Vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây hay các kiểu mindmap khác như thế nào? Hãy cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu các cách tạo sơ đồ tư duy cơ bản nhé!
Lập kế hoạch xây dựng sơ đồ tư duy
Bước 1: Hãy nghĩ tới một chiếc phi cơ đang bay lên bầu trời
Khi bạn hình dung hoặc thấy máy bay trên bầu trời, nó sẽ là trung tâm của sự chú ý trong bạn lúc đó. Tuy nhiên, lúc này, não bộ của bạn không chỉ dừng lại ở đấy. Nó ngay lập tức bắt đầu tham chiếu, kết hợp nhiều nhân tố khác nhau cho chiếc máy bay đó. Chúng có thể là màu sắc bầu trời, các loại phi cơ khác nhau, cách chúng bay, phi công, hành khách, sân bay… Tại sao lại như vậy? Bởi chúng ta nghĩ bằng hình ảnh, không phải từ ngữ. Những suy nghĩ kết hợp này thường hiện dưới dạng hình ảnh.
Bạn đang xem: Những cách tạo sơ đồ tư duy đơn giản và dễ dàng
- Tâm trí của bạn ngay lập tức làm bản đồ, tạo các liên kết giữa những kết hợp hoặc khái niệm này.
Bước 2: Giờ hãy vẽ một con nhện hay cái cây nhiều nhánh
Với sơ đồ tư duy về khái niệm máy bay, hãy viết MÁY BAY vào trung tâm (thân nhện hoặc thân cây) của một tờ giấy trắng. Sau đó, tỏa ra từ chữ này là các nhánh màu sắc khác nhau (nhành cây hay chân nhện). Bạn sẽ viết các kết hợp liên quan tới máy bay vào các nhánh này, ví dụ PHI CÔNG, SÂN BAY. Mỗi nhánh có thể có các kết hợp nhỏ khác. Bạn chỉ cần viết nội dung vào từng dòng. Ví dụ: Phi công là tiền lương hay đào tạo, huấn luyện… Sơ đồ tư duy sẽ phát triển như thế.
- Sơ đồ tư duy phản chiếu cách bộ não xử lý và ghi nhớ thông tin – linh hoạt và trực quan, không theo kiểu tuyến tính thuần túy như mọi người thường nghĩ. Ví dụ, sơ đồ tư duy đã được chứng minh là phương tiện ghi chú cực kỳ hiệu quả, thay vì ghi lại từng từ giáo viên nói, bạn viết tên chủ đề bài giảng ở trung tâm tờ giấy. Chủ đề phụ là ngày và các thông tin cần thảo luận khác. Bạn vẽ và dán nhãn tương ứng với các ý.
- Sơ đồ tư duy cũng được sử dụng thay các bài phác thảo nội dung học thuật để chuẩn bị cho bài luận, viết nghiên cứu, ôn thi…
Bước 3: Sử dụng não bộ theo cách của nó
Chuyên gia hàng đầu thế giới về phương pháp tư duy, Tony Buzan gọi đây là phương pháp tư duy bức xạ (radiant thinking). Khi bộ não tập trung vào điều gì đó – ý tưởng, âm thanh, hình ảnh, cảm xúc… – nó trở thành trung tâm của suy nghĩ. Não bộ sẽ “bức xạ” nó với vô số các ý tưởng, hình ảnh, xúc cảm khác nhau và nhiều hơn thế nữa.
- Sơ đồ tư duy giúp người dùng liên kết qua lại và phân tích nhiều phần thông tin, khái niệm khác nhau. Não bộ càng thực hiện nhiều liên kết thông tin, chúng ta càng ghi nhớ nó lâu hơn.
Bước 4: Tạo, ghi lại, sử dụng và truyền đạt thông tin
Những kết hợp này cho phép bạn thực hiện từng ý tưởng nhanh, hiệu quả và tự nhiên. Hãy sử dụng từ, ảnh, đường thẳng, màu sắc, biểu tượng, số… xác định và liên kết các khái niệm. Nghiên cứu chỉ ra rằng viết và hình dung đều cải thiện trí nhớ, phát huy tính sáng tạo và xử lý thông tin. Màu sắc cũng là một “chất” tăng cường trí nhớ tuyệt vời. Kết hợp chúng, bạn sẽ tạo ra được những sơ đồ tư duy ấn tượng.
