Theo định nghĩa từ cổ đại phương Tây, Hoàng Đạo dùng để chỉ cho chu kì vận hành của mặt trời trong vũ trụ. Từ chu kì đó, con người có thể xác định được quỹ đạo di chuyển của mặt trời theo từng giờ và nhận biết được các hiện tượng biến đổi của thiên nhiên.
Hoàng Đạo, Hắc Đạo là từ ngữ được dùng trong phong thủy của phương Tây. Hiện nay, từ ngữ này cũng được sử dụng rộng rãi ở cả các nước phương Đông. Từ thời xa xưa, mọi người đều tin rằng, vị thần tối cao nhất của vũ trụ chính là Mặt Trời. Mọi vật trong vũ trụ này đều do Ngài cai quản. Dưới trướng của thần Mặt Trời còn có 12 vị thần được tượng trưng qua 12 vì sao sáng nhất của vũ trụ. Các vị thần có cả ác và thiện, thay phiên nhau hộ tống thần Mặt Trời giám sát và quản lý các vùng trên trái đất. Mỗi vị thần đều có nhiệm vụ của riêng mình và được cai trị các giờ, các ngày khác nhau trong một năm.
Bạn đang xem: Phân biệt ngày giờ Hoàng Đạo, Hắc Đạo
Những quãng thời gian vị thần thiện cai quản được gọi là Hoàng Đạo. Ngược lại, những quãng thời gian vị thần ác cai quản được gọi là Hắc Đạo. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ về Hoàng Đạo và Hắc Đạo để cân nhắc những công việc cần làm, giúp mọi việc được thuận lợi hơn.
Như thế nào là ngày Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo?
Khái niệm về ngày Hoàng Đạo
Ngày Hoàng Đạo là ngày do vị thần có tính cách lương thiện, hiền hòa phụ trách cai quản. Trong ngày này, vị thần thiện sẽ được thần Mặt Trời giao cho quyền lực cao nhất. Dưới sự quản lý của vị thần thiện, ngày Hoàng Đạo được mọi người quan niệm là ngày tốt và hầu hết mọi việc làm trong ngày này sẽ được thần ủng hộ và giúp đỡ. Vì thế, với mong muốn mọi chuyện được diễn ra thuận lợi và đem đến may mắn, trước khi muốn làm một công việc quan trọng như xây cất, cưới hỏi,… ông bà ta thường sẽ tìm hiểu và chọn ngày Hoàng Đạo để thực hiện.
Khái niệm về ngày Hắc Đạo
Nếu ngày Hoàng Đạo do vị thần thiện quản lý, thì ngày Hắc Đạo chính là ngày của vị thần ác cai trị. Đó là ngày mà vị thần ác được phép dùng quyền lực cao hơn các vị thần khác và có thể quyết định mọi thứ trong ngày hôm đó. Vì lý do này mà ngày Hắc Đạo được xem là ngày xấu. Trong những ngày này, mọi người thường kiêng kị nhiều việc thậm chí có người hạn chế đi lại bên ngoài để tránh những điều xui xẻo, không may mắn.
Như thế nào là giờ hoàng đạo? Giờ hắc đạo?
Ông bà ta thường có câu: “Có kiêng có lành”. Với mong muốn mọi mọi việc diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp, bên cạnh việc chọn lựa ngày tốt, mọi người còn chú trọng cả trong chọn giờ để bắt đầu một công việc quan trọng.
Giờ hoàng đạo biểu thị cho khung giờ tốt trong ngày. Để tổ chức lễ đưa dâu, đám cưới hay khai trương buôn bán…Giờ Hoàng Đạo cũng là một vấn đề quan trọng được gia chủ chú ý. Ý nghĩa của việc chọn giờ Hoàng Đạo cũng giống như việc chọn ngày tốt, đó là mong muốn đem lại sự may mắn, tốt đẹp cho công việc đó. Tương tự, giờ Hắc Đạo được xem là khung giờ xấu, đem đến sự xui xẻo và gian nan.
Việc chọn ngày và giờ tốt trong hầu hết mọi việc đã trở thành một tục lệ lâu đời của cả người phương Đông lẫn phương Tây. Nhưng trong nhiều trường hợp, ví dụ như thời tiết không thuận lợi hoặc khung giờ Hoàng Đạo bất tiện cho công việc tiếp theo… thì chúng ta cũng không nên quá cứng nhắc trong việc chọn giờ.
Các bạn có thể tham khảo về giờ và ngày hoàng đạo thông qua công cụ Xem ngày tốt xấu.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tử vi – Phong thủy