn hướng tới cái đẹp của cuộc đời. Suốt bài thơ, không có một âm thanh, một tiếng động nào dù là nhỏ. Sự im lặng tuyệt đối ấy tôn lên cái sâu thẳm của hồn người, hồn tạo vật.
Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ. Không nói mà nói bao điều. Giữa bao bài thơ trăng, bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Đến đây, hẳn chúng ta không quên ở bài thơ Không đề, tác giả đã nói đến sự tự do vô biên của tâm hồn:
Thân thể tại ngục trung Tinh thần tại ngục ngoại (Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao)
Đó phải chăng là một tinh thần khoáng đạt của thi nhân, cùng là một tinh thần sắt thép của người chiến sĩ? Thế cho nên tác giả đã rút ra một bài học triết lí, một lời khuyên mình và khuyên người:
Dục thành đại sự nghiệp Tinh thần cánh yếu đại (“Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao”)
Bài thơ Ngắm trăng và bài thơ Không đề có những nét đặc sắc riêng, nhưng cho ta một phong cách chung của tác giả: Hai bài thơ, một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức, phẩm giá và phong cách của một con người nổi bật trong lịch sử nước ta suốt thế kỉ XX và mãi mãi sau này!
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 16
Uống rượu ngắm trăng vốn là thú vui tao nhã của các tao nhân, mặc khách. Nguyễn Trãi đã từng viết: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” để nói lên thú vui trong lúc thanh nhàn này. Còn Hồ Chí Minh trong một hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn, bằng tâm hồn rộng mở và tình yêu thiên nhiên tha thiết đã viết:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đôi thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Sau quá trình bôn ba vất vả, tìm con đường cứu nước cho dân tộc, vào tháng 8 năm 1942 Bác bí mật từ Cao Bằng sang Trung Quốc để tìm sự viện trợ của quốc tế. Không may trong hành trình đó Bác đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, và giải qua hơn 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây.
Cuộc sống tù nhân tuy bị đày ải về mặt thể xác nhưng không thể mài mòn ý chí chiến đấu, lòng yêu thiên nhiên của Người. Bài thơ Ngắm trăng chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần thép ấy của Bác.
Tình yêu thiên nhiên của Bác trước hết được bộc lộ qua hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Mặc dù trong hoàn cảnh ngục tù, nhưng không vì thế mà Bác đánh mất đi tình yêu với người bạn hiền – ánh trăng:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Một tâm thế ung dung, tự tại Bác đã có, nhưng để thưởng trăng cần phải có rượu và hoa. Nhưng trong tù thiếu thốn trăm bề, ăn không đủ no thì lấy đâu ra những rượu và hoa để ngắm cảnh cho trọn vẹn. Nhưng ngược lại với thực tại thiếu thốn ấy là lời cảm thán, là sự băn khoăn, cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào.
Nếu như trong nguyên tác, câu thơ sử dụng từ nghi vấn – hà, bộc lộ sự băn khoăn, không biết phải làm thế nào; thì trong bản dịch thơ lại đánh mất đi ý nghĩa đó, câu thơ mang sắc thái khẳng định, không biết làm thế nào. Trước khung cảnh đêm trăng tuyệt diệu, huyền ảo, tấm lòng của một con người yêu thiên nhiên không thể bỏ lỡ, bởi vậy mà:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Hai câu của bản dịch thơ chưa thật sát nên đã đánh mất đi vẻ đẹp đăng đối, nhịp nhàng của hai câu thơ. Trong hai câu thơ này, Hồ Chí Minh đã vận dụng nghệ thuật đối rất tài hoa. Trong nội bộ câu, nhân đối với minh nguyệt; nguyệt đối với thi gia; trong hai câu với nhau nhân đối với nguyệt và minh nguyệt đối với thi gia. Tính chất đối hài hòa, hoàn chỉnh như vậy cho thấy mối quan hệ gần gũi, bình đẳng giữa hai đối tượng, giữa con người và thiên nhiên.
Ánh trăng và con người không màng đến hoàn cảnh vượt qua song sắt lạnh giá, vượt qua hoàn cảnh ngục tù để tìm đến với nhau, để giao hòa và tri âm với nhau. Và cũng để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn: ung dung tự tại và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
Trước ánh sáng lung linh, huyền ảo của ánh trăng, người đọc có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người cũng như vẻ đẹp của biết bao nhà thơ xưa: Nguyễn Trãi, Lí Bạch,… Không chỉ vậy, ta còn thấy vẻ đẹp sức sống trong Bác.
Dù phải sống trong hoàn cảnh ngục tù, phải liên tục di chuyển từ nhà lao này, đến nhà lao khác với biết bao khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn mở rộng tấm lòng mình, say sưa cảm biết vẻ đẹp của trăng, và có một cuộc vượt thoát ngoạn mục để đến với thiên nhiên. Kết hợp với ngôn ngữ và âm điệu của tác phẩm đã cho thấy một tinh thần khỏe khoắn, một sức sống tràn trề, và tinh thần lạc quan trong con người Bác.