- Sơ đồ tư duy là công cụ để tạo ra mọi thứ và đưa ra phương pháp xử lý vấn đề hiệu quả. Bạn cần phải động não khi làm việc này. Ví dụ, bạn có thể tạo sơ đồ tư duy cho những việc như đám cưới, công thức nấu ăn mới, chiến dịch quảng cáo, đề xuất tăng lương với sếp… Hãy viết xuống mọi thứ bạn biết về chủ đề này. Mặt khác, bản đồ từ duy cũng hỗ trợ giải quyết các vấn đề như quản lý tài chính tốt hơn, chẩn đoán sức khỏe, xung đột cá nhân…
- Chúng cũng là công cụ để trực tiếp ghi lại thông tin liên quan tới chủ đề bạn đang bị “quá tải” dữ liệu. Ví dụ, chúng giúp bạn xác định ý nào thực sự cần ghi chú, ghi lại nội dung chính của cuộc họp, nội dung cần có trong tự truyện hay hồ sơ xin việc…
- Sơ đồ tư duy giúp bạn dễ dàng sử dụng thông tin hiệu quả và ghi nhớ mọi thứ tốt hơn, ví dụ như nội dung sách, cuộc thảo luận với người khác, lịch trình… Bạn cũng có thể dùng chúng để phân tích các chủ đề phức tạp như cổ phiếu giao dịch, mạng máy tính, cơ chế hoạt động của động cơ… Đặc biệt, sơ đồ tư duy còn cực hữu ích khi lập kế hoạch thực thi các nhiệm vụ như nghỉ dưỡng, quản lý thời gian, dự án công việc quan trọng.
- Sơ đồ tư duy cũng là công cụ giao tiếp mạnh mẽ. Bạn có thể tạo sơ đồ cho các bài thuyết trình, dự án nhóm, trò chuyện trực tiếp, viết tài liệu…
Bước 5: Thiết kế sơ đồ tư duy bằng tay hoặc phần mềm máy tính
Vẽ sơ đồ tư duy bằng tay là phương pháp thủ công được sử dụng suốt nhiều thập kỷ qua và tới nay, nó vẫn hiệu quả. Thế nhưng, chúng sẽ còn tuyệt hơn nữa khi bạn sử dụng các phần mềm tạo sơ đồ tư duy chuyên nghiệp. Những phần mềm này ngày càng được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp từ ghi biên bản họp tới hoàn thiện quản lý dự án.
- Khuyến khích sáng tạo sơ đồ tư duy đẹp theo phong cách cá nhân.
- Đừng quá cứng nhắc khi xây dựng sơ đồ tư duy. Hãy sử dụng linh hoạt cả hai vùng não trái và phải.
- Sơ đồ tư duy nên dựa vào cả hai bán cầu não để tạo mạng ý tưởng – bán cầu não phải cho hình ảnh, màu sắc, kích thước, trí tưởng tượng, suy nghĩ “lớn” và bán cầu não trái cho ngôn từ, logic, phân tích, các con số và tư duy tuần tự.
- Bạn có thể tạo sơ đồ tư duy trên máy tính.
Hướng dẫn tạo sơ đồ tư duy bằng tay
1. Xác định cấu trúc chủ đề
Sơ đồ tư duy luôn cần có cấu trúc chủ đề rõ ràng. Bạn làm điều này bằng cách chứng minh tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các ý tưởng cũng như cách chúng ảnh hưởng tới nhau. Bạn có thể để mắt và ghi nhớ thông tin đó sau. Tuy nhiên, đầu tiên, bạn phải phát triển ý tưởng & kết nối chúng với chủ đề trọng tâm.
- “Nói có sách, mách có chứng” là cách hay để hiểu sơ đồ tư duy. Nó chính là một bức tranh lớn với thông tin chi tiết bên trong.
2. Suy nghĩ về chủ đề
Bạn nên suy nghĩ về chủ đề trước khi bắt đầu vẽ, nhất là khi bạn không muốn bị “quá tải” thông tin. Bạn có thể tự làm nhiệm vụ này hoặc thảo luận nhóm. Hãy viết xuống mọi thứ bạn có thể nghĩ về chủ đề liên quan. Sử dụng từ khóa hay cụm từ trái ngược với câu hoặc đoạn văn.
- Đừng sắp xếp thông tin tại thời điểm này. Chỉ cần viết chúng ra giấy là đủ.
- Khi động não suy nghĩ, hãy tự hỏi bản thân về những điều bạn biết về chủ đề và nó có gì khác biệt.
3. Đừng vội vẽ sơ đồ trước
Nhiều người thích vẽ ngay khi có ý tưởng. Nhưng đừng vội vàng như thế. Đầu tiên, hãy viết chủ đề vào trung tâm tờ giấy. Đảm bảo, bạn đặt giấy ở chế độ nằm ngang và ở giữa, hãy viết tên chủ đề trong 1 tới 2 từ, rồi vẽ hình tròn khoanh nó lại. Bạn nên viết tên chủ đề bằng chữ thường hoặc in hoa để giảm xao lãng và đọc nó nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể tô màu cho từ và vòng tròn.
- Cố gắng có ít nhất 3 màu trên bản đồ. Chúng giúp bạn tách bạch ý tưởng và ghi nhớ tốt hơn.
- Đừng sử dụng giấy kẻ dòng. Nó có thể khiến bạn suy nghĩ theo kiểu tuyến tính.
4. Vẽ và dán nhãn cho các nhánh ý tưởng đầu tiên
Hãy vẽ một đường đơn giản cho mỗi danh mục phụ mở rộng từ tên chủ đề được khoanh tròn và dán nhãn bằng 1 từ, cụm từ ngắn hay ảnh cho chúng. Đừng sử dụng chữ viết tắt. Hãy viết đầy đủ tên, ví dụ: AIRPORTS, PILOTS. Toàn bộ đường kẻ hoặc nhánh cần được kết nối với nhau trong sơ đồ tư duy. Đường nối các nhánh đầu tiên tỏa ra từ chủ đề chính nên dày nhất.
- Mỗi từ hoặc ảnh được dùng trong sơ đồ tư duy phải nằm trên một dòng riêng.
- Sử dụng ảnh, hình vẽ bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, bạn có thể vẽ một dấu trừ bên cạnh nhánh danh mục phụ “tiêu cực” hoặc dấu cộng màu vàng tươi cạnh nhánh danh mục “tích cực”.
- Sử dụng các phím mũi tên, biểu tượng khác, khoảng cách… để kết nối ảnh và tạo một mạng lưới giàu hình ảnh được xem là bản chất cốt lõi của sơ đồ tư duy.
5. Chuyển tới nhánh tiếp theo
Những nhánh này mỏng hơn nhánh đầu tiên. Hãy nghĩ tới những điều liên quan tới danh mục phụ đầu tiên. Đánh giá vấn đề hay thực tế quan trọng nào liên quan tới chúng? Chẳng hạn với khái niệm sân bay, bạn sẽ kết hợp gì với nó? Hoãn chuyến bay? An ninh? Đồ ăn đắt đỏ?
- Bạn nên vẽ một dòng ghi lại tên ý tưởng cho nhánh phụ.
- Sử dụng màu sắc và ảnh một lần nữa.
6. Tiếp tục phát triển nhánh ý tưởng
Hãy tiếp tục phát triển ý tưởng bằng cách chia nhỏ các nhánh chính phụ trong một khái niệm cho tới khi bạn thấy sơ đồ tư duy của mình đã hoàn thiện. Các đường nối ý sẽ ngày càng mỏng hơn theo cấp độ. Thậm chí, bạn có thể bổ sung thêm nhánh ý tưởng đầu tiên khi bất chợt nghĩ ra nội dung nào đã vô tình bỏ quên.
Bạn nên phân cấp danh mục phụ để tiện theo dõi. Ví dụ, nếu danh mục phụ là “hoãn chuyến bay”, “an ninh”, “đồ ăn đắt”, bạn nên vẽ 3 đường thẳng hoặc nhánh cho từng ý. Sau đó, đặt ý bạn cho là danh mục phụ quan trọng nhất lên phía trên hay dòng đầu tiên.
