Nếu như trước đây, bàn thờ ông Công ông Táo có vị trí ở dưới bếp (bên cạnh hoặc phía trên bếp). Vậy bây giờ, nên cúng ông Công ông Táo ở đâu mới hợp lý và đúng theo phong thủy. Hãy theo dõi để biết câu trả lời bạn nhé.
Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng. Sau ngày cúng ông Công, ông Táo, nhà nhà sẽ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng mọi thứ chuẩn bị đón Tết. Và theo quan niệm của người xưa, nhà có yên ổn, gia chủ có mạnh khỏe hay không là do cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa trong nhà. Ông Táo lúc nào cũng ở trong bếp nên sẽ biết hầu hết chuyện gia chủ. Khi ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng, do đó, ai cũng muốn ông Táo nói tốt về những việc làm trong năm để Ngọc Hoàng ban lộc và tránh quở trách.
Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu mới đúng?
Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công, ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Tuy nhiên, Bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm, nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ gia tiên, rất không phù hợp với việc cúng tế. Do đó, bạn nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ gia tiên nhé!
Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng, người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ.
Theo phong tục truyền thống và theo các nhà nghiên cứu, lễ cúng Táo Quân nên tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Thông thường giờ cúng tốt nhất là vào trưa ngày 23, giờ Ngọ (từ 11 – 13h), vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.
Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không?
Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối 22 và sáng 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11h – 13h là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Mâm cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?
Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả ” ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
- Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
- 9 cây cây nến đỏ.
Cúng ông Công ông Táo
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.
Thắp 9 nén nhang.
Quỳ xuống lễ 9 lễ.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.
Lưu ý:
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
Văn khấn Cúng ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
*************
Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu? Cúng ông Công ông Táo ở dưới bếp hay trên ban thờ? Hy vọng sẽ giúp gia chủ chuẩn bị thật chu đáo và đón một cái Tết nguyên đán đầm ấm, hạnh phúc bên những người thân yêu của mình.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tết Cổ Truyền