Đề bài: Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
I. Dàn ý Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (Chuẩn)
Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”: Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực trong học tập
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”:+ Nghĩa hẹp: Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập…(Còn tiếp).
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tại đây
II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn (Chuẩn)
Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển không ngừng, để có thể tồn tại và đứng vững trước những đổi thay của xã hội không có cách nào khác là con người phải không ngừng tích lũy tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm về mọi mặt đời sống. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được rõ ý nghĩa của sự tìm tòi, khám phá và học hỏi, để rồi đúc rút ra câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ đã đánh thức mỗi con người sự tự giác học hỏi, mở rộng tầm nhìn và hiểu biết của mình, học tập không ngừng và có thái độ tích cực.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” bản chất nói về ý nghĩa của việc mở rộng tầm nhìn, mở rộng tri thức của con người, có thể hiểu câu tục ngữ này theo hai nghĩa, đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Về nghĩa hẹp, chúng ta cùng giải thích nghĩa các vế của câu tục ngữ, “đàng” có nghĩa là “đường”, “sàng” là vật dụng thường dùng để sàng thóc, gạo khỏi những hạt sạn, hạt tấm, “khôn” ở đây ám chỉ những điều hay, điều bổ ích từ trí tuệ con người. Đơn giản có thể hiểu câu nói này là đi một ngày đường, sẽ học được nhiều điều bổ ích, càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Về nghĩa rộng, câu tục ngữ là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.
Tri thức của nhân loại là vô tận, trải qua hàng ngàn năm, nguồn tri thức ấy ngày càng rộng lớn và bao la hơn nữa. Ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều điều mới lạ mà chúng ta phải học hỏi mới có thể bắt vào nhịp sống, nếu không tự mình học hỏi và tìm hiểu thì chẳng có ai có thể giúp chúng ta, kiến thức không thể tự thâm nhập vào trí óc của ta. Dù là bất cứ điều gì, ta không chủ động học hỏi, tiếp thu và khám phá thì mãi mãi sẽ không có được tri thức, có thể nói tri thức nhân loại như nước trong đại dương bao la, vốn tri thức của chúng ta lại vô cùng hạn hẹp, chỉ như một giọt nước trong đại dương đó. Phải chủ động hơn nữa trong học hỏi và phải học hỏi không ngừng, học từ những điều đơn giản nhất. Trau dồi kiến thức và tìm tòi, khám phá là tự bản thân ta làm giàu vốn tri thức, vốn sống của mình. Có tri thức chúng ta mới hòa nhập được với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, có tri thức mới khẳng định được giá trị của bản thân, khẳng định chính mình. Nếu như không chịu học hỏi và khám phá, nghĩ rằng kiến thức của bản thân là đã đủ dùng thì bạn đã hoàn toàn sai lầm và thiển cận, những người có tư duy như vậy sẽ trở thành những người tụt hậu so với xã hội.
Con người phải có tư duy tích cực, phải nhận thức được tri thức loài người là vô tận, còn rất nhiều điều phải học tập và khám phá, chỉ có siêng năng học tập không ngừng mới thu nhận được tri thức đó bởi chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vững bước trên đường đời, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong thực tế đã có rất nhiều nhân vật lỗi lạc, là những nhà bác học mang trên mình nguồn tri thức khổng lồ hiếm ai sánh bằng, thế nhưng ở họ vẫn luôn coi trọng việc học tập và vẫn luôn say mê tìm tòi, khám phá tri thức mới. Nhà bác học Lê-nin đã có câu “Học, học nữa, học mãi” để khẳng định việc học là không bao giờ là đủ, không bao giờ là thừa. Chỉ những người có ý thức học tập mới mong có cuộc sống tốt đẹp, tương lai rộng mở, ngược lại những người không chịu tìm tòi học hỏi thì mãi là người thất bại, chỉ như con ếch ngồi trong đáy giếng.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” thực sự là một câu nói rất ý nghĩa, vừa là lời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải không ngừng học tập, khám phá những tri thức, những điều trong cuộc sống. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng gián tiếp khẳng định vai trò của tri thức đối với cuộc sống và sự phát triển của con người. Con người muốn phát triển phải có tri thức, muốn có tri thức phải học tập mọi nơi, mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.
———————-HẾT———————
Cùng với bài Nghị luận xã hội Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, để thấy được vai trò của việc học với việc tích lũy tri thức, hiểu biết các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ, Nghị Luận xã hội Học hỏi là việc làm suốt đời, Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin tại Thuthuat.Taimienphi.vn.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục