Rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ hay còn gọi là bao sái bát hương là việc làm không thể thiếu dịp cuối năm của các gia đình Việt Nam. Để mang lại nhiều may mắn, bình an, tài lộc nhiều gia đình thường chọn ngày đẹp tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ cuối năm.
Bao sái bát hương cuối năm để chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh và những người đã khuất. Đồng thời, cũng để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Ngô Thì Nhậm:
Cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh việc sắm sửa đồ Tết, các gia đình cũng thường tiến hành lau dọn bàn thờ tổ tiên và thần linh, cũng như hóa chân hương của năm cũ để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần, Phật và cũng là một cách để trừ bỏ những điều không tốt của năm cũ, cùng đón năm mới an vui, sung túc hơn.
Do đó, sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, gây sự khó khăn cho việc thắp hương bái thỉnh cho năm sau đồng thời cũng khiến việc dọn dẹp bàn thờ cũng khó sạch sẽ. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Việt, bát hương là một vật “bất khả xâm phạm”, nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.
Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.
Một số chuyên gia cho rằng, việc tỉa chân hương cuối năm trước khi đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời. Nguyên do là vì, vào thời điểm trên, ông Táo, bà Táo đi vắng nên chúng ta có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
Mặc dù vậy, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên rút, tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Nếu không thể thực hiện sau ngày 23 thì gia chủ cũng hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ trong tháng Chạp để tiến hành rút, tỉa chân hương cũng như dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên trong nhà.
Ngày đẹp tỉa chân nhang cuối năm 2023
Theo các chuyên gia phong thủy thì bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang là 2 công việc được tiến hành cùng thời điểm. Và thứ tự chính xác để tiến hành 2 công việc này đó chính là tỉa chân nhang trước và dọn dẹp bao sái bàn thờ sau.
Vậy ngày nào đẹp để tỉa chân nhang cuối năm? Câu trả lời là bạn có thể thực hiện công việc này trước ngày rằm tháng Chạp hoặc trước ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp.
Nếu tiến hành trước rằm thì bạn có thể thực hiện vào ngày đẹp trong khoảng 12 đến 14 tháng Chạp, còn nếu tiến hành trước lễ cúng ông Táo thì nên chọn ngày đẹp trong khoảng từ 19 đến 22 tháng Chạp.
Dưới đây là một số ngày hoàng đạo cùng giờ đẹp. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong các ngày này để tỉa chân nhang nhé:
– Ngày 20 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 21 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 22 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Ngày 23 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 24 âm, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
– Ngày 25 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc 9h10 đến 10h50, chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tỵ, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.
– Ngày 26 âm lịch, việc bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Cách lau dọn bàn thờ rút tỉa chân nhang cuối năm
Bước 1: Chuẩn bị
- Đĩa cúng hoa quả tuỳ tâm.
- Rượu gừng.
- Khăn lau sạch chuyên để lau bàn thờ.
Bước 2: Trước khi dọn dẹp, gia chủ bày hoa quả cúng lên bàn thờ, thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên/các quan thần linh để được dọn dẹp bàn thờ.
Văn khấn lau dọn bàn thờ
Bước 3: Khi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn.
Bước 4: Hạ các đồ muốn lau trên bàn thờ xuống để lau. Chú ý, không được hạ và di chuyển bát hương và không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.
Bước 5: Dùng khăn sạch ngâm rượu gừng để lau các đồ thờ, sau đó dùng khăn khô sạch lau lại lần nữa.
Bước 5: Bao sái, rút tỉa chân hương.
Bước 6: Đặt lại đồ cúng lên bàn thờ, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có).
Bước 7: Khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.
Thông thường, các gia đình có 2 ban thờ trong nhà là ban thờ Thổ công và ban thờ gia tiên. Với các gia đình kinh doanh có thêm bàn thờ Thần Tài.
Lưu ý khi tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ
Có nhiều quan điểm cho rằng không nên di chuyển, xê dịch tượng, bát nhang trong quá trình dọn dẹp, bao sái bàn thờ, tuy nhiên điều này cũng còn nhiều tranh cãi.
Việc xê dịch để làm sạch bàn thờ, bát nhang là điều được cho phép, tuy nhiên trước khi tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ, bạn cần làm lễ, đọc văn khấn xin phép Thần linh, gia tiên.
Khi dọn dẹp, bạn nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không nên dùng rượu để lau ban thờ, tượng, bát hương mà thay vào đó dùng nước ấm để lau là tốt nhất.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tết Cổ Truyền