Thể thơ tứ tuyệt hàm súc, cô đọng nhưng giàu ý nghĩa đã giúp Bác truyền tải, thể hiện những thông điệp ý nghĩa. Đó chính là tình yêu thiên nhiên đắm say, phong thái ung dung, lạc quan trong hoàn cảnh tù đày. Bài thơ không gân guốc mà nhẹ nhàng nhưng ngời lên chất thép của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 17
Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:
Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.
Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.
Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.
Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.
Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.
Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.
Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.
Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.
Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.
Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.
Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 18
Nhà văn Hoài Thanh có nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Thật vậy, Bác đã viết nhiều bài thơ trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích. Nguyên tác bằng chữ Hán, đây là bản dịch bài thơ:
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương.
Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…
Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù tỉnh Quảng Tây không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”.
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành thi gia. Lời thơ đẹp đầy ý vị.
Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc, đi thuyền ngắm trăng,… Tuổi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương. Bác đã tô điểm cho nền thi ca dân tộc một số bài thơ trăng đẹp.
Đọc bài thơ tứ tuyệt “Ngắm trăng” này, ta được thưởng một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Bác đã kế thừa thơ ca dân tộc, những bài ca dao ói về trăng làng quê thôn dã, trăng thanh nơi Côn Sơn của Nguyễn Trãi, trăng thề nguyền, trăng chia ly, trăng đoàn tụ, trăng Truyện Kiều. “Song thưa để mặc bóng trăng vào”… của Tam Nguyên Yên Đổ, v.v….
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 19
Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ. Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hồn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đoạ cực khổ, phải sống cuộc sống “khác loài người”, không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng? Chẳng có nhà tù nào lại “nhân đạo” đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.
Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa…, hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù – thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chỉ âm thầm, lặng lẽ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào? Sự thổ lộ, giãi bày chân thành tự trong sâu thẳm hồn người đã được trăng cảm động và chia sẻ. Vầng trăng lung linh bỗng chốc biến thành bạn tri âm, tri kỉ: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hoá cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.
Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều. Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ. Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hoà đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do toả mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).
Bài thơ Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên tha thiết của thi sĩ Hồ Chí Minh, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau những câu thơ đậm đà phong vị cổ điển ấy là một tinh thần thép, biểu hiện ở khát vọng tự do, ở phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự đè nén, áp bức nặng nề tàn bạo chốn lao tù. Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt can ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng thân thiết. Ánh sáng ngời ngời của vầng trăng đã đẩy lùi bóng tối ngột ngạt, u ám của nhà tù. Giữa Bác và trăng – nhà thơ tự do và thiên nhiên vĩnh cửu – có một mối giao hoà thiêng liêng, khó tả. Cũng như bao lần khác, trong hoàn cảnh gian nan, Bác vẫn hướng cái nhìn vào vầng trăng, như hướng tới Cái Đẹp của cuộc đời.
Bài thơ Ngắm trăng là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho hai câu thơ mà Hồ Chí Minh viết ngoài bìa tập Nhật ký trong tù: Thân thể ở trong lao, Tình thần ở ngoài lao. Giữa bao bài thơ trăng của Bác, bài Ngắm trăng có vẻ đẹp giản dị và khác lạ. Bốn câu, hai mươi tám chữ, ngắn gọn mà hàm chứa ý nghĩa tuyệt vời sâu sắc về tâm hồn, đạo đức, phẩm giá và phong cách của một Con Người chân chính: Hồ Chí Minh.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 20
Bác đặc biệt yêu trăng. Ngay trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, gặp tiết Trung thu, Bác cũng đã có thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Khó mà dịch một cách nào khác. Nhưng mấy chữ “khó hững hờ” chưa nói được hết cái bồn chồn, náo nức trong nguyên văn: “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”. Trăng đẹp quá không biết làm thế nào bây giờ. Thôi thì đành:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Nổi bật lên là một tâm hồn thi sĩ dạt dào cảm hứng thơ trước ánh trăng đẹp. Ánh trăng là mô típ trữ tình tiêu biểu của thơ ca phương Đông. Quan niệm thẩm mĩ đã quy thành những công thức: phong, hoa, tuyết, nguyệt, cầm, kì, thi, tửu.
Trăng đẹp, cảm hứng thơ bốc cao. Tiếc không có hoa và rượu cho cảm hứng được trọn vẹn. Câu một và hai tiếp theo nhau biểu hiện tâm trạng đó.
Hai câu sau: đôi bạn thơ tri kỉ. Cái duyên văn chương từ lâu đã gắn bó vầng trăng với nhà thơ, bất chấp cả ngục tù. Có chất say và chất mộng: vầng trăng có linh hồn, có nét mặt, có ánh mắt.
Nhưng thực chất lại là chất thép, chất chiến sĩ. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ (cùm xích, muỗi rệp, ghẻ lờ, lạnh….) mới thấy nổi một việc có được cảm hứng thơ là thép rồi. Mà là thép già. Thép già mới thể hiện là thơ: ung dung tự tại, hoàn toàn đứng trước gian khổ, thanh thoát như không.
