Đề bài: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Tất cả cùng tưng bừng diễu qua mặt chúng tôi, ùa vào cổng lớn, sầm sập như trời đổ mưa rào… Hãy xem cảnh trang trại náo động đến mức nào. Những con công lớn màu xanh lam vàng óng, mào mỏng như vải lưới, đậu ngất nghểu trên giàn cao nhận ra những kẻ mới trở về và cất lên tiếng kèn chào inh ỏi. Bây và đang ngủ giật mình thức giấc. Hết thảy đều bật dậy: nào chim câu, nào vịt, nào gà tây, gà Nhật Bản. Cả đàn gia cầm vui mừng như điên; đám gà mái bàn nhau sẽ thức thâu đêm… Tưởng chừng như mỗi con cừu đã mang theo về trong bộ lông của nó, cùng với vị hoang dã của núi An-pơ, một chút khí trời lồng lộng của cao nguyên làm hết thảy đều ngây ngất và muốn nhảy múa”…
Bạn đang xem: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của A. Đô-đê
(“Đàn gia súc trở về” – A. Đô-đê)
Bài mẫu Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của A. Đô-đê
Bài làm
Phiên cảnh thứ hai là đàn gia cầm tiếp đón đàn gia súc trở về. Một cảnh tượng tưng bừng náo nhiệt. Cách so sánh rất tài, đàn cừu “ùa vào cổng lớn, sầm sập như trời đổ mưa rào”, làm cho cảnh trang trại “náo động” cả lên. Đã nửa năm ly biệt, bạn cũ nay mới gặp lại, đàn gia cầm “vui mừng như điên”. Chúng được nhân hóa để làm nổi bật nỗi vui mừng hạnh ngộ. Những con công lớn như đã trang điểm cho đẹp thêm để đón bạn, khoác một “màu xanh lam và vàng óng”, mào như vải lưới, “ngất nghểu” đậu trên giàn cao, không phải “tố hộ” như ngày thường mà là “cất lên tiếng kèn chào inh ỏi”. Cách biểu hiện tình cảm của mỗi loài mang một sắc thái riêng. Bầy gà vốn đi ngủ sớm “giật mình thức giấc”. Chim câu, vịt, gà tây, gà Nhật Bản “hết thảy đều bật dậy”. Đàn gà mái vốn là những ả “lắm lời” thì “bàn nhau sẽ thức thâu đêm”. Niềm vui tràn ngập trang trại. Nhà văn lấy âm thanh, lấy “tiếng nói” đàn gia cầm để làm nổi bật cảnh tưng bừng náo nhiệt, một niềm vui mới, một sức sống mới đang dâng lên ở vùng quê. Đây là một câu văn tuyệt bút sử dụng thủ pháp giả định và so sánh trong miêu tả để tạo nên tính truyền cảm của văn chương. Lời văn đẹp, trang nhã như “tan vào tâm hồn người đọc. Hãy đọc chậm và đọc khẽ:
“Tưởng chừng như những con cừu đã mang về theo trong bộ lông của nó, cùng với hương vị hoang dã của núi An-pơ, một chút khí trời lồng lộng của cao nguyên làm hết thảy đều ngây ngất và muốn nhảy múa”.
Văn của Đô để đầy cảm giác và thấm đẫm chất thơ là như thế!
Ngoài bài học Nêu cảm nhận của em về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về của A. Đô-đê, còn có bài học khác rất quan trọng như Đọc và nêu cảm nghĩ về đoạn văn sau trong Đàn gia súc trở về và nội dung phần Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà các em cần phải quan tâm.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Giáo Dục