Mẫu đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 27 là mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục Tiểu học, bao gồm 9 mẫu, được phân chia theo từng lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Qua đó, giúp giáo viên thống kê danh sách, tổng hợp kết quả học tập của học sinh dễ dàng hơn. Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục sẽ chia ra giữa học kì 1, cuối học kì 1 và cuối học kì 2 cho các khối lớp từ 1 – 5. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm mẫu học bạ, cách viết học bạ mới nhất.
Cụ thể 9 mẫu như sau:
Bạn đang xem: Mẫu đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 27 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục Tiểu học
- Mẫu 1: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì – Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 2: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1 – Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2 – Dùng cho lớp 1, 2
- Mẫu 4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì – Dùng cho lớp 3
- Mẫu 5: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1 – Dùng cho lớp 3
- Mẫu 6: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2- Dùng cho lớp 3
- Mẫu 7: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa học kì – Dùng cho lớp 4, 5
- Mẫu 8: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 1- Dùng cho lớp 4, 5
- Mẫu 9: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục cuối học kì 2- Dùng cho lớp 4, 5
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 1, 2
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 3
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá lớp 4, 5
Hướng dẫn ghi bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục theo Thông tư 27
1. Phần tiêu đề
Điền đủ thông tin vào chỗ chấm, trong đó đối với mẫu 1, 4 và 7 cần ghi thời điểm đánh giá giữa học kì I hay giữa học kì II.
2. Phần “Môn học và hoạt động giáo dục”
– Đối với mẫu 1 và 4: Trong cột tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành tốt”, H nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành” hoặc C nếu học sinh ở mức “Chưa hoàn thành”.
– Đối với các mẫu 2-9:
+) Trong cột “Mức đạt được” tương ứng với từng môn học hoặc hoạt động giáo dục: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành tốt”, H nếu học sinh đạt mức “Hoàn thành” hoặc C nếu học sinh ở mức “Chưa hoàn thành”.
+) Trong cột “Điểm KTĐK” đối với các môn có bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.
3. Phần “Phẩm chất chủ yếu” và “năng lực cốt lõi”
Trong cột tương ứng với từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù ): ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức
“Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”
Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;..
– Trong cột “năng lực cốt lõi”: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.
Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; …; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đề toán học quen thuộc;…
4. Phần “Xếp loại chất lượng giáo dục”, “Khen thưởng”, “Hoàn thành chương trình lớp học”, “Lên lớp” (trong mẫu 3, 6 và 9 )
Đánh dấu “X” vào các ô tương ứng với mức xếp loại của từng học sinh và đối với mỗi học sinh được khen thưởng, hoàn thành chương trình lớp học, lên lớp.
5. Phần “Ghi chú”
Ghi những lưu ý đặc biệt (nếu có). Chẳng hạn như: học sinh thuộc diện ưu tiên; học sinh khuyết tật;…
Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm
Chuyên mục: Biểu mẫu giáo dục