Đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của Việt Nam, Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ tưởng nhớ đến công lao dựng nước của tổ tiên người Việt. Ngày nay, người ta vẫn chưa biết chính xác được cột mốc “ra đời” của ngày lễ này là ngày nào, chỉ biết rằng nó đã đi cùng thời gian và gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử.
“Mùng 10/3” là ngày giỗ các vị vua Hùng. Vậy Vua Hùng là ai? Bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ sinh ra được 100 người con. Trong số 50 người con theo Âu Cơ lên núi thì người con trai trưởng chính là vị vua Hùng đầu tiên được suy tôn lên làm vua. Theo tìm hiểu của Jean d’Arcel, thời kỳ Hùng Vương đã trải qua 18 đời vua kéo dài đến năm 258 trước Công Nguyên thì kết thúc. Đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay, có thể nói các Vua Hùng là bậc tổ tiên, là thế hệ cha ông đi trước đã và luôn được người dân Việt Nam hết sức tôn kính.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, để ghi nhớ công ơn của “Đấng Thánh Tổ” các vị vua thường tổ chức ngày Giỗ tổ Hùng Vương với quy mô của một đại lễ đặc biệt và quan trọng. Trải qua năm tháng đến thế kỷ 20, ngày Giỗ tổ Hùng Vương chính thức được vua Khải Định chọn là ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Ngày giỗ được tổ chức long trọng tại Đền Hùng với sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương và du khách từ khắp nơi tìm đến.
Bạn đang xem: Mùng 10/3 là ngày gì?
Với bề dày lịch sử cùng những giá trị văn hóa nhân văn cao quý, ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã được Quốc Hội công nhận trở thành Quốc lễ của Việt Nam từ năm 2001. Tiếp đến ngày 06 tháng 12 năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.