7. Bổ sung hoặc sửa đổi để hoàn thiện sơ đồ tư duy
Bạn có thể tiếp tục thêm ý tưởng, chỉnh sửa hay phát triển các liên kết mới trong sơ đồ tư duy. Nếu muốn, bạn có thể tạo một phiên bản hoàn thiện, rồi kiểm tra sự nhất quán và lỗi trong tư duy để sơ đồ chặt chẽ, gọn gàng hơn.
Sử dụng phần mềm và ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy
1. Ưu điểm
Phần mềm và ứng dụng tạo sơ đồ tư duy đang ngày càng mở rộng tính năng để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng. Thậm chí, một vài trong số chúng chứa các tính năng cao cấp còn hoàn toàn miễn phí. Những app này cho phép người dùng cộng tác online tại thời gian thực, động não và thảo luận, sửa sơ đồ của người khác, bảng trắng, vẽ tự do trong cuộc họp hoặc thuyết trình, phục vụ nhu cầu cá nhân trên điện thoại, quản lý dự án phức tạp từ cấp cơ sở, lập kế hoạch…
- Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đa năng, từ cơ bản tới nâng cao.
- Có một số chương trình thuộc hàng “top” miễn phí. Những app khác có giá từ 4.99 USD/tháng tùy thuộc vào tính năng.
- Dễ chỉnh sửa, cập nhật và có bố cục khoa học. Bạn có thể thường xuyên upload ảnh riêng của mình.
- Bạn có thể tải sơ đồ tư duy dưới dạng PDF.
2. Nhược điểm
Sự khác biệt tính năng giữa các phần mềm/app đôi khi có thể hạn chế tính chất tự nhiên của sơ đồ tư duy. Ví dụ, một chương trình có thể cho phép bạn chèn mũi tên liên kết thư mục phụ, trong khi phần mềm khác không cung cấp tính năng này. Tạo liên kết hình ảnh khá quan trọng trong sơ đồ tư duy.
- Hầu hết app/phần mềm không cho phép bạn vẽ bằng bất kỳ công cụ nào khác ngoài chuột.
- Chúng thường đắt và người dùng phải dành thời gian làm quen với chúng. Vẽ tay tăng cường nhận thức và dễ nhớ hơn.
3. Thử phần mềm & đọc đánh giá người dùng
Đừng ngại dùng thử các sơ đồ tư duy khi có thể bởi đây là cơ hội giúp bạn hiểu về chức năng cơ bản của chúng. Nó cũng giúp người dùng đưa ra lựa chọn chính xác về việc có nên nâng cấp chương trình hay không. Ngoài ra, hãy đọc đánh giá online để xem phần mềm nhận được phản hồi tích cực hay tiêu cực. Một phần mềm/app có thể là lựa chọn cộng tác nhóm tuyệt vời nhưng theo dõi tiến trình dự án lại không hiệu quả. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ.
- Một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí bạn có thể thử bao gồm Coggle, MindMapple, NovaMind.
Coggle là một trong số web hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy hình cái cây và nhiều kiểu mindmap khác. Với Coggle, bạn có thể giải phóng khả năng sáng tạo của bản thân, tạo ra các bản ghi chú nhanh và dễ dàng, rồi chia sẻ chúng với bạn bè, đồng nghiệp để cùng nhau hoàn thiện ý tưởng xây dựng dự án tốt hơn.
Với Coggle, bạn có thể:
- Hợp tác tại thời gian thực: Mời bạn bè, đồng nghiệp làm việc trên sơ đồ tư duy của bạn cùng lúc.
- Lưu mọi thay đổi trên biểu đồ và tạo bản sao mọi lúc để có thể trở về phiên bản trước đó dễ dàng.
- Không giới hạn số lượng ảnh tải lên chỉ bằng cách kéo & thả.
- Thêm ảnh và text nổi.
- Tạo các vòng lặp và nối nhánh để biểu đồ linh hoạt và trực quan hơn.
- Thêm nhiều mục trọng tâm vào biểu đồ để nối các chủ đề liên quan lại với nhau vào một nơi làm việc duy nhất.
- Cho phép mọi người chỉnh sửa sơ đồ tư duy qua link chia sẻ mà không cần đăng nhập.
Trên đây là những cách vẽ sơ đồ tư duy cơ bản bằng cả phương pháp truyền thống và hiện đại. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên