Chắc hẳn là người Việt Nam thì các bạn ít nhiều đều đã nghe qua về năm nhuận trong lịch âm dương, Nhưng chính xác năm nhuận là gì và cách tính tính năm nhuận như thế nào thì các bạn chưa nắm chính xác . Vậy các bạn hãy cùng thientue.vntìm hiểu cách tính năm nhuận chuẩn nhất qua bài viết này nhé.
Năm nhuận là gì ?
Đầu tiên hãy bắt đầu tìm hiểu năm nhuận là gì, năm nhuận âm lịch và năm nhuận dương lịch khác nhau thế nào?
Bạn đang xem: Năm nhuận là gì? Cách tính năm nhuận chuẩn nhất .
Năm nhuận dương lịch là năm sẽ chứa một ngày dư ra. Do các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số nguyên các ngày, vì thế năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm.
Năm nhuận âm lịch là năm sẽ chứa thêm 1 tháng thứ 13. Do một chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn). Do vậy, cứ sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng (tháng nhuận) để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết.
Cách tính năm nhuận chuẩn nhất
Tính năm nhuận theo Dương lịch
Để xác định một năm nào đó có phải là năm nhuận dương lịch không thì ta chỉ cần lấy năm đó đem chia cho 4, nếu kết quả là năm đó chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận dương lịch có tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Vì thông thường tháng 2 dương lịch chỉ có 28 ngày mà thôi.
Ví dụ: Năm 2020 có phải năm nhuận dương lịch không? Ta lấy 2020 chia cho 4 thì vùa đúng 405 lần. Thế nên năm 2020 là năm nhuận dương lịch.
Nhưng lưu ý rằng đối với những năm tròn Thế kỷ (tức số biểu của năm đó có 2 con số không ở cuối) thì ta phải lấy năm đó chia cho 400 , nếu năm đó chia hết cho 400 thì năm đó mới là năm nhuận dương lịch.
Ví dụ: Các năm: 1600, 1700, 1800, 1900, 2000 thì chỉ có năm 1600 và năm 2000 chia hết cho 400. Còn các năm khác không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận dương.
Tính năm nhuận theo Âm lịch
Đối với năm nhuận Âm lịch thì có một tháng nhuận. Tháng Âm lịch phải lấy ngày Nhật Nguyệt hợp sóc làm đầu (tức là ngày Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng trên một trục đường thẳng). Hai lần hợp sóc cách nhau 29,5 ngày. Cho nên tháng Âm lịch đủ là 30 ngày và tháng thiếu là 29 ngày. Vì cách tính như vậy, nên Âm lịch bắt đầu vào ngày “sóc” kề với “tiết” Lập xuân. Sai số năm thực là 11 ngày trong một năm. Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày. Cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Rồi dồn 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận.
Trong mỗi tháng bình thường có một ngày “tiết” và một ngày “khí”. Số ngày tiết và ngày khí bình quân là 30,4 ngày. Do đó ngày của tháng Âm lịch có 29,5 ngày. Cho nên sau 2,3 năm sẽ có một tháng chỉ có ngày có “tiết” mà không có “khí” thì dùng tháng đó làm tháng nhuận Âm lịch.
Nói thì như vậy nhưng đi vào tính cụ thể tháng nào trong năm nhuận Âm lịch là tháng nhuận thì rất phức tạp mà ta phải hiểu lịch pháp mới tính được chứ không tính dẽ dàng như tháng nhuận của năm Dương lịch. Nhưng tính năm Âm lịch có nhuận thì cũng không khó. Cụ thể tính như sau:
Đem số biểu của năm Dương lịch tương ứng với năm âm lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.
Ví dụ: Năm Giáp Thân 2004 này nhuận (vì 2004 chia 19 còn dư 9) và nhuận một tháng. Tháng nhuận rơi vào tháng 2 . Trở lại năm Giáp Thân cách đây 60 năm (1944, chia cho 9, dư 6), cũng là năm nhuận và tháng nhuận rơi vào tháng 4. Năm 2014 là năm nhuận vì 2014/19 còn dư 0 và tháng nhuận rơi vào tháng 9
Cách tính tháng âm lịch nào là tháng nhuận của năm nhuận đó thì không đơn giản chút nào. Các nhà lịch pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức đơn giản để tính như kiểu tính năm nhuận.
Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Tử vi – Phong thủy