Từ bóng tối nhà lao (hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) tâm hồn Bác hướng ra ánh sáng. Dĩ nhiên có ánh trăng gọi Bác. Song nếu không có tâm hồn Bác thì ánh trăng cứ ở bên ngoài, và nhà tù vẫn cứ tối tăm. Bác đã đưa ánh trăng tỏa sáng vào trong nhà tù. Một bài thơ đầy ánh sáng làm trong nhà tù đen tối nhất.
Tâm hồn yêu thơ thiên nhiên của Bác Hồ thể hiện trong nhiều bài thơ trăng. Một điều khác với các thi nhân thời xưa: Bác Hồ ít có dịp được ngắm trăng khi trà dư tửu hậu. Bác thưởng nguyệt vào lúc bàn xong việc quân vào những cảnh khuya không ngủ (như trong các bài Nguyên tiêu, Cảnh khuya…). Bài thơ ngắm trăng trong tập Nhật kí trong tù của Bác là một bài thơ trăng đặc sắc:
Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Trăng, hoa, rượu là ba thứ vui tinh thần của các bậc tao nhân mặc khách. Trong tù, cố nhiên hoa, rượu không vào được. Câu thơ làm nhiệm vụ xác định hoàn cảnh nhưng cái thi vị của nó là ở chỗ dấy lên một nụ cười của người trong cuộc, con người có dư cái thơ mộng (như ta thấy ở câu thứ hai), nhưng rất thực tiễn: thả hồn lên với trăng nhưng vẫn không quên rằng chân mình còn buộc trong xích nhà tù. Sự ý thức ấy tạo cho việc ngắm trăng một ý nghĩa sâu hơn thường tình, nó trở thành một cuộc vượt ngục, nhà tù không còn giam được con người, ít nhất trong lĩnh vực tâm hồn tư tưởng. (Ở một bài thơ khác Bác cũng nói cái ý đó: chân tay bị trói nhưng tai vẫn nghe chim hót, mũi vẫn nghe mùi hoa. Như vậy là Bác vẫn đủ điều kiện cần thiết để thành một du khách…).
Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thiếu mất hai rồi. Nhưng với một tâm hồn lớn, Bác vẫn đủ để cảm xúc với một phần ba còn lại, cảm xúc đến bối rối. Trăng đẹp quá làm thế nào bây giờ? Câu thứ nhất nói hoàn cảnh người tù, câu thứ hai đã là tâm trạng một thi nhân hiền triết. (Chúng ta sống tự do trong đời như vậy mà nhiều khi vì quá bận bịu với chuyện sinh nhai vụ sự mà quên mất ở trên đầu mình trăng cũng đã tròn rồi đấy).
Hai câu cuối của bài thơ nói về một tư thế ngắm trăng:
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cái tư thế vọng nguyệt này chưa thấy trong thơ ca quá khứ, là nơi trăng vốn được dùng như một thi liệu phổ biến. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy vị trí của ba “nhân vật”, người, trăng và cái song sắt nhà tù:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Nhân, nguyệt rồi lại nguyệt, thi gia ở hai câu đầu thơ và cái song sắt chắn giữa. Trăng và người tri kỉ tri âm với nhau qua cái song sắt tàn bạo ấy. Người xưa ngắm trăng thấy cõi trăng đẹp, trong sạch càng ngậm ngùi cho cõi người cát bụi. Tản Đà đã có lần muốn xin chị Hằng cho dọn nhà lên trăng vì “Trần thế này em chán nửa rồi”.
Với Bác, người ngắm trăng chính trăng cũng mê mải ngắm người. Trăng chiêm ngưỡng con người, dù rằng con người ấy đang ở trong tù, vì cõi đời này dù sao đi nữa vẫn đẹp lắm chứ. Hai câu thơ song đôi với nhau nói rằng trăng yêu người cũng ngang với người yêu trăng. Sau này Tố Hữu, trong một bài nói trăng ở Hồ Tây cũng trở lại ý này:
Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng
Ý thơ này người xưa viết về trăng nhiều mà không tìm ra, có lẽ vì nó là sản phẩm của nhân sinh quan cộng sản.
Phân tích bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) – Mẫu 21
Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.
“Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?
Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: Ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai – nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội – trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách “vượt ngục” bằng “ý tại ngôn ngoại” của những vần thơ tù.
Ở đây sự “vượt ngục” đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: “Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. “Trong tù không rượu cũng không hoa” là việc cố nhiên. Nhưng “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân – hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: “Làm thế nào bây giờ” quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất Hồ Chí Minh. Ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kì này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba “nhân vật”: Người, trăng và cái song sắt nhà tù. “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỉ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: Để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: Trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc “vượt ngục”, và như đã nói trên: Cuộc “vượt ngục” đã hoàn thành một cách thần kì.
Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chốn lao tù để thảnh thơi mà “thưởng nguyệt” như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo: Ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.
Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.
************************
Ngắm trăng là một trong những bài thơ trăng xuất sắc nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh bài Phân tích bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo bài: Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, Viết lại bài thơ Ngắm trăng thành văn xuôi bằng lời của em, Phân tích vẻ đẹp của bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo dục