Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh là câu hỏi thường gặp của em học sinh trong môn Sinh học lớp 9. Dưới đây là nội dung giúp các em phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh khác nhau như thế nào. Mời các em theo dõi bài học ngay sau đây.
Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
– Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau một thời gian khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần.
– Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
Đặc điểm Tài nguyên không tái sinh Tài nguyên tái sinh Khái niệm Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi. Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng hợp lí có thể phục hồi. Ví dụ Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa, khoáng sản. Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng
Các dạng tài nguyên chủ yếu
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật và rừng… Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên không tái sinh. Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái Đất… Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu sử dụng ngày càng nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt dần và cũng hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Thế nào là dạng tài nguyên không tái sinh, tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?
Tài nguyên thiên nhiên được chia thành: tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh, tài nguyên vĩnh cửu:
Tài nguyên tái sinh
– Tài nguyên tái sinh (nước ngọt, đất, sinh vật v.v…) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung hoặc tự khôi phục lại một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái sinh có thể bị suy thoái không thể tái tạo được.
Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v… . Cùng với nguồn tài nguyên đất và nước, Thực vật và Ðộng vật cũng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người như cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, các hợp chất hóa học, lương thực và thực phẩm, bảo vệ sự trong lành của không khí, chống lại sự xói mòn đất đồng thời đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nữa. Do thế việc “trồng cây gây rừng”, “bảo vệ rừng” là cần thiết.
Tài nguyên không tái sinh
– Tài nguyên không tái sinh: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không tự khôi phục lại được, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng.
Ví dụ như tài nguyên khoáng sản (than đá, dầu khí, các loại quặng … ở các vùng mỏ có thể cạn kiệt sau khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên vĩnh cửu
– Tài nguyên vĩnh cửu: là tài nguyên năng lượng sạch và không bao giờ bị cạn kiệt như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều, năng lượng nhiệt từ trong lòng đất.
Dạng tài nguyên Các tài nguyên Ghi câu trả lời Tài nguyên không tái sinh – Nhiên liệu hóa thạch
– Kim loại
– Phi kim loại
– Than có nhiều ở Quảng Ninh, Thái Nguyên… Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam..
– Thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng)… sắt ở Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang… Vàng ở Bắc Kạn, Quảng Nam,
– Đá vôi, đất sét… sản xuất xi măng ở nhiều tỉnh miền Bắc, Trung và Tây Nam Bộ (Hà Tiên). Đá quý có nhiều ở sống Chày (Yên Bái), Thanh Hoá, Nghệ An…
Tài nguyên tái sinh – Không khí sạch
– Nước sạch
– Đất
– Đa dạng sinh học
– Không khí sạch là không khí có hàm lượng tạp chất thấp, tốt cho sức khỏe con người nói riêng và sinh vật nói chung. Tuy nhiên, hiện nay không khí đang ở trong tính trạng ô nhiễm đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn, khu công nghiệp.
– Việt Nam có nguồn nước sạch khá dồi dào, trong đó các hệ thống sông Hồng, Cửu Long, Đồng Nai giữ vai trò quan trọng, ngoài ra còn có nhiều hồ nước lớn như Hoà Bình, Thác Bà, Trị An…
– Việt Nam là nước có diện tích trung bình nhưng dân số đông nên diện tích đất tính trên đầu người không lớn. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu cao thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, ngoài ra còn có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vùng đất trung du Bắc Bộ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…
– Việt Nam là nước có độ đa dạng sinh học cao, nhiều loài động và thực vật mới được phát hiện như sao la. Tuy nhiên, Hiện nay, nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như tê giác, chim tri, trâu rừng và các cây như gỗ đỏ, gụ mật, cẩm lai…
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu – Năng lượng mặt trời
– Năng lượng gió
– Năng lượng sóng
– Năng lượng thủy triều
– Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời cao.
– Năng lượng gió dồi dào.
– Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển nên tiềm năng sử dụng năng lượng sóng lớn.
– Tiềm năng lớn.
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đàm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ con cháu mai sau.
Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
– Đất là môi trưởng để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông… Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. Ví dụ : các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn… và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
– Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất (bảng 58.2).
Bạn đang xem: Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
Bảng 58.2. Vai trò bảo vệ đất của thực vật
Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất. Tài nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người. Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất. Chúng ta biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
Bảng 58.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục